HANOI (VB) — Trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam triệu
tập Hội nghị Trung ương 6, nhiều bản tin mô tả tình hình bi quan về tài
chánh được tung ra, cho thấy nhu cầu thay đổi hướng đi kinh tế của
VN.Phe của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng liên minh với Chủ Tịch Nước
Trương Tấn Sang có thể lột chức Thủ Tướng của Nguyễn Tấn Dũng trong hội
nghị này hay không? Hay tranh chấp cuối cùng sẽ thỏa hiệp để chia quyền
lực và quyền lợi?
Trong khi bản tin RFI nói Hôị nghị này sẽ định đoạt số phận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thì bản tin RFA nêu khả năng thỏa hiệp dàn hòa.
Cần nói rằng các thông tin từ một vài viên chức tiết lộ cho thấy Nguyễn Tấn Dũng có thể mất chức vì tội làm hỏng kinh tế VN, để rồi Nguyễn Sinh Hùng sẽ lên chức Thủ Tướng.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích nước ngoài nói rằng ông Dũng vẫn giữ ghế Thủ Tướng, nhưng sẽ bị giảm bớt quyền lực: thỏa hiệp này sẽ tránh cho Đảng CSVN sứt mẻ nội bộ quá mức cần thiết.
Mặt khác, trang blog Cầu Nhật Tân cho biết Đại biểu Quốc hội Việt Nam Đặng Thành Tâm sau khi tháp tùng Trương Tấn Sang ra hải ngoại, bây giờ phái đoàn ông Sang đã về lại VN nhưng không có mặt ông Tâm.
Câu hỏi blog này nêu là:
“Như vậy, nếu Đại biểu QH Đặng Thành Tâm chưa bị bắt hoặc thủ tiêu thì về tính chất, ông đã thực sự trở thành người tị nạn chính trị ở nước ngoài”. Đại biểu QH là người đại diện cho dân, mà không thể bảo vệ chính mình thì làm sao bảo vệ quyền lợi của dân được?…”
Blog Cầu Nhật Tân ghi nhận:
“Ra nước ngoài trên chuyên cơ của Chủ tịch nước từ sáng 6/9/2012, đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm đến nay vẫn chưa về lại Việt Nam.
Ngày 7/9/2012, Ông Nguyễn Duy Hưng, Trưởng Văn phòng đại diện Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) tại HN, được cho là bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an bắt khẩn cấp về hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước theo Điều 263 Bộ Luật Hình sự.
Ngày 8/9/2012, đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm gửi đơn kêu cứu khẩn cấp lên Bộ Chính trị, Quốc hội (chắc không cần gửi cho VP Chủ tịch nước vì cả ông Chủ và ông Chánh đều đang ở cạnh ông Tâm)…
…Về chuyến đi dự Hội nghị APEC hôm 6/9/2012, Chủ tịch nước và toàn bộ thành viên đoàn tháp tùng đã về Việt Nam từ lâu song riêng Đại biểu QH Đặng Thành Tâm chưa trở về Việt Nam và vẫn “biệt vô âm tín” một cách khó hiểu.”
Trong khi đó, báo TBKTSG ghi lời báo nguy từ TS Nguyễn Đình Cung, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, tại hội thảo Diễn đàn kinh tế mùa thu do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức, rằng:
“Doanh nghiệp đang khó toàn diện… Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn toàn diện trong bối cảnh sức mua cạn kiệt, chi phí vốn tăng cao, giá nguyên liệu biến động… Sản xuất có dấu hiệu đang bước vào thời kỳ suy giảm; số doanh nghiệp giải thể, phá sản và tạm ngưng hoạt động gia tăng; khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, sản xuất đình trệ kéo dài; tín dụng suy kiệt… làm tăng trưởng kinh tế đạt mức thấp nhất trong 10 năm nay”…”
Thấp nhất trong 10 năm là bao nhiêu? Tiến sỹ Cung đưa ra các thống kê với những con số liên hệ. Đặc biệt là lời kết tội nặng nề những chính sách của ông Nguyễn Tấn Dũng.
