Trong lúc truyền thông loan tin nột số nhân vật liên quan đến ngân hàng ACB “đã từ chức” thì những nguồn tin khác cho rằng các nhân vật này bị bắt để điều tra. Việc này làm dấy lên quan ngại rằng việc thiếu minh bạch đã gây ra tình trạng thông tin trái chiều.
RFA photo
Chi nhánh ngân hàng Á Châu – ACB tại Hà Nội.
Báo chí trong nước hôm thứ Tư (19/9) loan tin ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) từ chức vì lý do sức khỏe. Sự từ chức của một nhân vật cấp cao trong thời gian được cho là “nhạy cảm” đối với ngành tài chính nói chung và ngân hàng ACB nói riêng – đặt một dấu hỏi cho nhiều người. Chính vì thế, xuất hiện những đồn đoán về sự ra đi của ông.
Tuy nhiên dư luận chỉ thực sự xôn xao khi sáng thứ Sáu, ngày 21 tháng 9, báo Pháp luật TP.HCM loan tin Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có quyết định khởi tố ông Trần Xuân Giá để điều tra về hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tờ báo này nhấn mạnh rằng bản tin dựa vào một “nguồn tin từ cơ quan chức năng”, và cho biết ông Giá đang được tại ngoại điều tra.
Tuy nhiên, tờ Giáo dục Việt Nam vào buổi trưa cùng ngày cho đăng bài
viết trích đoạn cuộc phỏng vấn vừa thực hiện với ông Trần Xuân Giá trong
đó ông bác bỏ chuyện bị khởi tố. Hiện tại, có thể nói dư luận đang hết
sức cẩn trọng đối với những thông tin trái chiều về các nhân vật cao cấp
được cho là liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên (nguyên phó Chủ tịch Hội
đồng sáng lập Ngân hàng ACB).Cho đến thời điểm này, nhiều người chưa thể
khẳng định chắc chắn về thông tin liên quan đến ông Trần Xuân Giá, và
TS Nguyễn Quang A (nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS) là
một người trong trong số đó. Tuy nhiên, ông cho biết lý do của tình
trạng thông tin trái chiều:
Trước khi xảy ra sự việc về ông Trần Xuân Giá, đã có những thông tin trái chiều trong dòng báo chính thống về ông Lý Xuân Hải, cựu Tổng giám đốc ngân hàng ACB. Theo đó, Petrotimes hôm 22/8 đăng tin VKS Nhân dân Tối cao đã phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 4 tháng với ông Lý Xuân Hải. Nguồn tin đó không được xác nhận thậm chí bác bỏ cho đến hôm 24 tháng 8 khi có Công văn của Cơ quan điều tra xác nhận ông này bị bắt tạm giam bốn tháng kể từ ngày 23/8 với tội danh ‘Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165 BLHSVN’.
Sau khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt vào tháng 8, hàng loạt các nhân
vật có thế lực trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng như ông Nguyễn Đăng
Quang – sáng lập viên kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Masan,
Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Sài Gòn Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công
ty Chứng khoán VNdirect Phạm Minh Hương và bà Nguyễn Thanh Phượng –
Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Bản Việt – cũng từng dính tin
đồn như bị bắt hay trốn ra nước ngoài. Tất cả các thông tin này xuất
hiện càng tạo thêm sự chao đảo, hoang mang không chỉ trong thị trường
tài chính, ngân hàng. Theo GS Tương Lai (nguyên Viện trưởng viện Xã hội
học Việt Nam) thì sự nhiễu loạn thông tin sẽ gây tác động không tốt đến
xã hội:“Khi thông tin không rõ ràng thì theo lời đồn đoán. Đồn đoán
thì mỗi người sẽ đồn theo cách của mình và như vậy tạo nên tâm trạng xã
hội không hay”.
