Hãng tin Pháp AFP hôm nay cho biết vào ngày
26/10/2012, Tổ chức Thương mại Thế giới trong cuộc họp của ban chấp hành
sẽ xác nhận việc kết nạp Lào vào Tổ chức, trước khi Quốc hội Lào phê
chuẩn vào cuối năm. AFP nhắc lại là Lào đã hoàn tất các cuộc thương
lượng cuối cùng vào tuần qua.
Sau 15 năm đệ đơn xin vào Tổ chức Thương mại Thế giới, Lào sắp đạt
mục tiêu với những cải tổ được đánh giá là ngoạn mục và mức tăng trưởng
hơn 7% từ 10 năm nay. Theo Ngân hàng Thế giới, Lào có thể giữ nhịp độ
tăng trưởng khả quan này cho đến 2015.
Theo giới chuyên gia, sau khi vào được WTO, trao đổi thương mại và
đối tác của Lào sẽ tăng lên, và điều mà họ chờ xem nhất là đầu tư nước
ngoài đổ vào đây ra sao.
Một nhà quan sát nhắc lại là Tổ chức Thương mại Thế giới đã buộc chính phủ các nước xem xét lại khung pháp lý cũ kỹ, khó hiểu, và phải đưa ra nhiều bảo đảm hơn nữa cho các nhà đầu tư. Đối với Lào, từ khi bắt đầu các cuộc thương lượng vào năm 2004, nước này đã thông qua hàng chục bộ luật và các quy định về đầu tư, xuất nhập khẩu, quyền sở hữu trí tuệ. Đây là điều rất đáng khích lệ.
Tuy nhiên vấn đề thực hiện các quy định đã được thông qua còn rất yếu. Trong một bản báo cáo gần đây Ngân hàng Thế giới đánh giá : “Vẫn còn nhiều khoảng cách giữa văn bản và hành động”.
Hạ tầng cơ sở, công nghiệp Lào còn rất yếu. Và nếu như theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, đầu tư nước ngoài đã tăng gắp 5 trong mấy năm qua – từ 300 triệu năm 2005, lên 1,5 tỷ năm 2011 – số tiền này lại tập trung vào thủy điện và ngành quặng mỏ.
Giới chuyên gia hy vọng là sau khi Lào vào được WTO, nguồn đầu tư có thể được đa dạng hóa, tập trung vào các ngành mới như công nghiệp chế biến, dịch vụ…
Theo giới quan sát, sự đa dạng hoá này có thể giúp Lào trên mặt điạ lý chính trị, bớt lệ thuộc và có thể chống chỏi với các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Lào có thể dựa vào WTO để bảo vệ quyền lợi của mình.
Theo một chuyên gia được AFP trích dẫn, sự hiện diện của Trung Quốc khắp nước Lào đang gây lo ngại là Lào bị mất cả chủ quyền.
Mai Vân
Một nhà quan sát nhắc lại là Tổ chức Thương mại Thế giới đã buộc chính phủ các nước xem xét lại khung pháp lý cũ kỹ, khó hiểu, và phải đưa ra nhiều bảo đảm hơn nữa cho các nhà đầu tư. Đối với Lào, từ khi bắt đầu các cuộc thương lượng vào năm 2004, nước này đã thông qua hàng chục bộ luật và các quy định về đầu tư, xuất nhập khẩu, quyền sở hữu trí tuệ. Đây là điều rất đáng khích lệ.
Tuy nhiên vấn đề thực hiện các quy định đã được thông qua còn rất yếu. Trong một bản báo cáo gần đây Ngân hàng Thế giới đánh giá : “Vẫn còn nhiều khoảng cách giữa văn bản và hành động”.
Hạ tầng cơ sở, công nghiệp Lào còn rất yếu. Và nếu như theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, đầu tư nước ngoài đã tăng gắp 5 trong mấy năm qua – từ 300 triệu năm 2005, lên 1,5 tỷ năm 2011 – số tiền này lại tập trung vào thủy điện và ngành quặng mỏ.
Giới chuyên gia hy vọng là sau khi Lào vào được WTO, nguồn đầu tư có thể được đa dạng hóa, tập trung vào các ngành mới như công nghiệp chế biến, dịch vụ…
Theo giới quan sát, sự đa dạng hoá này có thể giúp Lào trên mặt điạ lý chính trị, bớt lệ thuộc và có thể chống chỏi với các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Lào có thể dựa vào WTO để bảo vệ quyền lợi của mình.
Theo một chuyên gia được AFP trích dẫn, sự hiện diện của Trung Quốc khắp nước Lào đang gây lo ngại là Lào bị mất cả chủ quyền.
Mai Vân
No comments:
Post a Comment