Ông Dương Chí Dũng đã bị khởi tố từ ngày 18/05/2012 với tội danh “cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, do trách nhiệm của ông với tư cách là cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn Vinalines, về những sai phạm trong quản lý và sử dụng vốn tại tập đoàn này trong thời gian từ 2007 đến 2010. Nhưng lúc đó, ông Dũng đã bỏ trốn.
Sau
hơn 3 tháng phát lệnh truy nã trong nước và quốc tế, ngày 04/09 vừa
qua, công an Việt Nam thông báo đã bắt giữ ông Dương Chí Dũng. Theo
thông báo chính thức, ông Dũng bị bắt «ở nước ngoài», nhưng một số nguồn tin khẳng định ông đã bị bắt ở Cam Bốt. Nói chung, hiện vẫn còn nhiều câu hỏi chung quanh vụ bắt giữ này.
Ông Dương Chí Dũng đã được bổ nhiệm là Cục trưởng Cục Hàng hải theo quyết định của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ngoài ông Duơng Chí Dũng, 12 người khác cũng đã bị truy truy cứu trách nhiệm hình sự về những sai phạm trong tập đoàn Vinalines, trong đó có cựu tổng giám đốc Mai Văn Phúc và Phó tổng giám đốc Trần Hữu Chiều.
Các lãnh đạo và cán bộ của Vinalines bị cáo buộc đã gây nhiều thiệt hại cho tập đoàn này, đặc biệt là do đã mua 73 tàu của ngoại quốc, mà đa số là tàu cũ, đã hư hỏng nhiều. Theo thanh tra chính phủ, Vinalines nợ hơn 2 tỷ đôla.
Ông Dương Chí Dũng bị dẫn giải về Hà Nội đúng vào lúc hội nghị Trung
ương 6 đang họp. Hội nghị được nhóm họp bất ngờ, sớm hơn dự kiến đến 2
tuần, chủ yếu là để bàn về “quy hoạch lãnh đạo chủ chốt”, nhưng thực tế
là nhằm định đoạt số phận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hiện đang bị
chỉ trích nặng nề là quản lý kinh tế kém cỏi và tham nhũng.
Ngoài những Ủy viên đã ‘trót’ nhúng chàm khi ông này còn ở Vinalines, Bộ Công an của tướng Trần Đại Quang còn tuyên bố sẽ điều tra tiếp những ai đã che dấu và giúp Dương Chí Dũng trốn thoát. Những người có đủ quyền lực để giúp Dương Chí Dũng trốn thoát ư? Ngoài 200 Ủy viên TW Đảng thì còn ai có khả năng này?
Trần Phong trong một phân tích có nêu ra một số dữ kiện mật và so sánh: Lời khai của Dương Chí Dũng giống như quản mìn Calymore, còn bằng chứng của Bầu Kiên phải gọi là ‘quả bom nguyên tử’ (Ông Nguyễn Đức Kiên ghi âm lại toàn bộ các cuộc bàn bạc, ngã giá).
Đối với đầu não của ‘phủ chúa’, phải cần bom nguyên tử mới có thể đánh gục, nhưng với những kẻ râu ria dưới trướng, những quả mìn Claymore cũng đủ để đánh gục. Dù Hội nghị TW Đảng khóa 6 mới đi được 1/3 quãng đường trong bức màn bí mật, thế nhưng những động thái diễn ra bên ngoài có thể cho chúng ta dự đoán về cường độ căng thẳng của trận “thư hùng, sống mái” này.
Trong cuộc chiến này, Bộ CA coa vẻ như chia làm hai, một bên là cảnh sát, bên là an ninh. Hai bên thi nhau bắt bớ, với lối hành xử vô pháp vừa để lập công, cũng vừa để dằn mặt. Tóm Bầu Kiên, bắt Dương Chí Dũng, khởi tố ông Trần Xuân Giá… không phải là nỗ lực nhằm an dân? Nhân dân chưa hưởng lợi gì từ những vụ việc này, ít nhất là đến bây giờ khi giá xăng vẫn cao, vàng đội giá, vật giá leo thang, nhân quyền tiếp tục bị chà đạp, Biển Đông ngày một mất dần…
Niềm tin là rất quan trọng, nhưng hãy chỉ nên hy vọng rằng kẻ tham nhũng vô độ sẽ bị lật đổ trước khi thế lực của nó kịp bén rễ…. Đảng không thể ‘trong sạch’ khi đời sống nhân dân vẫn thống khổ từng ngày.
Ông Dương Chí Dũng đã được bổ nhiệm là Cục trưởng Cục Hàng hải theo quyết định của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ngoài ông Duơng Chí Dũng, 12 người khác cũng đã bị truy truy cứu trách nhiệm hình sự về những sai phạm trong tập đoàn Vinalines, trong đó có cựu tổng giám đốc Mai Văn Phúc và Phó tổng giám đốc Trần Hữu Chiều.