Sau khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt vào tháng 8 để điều tra về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”; ACB đã lên tiếng khẳng định sự việc không ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng này. Tuy nhiên, có thể thấy từ khi ông Kiên bị bắt, đã có nhiều thay đổi trong dàn nhân sự cấp cao ở lĩnh vực tài chính cùng nhiều đồn đoán liên quan pháp lý về các nhân vật này.
Các thông tin trái chiều trong ngành tài chính đã tạo một cảm giác thiếu minh bạch và cảm giác rủi ro quá lớn, tác động đến nhiều mặt trong nước, không chỉ riêng về tài chính – kinh tế. Tác động tiêu cực về mặt tài chính, ngân hàng có thể dễ dàng nhận ra qua sự trồi sụt của thị trường chứng khoán. Nhưng theo TS Nguyễn Quang A, còn có những tác động tiêu cực về mặt xã hội mà không phải ai cũng nhìn thấy được:
“Trong một xã hội mà luật pháp và thông tin rõ ràng thì những chuyện xảy ra vừa rồi không có tác động xấu như vậy.
Quanh quẩn cũng vẫn là vấn đề thông tin không minh bạch. Nếu báo chí ở nước này nói một cách chính xác và đường hoàng hơn, nếu từ trước đến giờ tất cả mọi thứ được bày lên, bàn bạc thì người dân sẽ thấy những hiện tượng xảy ra như vừa qua là một chuyện hiểu được. Bây giờ người ta không thể hiểu được. Tác động về tâm lý của việc không có thông tin là một tác động kín”.
Báo chí bị kiểm soát chặt chẽ và nhiều nguồn tin trên internet bị chặn đã tạo ra sự thiếu minh bạch và hạn chế trong các nguồn thông tin tại Việt Nam. Thực tế, những hạn chế này thể hiện trong nhiều mặt của xã hội từ chính trị, lịch sử, đến kinh tế… mà nếu phân tích sẽ là một câu chuyện dài. Hậu quả của trình trạng này không chỉ tạo ra một hình ảnh xấu của Việt Nam đối với các đối tác nước ngoài mà còn lấy đi sự tin tưởng của người dân trong nước.
Chi nhánh ngân hàng Á Châu – ACB tại Hà Nội.
Thiếu minh bạch gây đồn đoán
Tin tức trái chiều là một tính chất trong xã hội và không có gì lạ nếu nó không xảy ra thường xuyên và đặc biệt là khi người ta không kiểm chứng được.Báo chí trong nước hôm thứ Tư (19/9) loan tin ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) từ chức vì lý do sức khỏe. Sự từ chức của một nhân vật cấp cao trong thời gian được cho là “nhạy cảm” đối với ngành tài chính nói chung và ngân hàng ACB nói riêng – đặt một dấu hỏi cho nhiều người. Chính vì thế, xuất hiện những đồn đoán về sự ra đi của ông.
Tuy nhiên dư luận chỉ thực sự xôn xao khi sáng thứ Sáu, ngày 21 tháng 9, báo Pháp luật TP.HCM loan tin Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có quyết định khởi tố ông Trần Xuân Giá để điều tra về hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tờ báo này nhấn mạnh rằng bản tin dựa vào một “nguồn tin từ cơ quan chức năng”, và cho biết ông Giá đang được tại ngoại điều tra.
Từ trái, cựu chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương Mại Á Châu ACB Trần
Xuân Giá, và 2 cựu Phó chủ tịch Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang. RFA file.
Vì tính minh bạch của xã hội không được tốt cho nên mảnh đất màu mỡ cho những tin đồn có đất sống.“Tôi chỉ có thể nói một điều là do sự minh bạch về thông tin tại Việt Nam không được tốt. Vì tính minh bạch của xã hội không được tốt cho nên mảnh đất màu mỡ cho những tin đồn có đất sống”.
