Đồng Khởi lên rồi mất Tự Do”
*****
Tôi về Việt Nam một tuần để lo công việc gia đình lại trùng với thời điểm mà tà quyền CSVN mang ra xét xử 3 blogger: Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Anh Ba Sài Gòn Phan Thanh Hải. Tối Chủ Nhật tôi đến nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế tham dự thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình và công lý, do các cha Lê Ngọc Thanh, Đinh Hữu Thoại và Nguyễn Thể Hiện đồng tế. Được các cha thông báo cho biết ngày giờ và địa điểm nơi diễn ra phiên tòa, tôi đón xe honda ôm đến tòa án nhân dân tối cao nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (đường Công Lý) để ủng hộ tinh thần những người yêu nước, dám vượt qua sự sợ hãi để gióng lên tiếng nói bảo vệ chủ quyền Đất Nước .
Vừa xuống xe trước tòa án, tôi đã thấy công an sắc phục và thường phục đóng chốt dày đặc tất cả các ngả đường chung quanh nơi diễn ra phiên tòa xử người yêu nước. Tôi bước vào cổng tòa án thì bị công an chặn lại vặn hỏi, tôi trả lời hết sức vô tư là tôi đến dự khán phiên tòa với lý do là tòa án xét xử công khai thì mọi người được quyền tham dự. Với vẻ mặt hằn học, tên công an trả lời tôi rằng phiên tòa này xử những phần tử “phản động” nên không ai được phép vào dự khán. Tôi giả nai và nói với anh ta rằng tôi thấy ba blogger này chỉviết bài chống Trung Quốc và kiên quyết lên tiếng bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thì sao gọi là phản động. Nếu gọi những người yêu nước là phản động thì “chính quyền” Việt Nam đứng về phía nào? Tên công an này nổi cáu, hăm dọa và đuổi tôi đi, nếu không nghe, anh ta sẽ còng tay bắt về đồn công an. Tôi mang máy ảnh ra tính chụp vài tấm hình trước tòa án và ghi hình mấy tên chó săn này thì ngay lập tức bị chúng sấn tới đòi giựt máy chụp hình của tôi. Tôi nhận thấy không thể nói chuyện lý lẽ, phải trái với bọn mang mặt người nhưng đã mất hết nhân tính và chỉ biết “còn đảng còn mình” nên bước sang vườn hoa bên đường, dáo dác tìm những khuôn mặt quen thuộc đi tiên phong trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc như Bùi Thị Minh Hằng, Trịnh Kim Tiến, Nguyễn Hồ Nhật Thành … nhưng không thấy ai quen! Tối hôm đó khi vào trang mạng Dân Làm Báo, tôi mới biết tất cả đã bị bắt vào đồn công an đang khi trên đường đến tòa án. Tôi đành nhập chung với vài chục người, kẻ đứng, người ngồi nói chuyện. Tôi đoán họ là những người đến đây để ủng hộ người yêu nước nên xin phép được chụp hình để làm kỷ niệm. Họ đồng ý và vài bạn trẻ còn đưa tay ra dấu chữ V với ngụ ý chiến thắng sẽ thuộc về những người công chính. Tôi đến làm quen từng người, nói chuyện với họ đểtìm hiểu thêm và biết rằng có rất nhiều an ninh chìm giả dạng thường dân đếnđây để theo dõi những người biểu tình.
Tôi đang ngồi nói chuyện
với vài thanh niên công giáo thì thấy công an bắt hai phụ nữ khoảng
ngoài 50 tuổi đẩy lên xe, vội lấy máy ảnh ra ghi hình thì nhanh như chớp
an ninh chìm chụp lấy máy chụp hình của tôi. Tôi liền la lên: ăn cướp,
ăn cướp thì tên an ninh chìm nói anh ta là an ninh và móc thẻcông an
chìa ra trước mặt tôi. Tôi đòi anh ta trả lại máy ảnh nhưng anh ta cật
vấn và gán ghép cho tôi là chụp hình để đưa lên mạng bêu xấu nhà nước.