Các lãnh đạo và cán bộ của Vinalines bị cáo buộc đã gây nhiều thiệt hại cho tập đoàn này, đặc biệt là do đã mua 73 tàu của ngoại quốc, mà đa số là tàu cũ, đã hư hỏng nhiều. Theo thanh tra chính phủ, Vinalines nợ hơn 2 tỷ đôla.
Một số nhà bình luận “thổi phồng” thêm sự kiện này và cho rằng , đấu
trường sinh tử của hội Hội nghị 6 ‘tối quan trọng’ đang diễn ra căng
thẳng, giữa lúc các phe phái lần lượt tung ra những đòn ngang ngửa,
quyết sống mái một trận sống còn. Việc để Dương Chí Dũng xuất đầu lộ
diện như một quả mìn claymore nổ tung Hội nghị 6, nhắm vào 3D và các ủy
viên “cứng đầu” vẫn một mực ‘trung thành’ theo phe Thủ tướng.
Sau 3 tháng lẩn trốn, có lẽ ông Dương Chí Dũng cũng hiểu không ai có
thể cứu nổi mình. Chính vì vậy, thái độ ‘vui vẻ’ của ông Dương Chí Dũng
đã cho thấy rõ sự trở cờ, đổi lại là việc đảm bảo an toàn cá nhân.
Còn nhớ, tong buổi khai mạc hôm 1/10, hơn 200 Ủy viên
tham dự đều lộ rõ khuôn mặt căng thẳng, nhiều vị tỏ ra mệt mỏi do việc
triệu tập hội nghị bất ngờ. Trong khi đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì
trái lại, vẫn với nụ cười nửa miệng.
Kinh nghiệm về việc ‘phủ chúa’ thoát lưới Đại hội 11 càng làm Thủ
tướng tin tưởng thêm. Bằng chứng về sự tham nhũng của gia đình và nhóm
lợi ích đã quá rõ ràng. Thế nhưng, đối với nhiều Ủy viên Trung ương
Đảng, dù 313 trang tài liệu do phe ‘cung vua’ tung ra có kinh hãi cách
mấy cũng không nặng bằng núi tiền ‘phủ chúa’ rải ra trước đó. Vì vậy,
việc đưa Dương Chí Dũng ra ‘hầu’ Hội nghị 6 là một bước đi chiến lược
đánh vào tâm lý các Ủy viên Trung Ương Đảng đã ‘trót tay’ nhúng chàm.Ngoài những Ủy viên đã ‘trót’ nhúng chàm khi ông này còn ở Vinalines, Bộ Công an của tướng Trần Đại Quang còn tuyên bố sẽ điều tra tiếp những ai đã che dấu và giúp Dương Chí Dũng trốn thoát. Những người có đủ quyền lực để giúp Dương Chí Dũng trốn thoát ư? Ngoài 200 Ủy viên TW Đảng thì còn ai có khả năng này?
Trần Phong trong một phân tích có nêu ra một số dữ kiện mật và so sánh: Lời khai của Dương Chí Dũng giống như quản mìn Calymore, còn bằng chứng của Bầu Kiên phải gọi là ‘quả bom nguyên tử’ (Ông Nguyễn Đức Kiên ghi âm lại toàn bộ các cuộc bàn bạc, ngã giá).
Đối với đầu não của ‘phủ chúa’, phải cần bom nguyên tử mới có thể đánh gục, nhưng với những kẻ râu ria dưới trướng, những quả mìn Claymore cũng đủ để đánh gục. Dù Hội nghị TW Đảng khóa 6 mới đi được 1/3 quãng đường trong bức màn bí mật, thế nhưng những động thái diễn ra bên ngoài có thể cho chúng ta dự đoán về cường độ căng thẳng của trận “thư hùng, sống mái” này.
Trong cuộc chiến này, Bộ CA coa vẻ như chia làm hai, một bên là cảnh sát, bên là an ninh. Hai bên thi nhau bắt bớ, với lối hành xử vô pháp vừa để lập công, cũng vừa để dằn mặt. Tóm Bầu Kiên, bắt Dương Chí Dũng, khởi tố ông Trần Xuân Giá… không phải là nỗ lực nhằm an dân? Nhân dân chưa hưởng lợi gì từ những vụ việc này, ít nhất là đến bây giờ khi giá xăng vẫn cao, vàng đội giá, vật giá leo thang, nhân quyền tiếp tục bị chà đạp, Biển Đông ngày một mất dần…
Niềm tin là rất quan trọng, nhưng hãy chỉ nên hy vọng rằng kẻ tham nhũng vô độ sẽ bị lật đổ trước khi thế lực của nó kịp bén rễ…. Đảng không thể ‘trong sạch’ khi đời sống nhân dân vẫn thống khổ từng ngày.
No comments:
Post a Comment