TS Nguyễn Quang A
Trước khi xảy ra sự việc về ông Trần Xuân Giá, đã có những thông tin trái chiều trong dòng báo chính thống về ông Lý Xuân Hải, cựu Tổng giám đốc ngân hàng ACB. Theo đó, Petrotimes hôm 22/8 đăng tin VKS Nhân dân Tối cao đã phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 4 tháng với ông Lý Xuân Hải. Nguồn tin đó không được xác nhận thậm chí bác bỏ cho đến hôm 24 tháng 8 khi có Công văn của Cơ quan điều tra xác nhận ông này bị bắt tạm giam bốn tháng kể từ ngày 23/8 với tội danh ‘Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165 BLHSVN’.
Ảnh hưởng tiêu cực
Ông Nguyễn Đức Kiên phát biểu tại một sự kiện bóng đá ở Hà Nội vào ngày 16 tháng 2 năm 2012. AFP photo.
Sau khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt vào tháng 8 để điều tra về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”; ACB đã lên tiếng khẳng định sự việc không ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng này. Tuy nhiên, có thể thấy từ khi ông Kiên bị bắt, đã có nhiều thay đổi trong dàn nhân sự cấp cao ở lĩnh vực tài chính cùng nhiều đồn đoán liên quan pháp lý về các nhân vật này.
Khi thông tin không rõ ràng thì theo lời đồn đoán. Đồn đoán thì mỗi người sẽ đồn theo cách của mình và như vậy tạo nên tâm trạng xã hội không hayTrong tuần này, hai nhân vật cấp cao của ngân hàng ACB là ông Lê Vũ Kỳ (Phó Chủ tịch HĐQT ACB) và ông Trịnh Kim Quang (Phó Chủ tịch HĐQT ACB) cũng được cho biết đã từ nhiệm. Cùng lúc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng vừa thông báo ông Phạm Trung Cang (Phó chủ tịch HĐQT Eximbank) từ chức vì liên quan đến trách nhiệm khi còn ở ngân hàng ACB. Lý do của các lá đơn từ chức này được nhấn mạnh là liên quan đến “cá nhân”; nhưng trong lúc có quá nhiều thông tin trái chiều như hiện nay thì bất cứ thông tin nào cũng có thể gây sự dè dặt cho dự luận.
GS Tương Lai
Các thông tin trái chiều trong ngành tài chính đã tạo một cảm giác thiếu minh bạch và cảm giác rủi ro quá lớn, tác động đến nhiều mặt trong nước, không chỉ riêng về tài chính – kinh tế. Tác động tiêu cực về mặt tài chính, ngân hàng có thể dễ dàng nhận ra qua sự trồi sụt của thị trường chứng khoán. Nhưng theo TS Nguyễn Quang A, còn có những tác động tiêu cực về mặt xã hội mà không phải ai cũng nhìn thấy được:
“Trong một xã hội mà luật pháp và thông tin rõ ràng thì những chuyện xảy ra vừa rồi không có tác động xấu như vậy.
Quanh quẩn cũng vẫn là vấn đề thông tin không minh bạch. Nếu báo chí ở nước này nói một cách chính xác và đường hoàng hơn, nếu từ trước đến giờ tất cả mọi thứ được bày lên, bàn bạc thì người dân sẽ thấy những hiện tượng xảy ra như vừa qua là một chuyện hiểu được. Bây giờ người ta không thể hiểu được. Tác động về tâm lý của việc không có thông tin là một tác động kín”.
Báo chí bị kiểm soát chặt chẽ và nhiều nguồn tin trên internet bị chặn đã tạo ra sự thiếu minh bạch và hạn chế trong các nguồn thông tin tại Việt Nam. Thực tế, những hạn chế này thể hiện trong nhiều mặt của xã hội từ chính trị, lịch sử, đến kinh tế… mà nếu phân tích sẽ là một câu chuyện dài. Hậu quả của trình trạng này không chỉ tạo ra một hình ảnh xấu của Việt Nam đối với các đối tác nước ngoài mà còn lấy đi sự tin tưởng của người dân trong nước.
No comments:
Post a Comment