Tôi nói với tên an ninh chìm này là anh vừa thừa nhận hành động công an
bắt người vô cớlà xấu xa phải không? Anh ta không trả lời tôi và la lớn
gọi đồng bọn. Trong khoảng khắc 5, 6 công an sắc phục bủa vây chúng tôi
với thái độ đằng đằng sát khí rất hung tợn. Một tên công an khoảng 40
tuổi yêu cầu tôi và người thanh niên đang nói chuyện với tôi xuất trình
giấy chứng minh nhân dân. Tôi nói tôi là người nước ngoài, không có
CMND, họ liền xô đẩy tôi và bắt tôi ra xe chờ sẵn áp giải về đồn công an
phường Bến Thành. Lúc đó tôi thực sự lo sợ vì phải đương đầu với tình
huống mà mình không lường trước. Trong khoảng khắc tôi lấy lại bình tĩnh
và liên tưởng đến việc lúc còn nhỏ tôi và người bạn bị hai con chó bẹc
giê rượt đuổi, bạn tôi dùng hết sức chạy thoát thân nhưng đã bị con chó
đuổi kịp và cắn xé thương tích đầy mình; còn tôi do sức yếu biết mình
không chạy kịp nên quay lại phản công, nhờ vậy may mắn bình yên vô sự.
Nghĩ như vậy nên tôi bình tĩnh nói với mấy tên công an rằng tôi không
làm gì sai, tôi không đi đâu cả,các anh là công an nhân dân mà đối xử
với người dân hết sức tùy tiện và tàn bạo như vậy sao? Một tên có vẻ như
là cấp chỉ huy hạ giọng bảo tôi phải xóa hết những tấm hình đã chụp rồi
cho tôi đi, tôi làm bộ xóa, nhưng tên này tinh ma hơn, đòi tôi đưa máy
hình cho anh ta kiểm tra lại. Sau khi xóa xong những tấm hình “nhạy cảm”
đó, tên công an này yêu cầu tôi phải rời khỏi khu vực này ngay lâp tức.
Tôi rất ấm ức nhưng biết mình đang như cá nằm trên thớt nên vừa đi vừa
ngoái lại nói với mấy tên công an rằng đây là kinh nghiệm rất đáng nhớ
cho du khách về tự do, nhân quyền và công lý ở Việt Nam.
Khi về đến nhà bình yên, ngồi đây ghi lại những sự việc xảy ra, tôi thầm nghĩ nếu tôi không phải là công dân Úc, có lẽ tôi đã bị bắt giam ở đồn công an, bị bỏ đói và với bản tính nói thẳng, nói thật không chừng tôi cũng đã bị công an đánh cho bầm dập, te tua như bloger Nguyễn Hoàng Vi.
Trò hề xử án của CSVN thì kể ra không hết, nhưng có điều thật trùng hợp, lý thú khi tòa án nhân dân tối cao, nơi xét xử 3 nhà ái quốc: Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Anh Ba Sài Gòn Phan Thanh Hải lại nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, mà tên cũ là đường Công Lý. Thật đúng như người Sài Gòn thường truyền miệng nhau hai câu thơ phản kháng cách đây đã 37 năm:
“Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý,
Đồng Khởi lên rồi mất Tự Do”
Lê Đông Hải
02/10/2012
Khi về đến nhà bình yên, ngồi đây ghi lại những sự việc xảy ra, tôi thầm nghĩ nếu tôi không phải là công dân Úc, có lẽ tôi đã bị bắt giam ở đồn công an, bị bỏ đói và với bản tính nói thẳng, nói thật không chừng tôi cũng đã bị công an đánh cho bầm dập, te tua như bloger Nguyễn Hoàng Vi.
Trò hề xử án của CSVN thì kể ra không hết, nhưng có điều thật trùng hợp, lý thú khi tòa án nhân dân tối cao, nơi xét xử 3 nhà ái quốc: Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Anh Ba Sài Gòn Phan Thanh Hải lại nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, mà tên cũ là đường Công Lý. Thật đúng như người Sài Gòn thường truyền miệng nhau hai câu thơ phản kháng cách đây đã 37 năm:
“Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý,
Đồng Khởi lên rồi mất Tự Do”
Lê Đông Hải
02/10/2012
No comments:
Post a Comment