Báo TBKTSG viết:
“…Về nguyên nhân làm phát sinh những khó khăn đối với doanh nghiệp, ông Cung cho rằng vẫn là do yếu kém nội tại của Việt Nam, mà cơ bản nhất là các chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, hàng ngàn dự án đầu tư công đã bị đình hoãn; mức tăng tín dụng đã giảm từ hơn 30% trong nhiều năm trước 2011 đã giảm xuống còn 1,2% trong 8 tháng đầu năm 2012.”
Trong khi bản tin RFI nói Hôị nghị này sẽ định đoạt số phận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thì bản tin RFA nêu khả năng thỏa hiệp dàn hòa.
Cần nói rằng các thông tin từ một vài viên chức tiết lộ cho thấy Nguyễn Tấn Dũng có thể mất chức vì tội làm hỏng kinh tế VN, để rồi Nguyễn Sinh Hùng sẽ lên chức Thủ Tướng.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích nước ngoài nói rằng ông Dũng vẫn giữ ghế Thủ Tướng, nhưng sẽ bị giảm bớt quyền lực: thỏa hiệp này sẽ tránh cho Đảng CSVN sứt mẻ nội bộ quá mức cần thiết.
Mặt khác, trang blog Cầu Nhật Tân cho biết Đại biểu Quốc hội Việt Nam Đặng Thành Tâm sau khi tháp tùng Trương Tấn Sang ra hải ngoại, bây giờ phái đoàn ông Sang đã về lại VN nhưng không có mặt ông Tâm.
Câu hỏi blog này nêu là:
“Như vậy, nếu Đại biểu QH Đặng Thành Tâm chưa bị bắt hoặc thủ tiêu thì về tính chất, ông đã thực sự trở thành người tị nạn chính trị ở nước ngoài”. Đại biểu QH là người đại diện cho dân, mà không thể bảo vệ chính mình thì làm sao bảo vệ quyền lợi của dân được?…”
Blog Cầu Nhật Tân ghi nhận:
“Ra nước ngoài trên chuyên cơ của Chủ tịch nước từ sáng 6/9/2012, đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm đến nay vẫn chưa về lại Việt Nam.
Ngày 7/9/2012, Ông Nguyễn Duy Hưng, Trưởng Văn phòng đại diện Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) tại HN, được cho là bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an bắt khẩn cấp về hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước theo Điều 263 Bộ Luật Hình sự.
Ngày 8/9/2012, đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm gửi đơn kêu cứu khẩn cấp lên Bộ Chính trị, Quốc hội (chắc không cần gửi cho VP Chủ tịch nước vì cả ông Chủ và ông Chánh đều đang ở cạnh ông Tâm)…
…Về chuyến đi dự Hội nghị APEC hôm 6/9/2012, Chủ tịch nước và toàn bộ thành viên đoàn tháp tùng đã về Việt Nam từ lâu song riêng Đại biểu QH Đặng Thành Tâm chưa trở về Việt Nam và vẫn “biệt vô âm tín” một cách khó hiểu.”
Trong khi đó, báo TBKTSG ghi lời báo nguy từ TS Nguyễn Đình Cung, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, tại hội thảo Diễn đàn kinh tế mùa thu do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức, rằng:
“Doanh nghiệp đang khó toàn diện… Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn toàn diện trong bối cảnh sức mua cạn kiệt, chi phí vốn tăng cao, giá nguyên liệu biến động… Sản xuất có dấu hiệu đang bước vào thời kỳ suy giảm; số doanh nghiệp giải thể, phá sản và tạm ngưng hoạt động gia tăng; khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, sản xuất đình trệ kéo dài; tín dụng suy kiệt… làm tăng trưởng kinh tế đạt mức thấp nhất trong 10 năm nay”…”
Thấp nhất trong 10 năm là bao nhiêu? Tiến sỹ Cung đưa ra các thống kê với những con số liên hệ. Đặc biệt là lời kết tội nặng nề những chính sách của ông Nguyễn Tấn Dũng.
Báo TBKTSG viết:
“…Về nguyên nhân làm phát sinh những khó khăn đối với doanh nghiệp, ông Cung cho rằng vẫn là do yếu kém nội tại của Việt Nam, mà cơ bản nhất là các chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, hàng ngàn dự án đầu tư công đã bị đình hoãn; mức tăng tín dụng đã giảm từ hơn 30% trong nhiều năm trước 2011 đã giảm xuống còn 1,2% trong 8 tháng đầu năm 2012.”
No comments:
Post a Comment