Trở Về Trang chính

Sunday, September 23, 2012

Mỹ Chuẩn Bị Chiến Tranh Đề Phòng Trung Cộng

(VietBao) Tàu chiến đấu Littoral của Mỹ được cử tới Singapore tập trận. Đây là một trong những chiến hạm của hải quân Mỹ hoạt động tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ảnh: US Navy
Làm hùm làm hổ, lấy thịt định đè người, ỷ cả vú lấp miệng em đối với các nước nhỏ ở Á châu Thái Bình Dương, CS Bắc Kinh quên một điều của túi khôn bình dân ngàn đời của người Trung Hoa đã dạy, “mãnh hổ nan địch quần hồ”. Và CS Bắc Kinh cũng quên lời dặn dò của Ô. Đặng tiểu Bình, người đã  cứu sống CS Trung Quốc sau khi chủ nghĩa CS thất bại thể thảm ở Đông Âu và Liên xô. Ông Bình  dặn rằng phải tỏ ra âm thầm trong chánh trị ngoại giao và quân sự hải ngoại để tăng gia kinh tế.Thế mà cái bịnh kinh niên  Thiên Triều và cơn say nước lớn của các  “ông trời con” ở Bắc Kinh đùng đùng nổi dậy, khi tiến lên hàng siêu cường kinh tế số hai trên thế giới. Họ cho quậy đụt nước biển đảo của các nước A châu Thái Bình Dương.Ngoại Trưởng Dương khiết Trì của TC trong một cuộc quốc tế bỏ phòng họp ra ngoài, chỉ vào mặt các ngoại trưởng các nước của ASEAN bị TC lấn đảo chiếm biển, cảnh cáo đừng quên Trung Quốc là một nước lớn.
Kiểu ăn nói trịch thượng thể hiện thái độ hành động bá quyền, bành trứơng cố hữu của quân Tàu coi những nước lân bang là man di mọi rợ. Kiểu ăn nói theo kiểu “thiên triều đó” đã đẩy các nước Á châu Thái Bình Dương vào vòng tay Mỹ. Cái kiểu suy nghĩ và hành động “lớn xác hơn lớn đầu” đó đã vô tình giúp cho Mỹ có thêm thế lực đa quốc gia để bao vây chánh trị, quân sự và kinh tế vơi hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương của Mỹ thành lập, loại TC ra ngoài, khi TC rõ rệt đã trở thành đối thủ đáng gờm của Mỹ.
Chưa đã nư hống hách, say sưa thiên triều CS Bắc Kinh còn tung hàng chục ngàn tàu hải giám, tàu xưởng, tàu đánh cá vào Biển Đông của VN và Biển Tây của Phi luật tân. Và mới đây CS Bắc Kinh tung hàng ngàn tàu vào Biển của Nhựt khi Nhựt sắp hoàn tất thủ tục mua từ tư nhân Nhựt ba hòn đảo Senkhaku để quốc hữu hoá đảo và biễn này hầu thêm lý do vũng chắc để bảo vệ trước sự xâm lấn của TC.
Chưa đã nư khi tràn ngập, chạy đục nước biển Nhựt, TC còn khai thác tinh thần đại Hán, xúi dân Trung Quốc biểu tình bài Nhựt khắp các thành phố lớn của TQ. Tình hình Trung Nhựt căng thẳng đến nổi Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ phải bay sang Tokyo và Bắc Kinh, lên tiếng can gián, yêu cầu tư chế, không để tình hình vượt ngoài vòng kiểm soát có thể đưa đến xung đột võ trang. Tại Bắc  Kinh  Ông tham dự các cuộc họp  với Bộ QP/TC nhằm giảm bớt sự nghi ngại của Trung Quốc, về ý định của Hoa Kỳ nhằm chuyển đổi trọng tâm hoạt động của quân đội sang vùng Thái Bình Dương.
Nhưng nói thì nói theo kiểu ngoại giao để giành chánh nghĩa như vây, chớ Mỹ rất thực dụng, muốn có hoà bình, muốn củng cố hoà bình là phải chuẩn bị chiến tranh với anh  TC lớn xác mà nhỏ đầu này.
Bộ Quốc Phòng Mỹ đang lên kế hoạch thiết lập một hệ thống lá chắn tên lửa mới ở châu Á được cho là để đối phó với những mối đe dọa từ Triều Tiên cũng như các khả năng tên lửa mới của TC. Mỹ và Nhật đang thảo luận việc bố trí thêm một dàn radar báo động từ xa trên một hòn đảo ở phía Nam Nhật và một dàn khác có thể một nước ở Đông Nam Á liên kết với các tàu phóng thủ tên lửa và hệ thống đánh chặn trên đất liền.
Bộ quốc phòng Mỹ ủy thác cho Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc Tế (CSIS), CSIS kết luận với  khuyến cáo Hoa Kỳ cần chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiềm tàng với Trung Quốc. Ủy ban Vũ trang Hạ viện Mỹ mời CSIS ra điều trần. Bản báo cáo nhấn mạnh  Hoa Kỳ và các đồng minh và đối tác hiện đang phải đối mặt, chính là việc sức mạnh và ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc.
Báo cáo khuyến cáo cần lập căn cứ thường trực cho một phi đội máy bay ném bom tại Guam cũng như xúc tiến các máy bay do thám có người lái và không người lái tại khu vực. Hơn nữa, bản báo cáo còn khuyến nghị việc Mỹ tăng cường hiện diện quân đội tại đây, bao gồm cả việc đồn trú thêm 2.500 lính thủy đánh bộ tại Australia.
Kết quá nghiên cứu có tính lý thuyết, quan niệm chiến lược hẵn những nhà làm chánh sách chánh trị, quân sự Mỹ đã có từ lâu, bây giờ mới cho công chúng biết khi mà việc chuyển trục quân sự Mỹ sang Thái Bình Dương Mỹ đã làm gần xong rồi. Mục tiêu không nói ra nhưng ai cũng phải thấy Mỹ bao vây TC chẳng những trên phươg diện quân sự mà trên kinh tế nữa.
Ý thức hệ cho quân nhân, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Panetta trong một buổi lễ long trọng 1099 sĩ quan hải quân tốt nghiệp ra trường Học Viện Hải Quân ở thành phố Annapolis, tiểu bang Maryland, tuyên bố trong bài diễn văn rằng,“Quân đội của TQ đang bành trướng và hiện đại hóa. Chúng ta phải đề cao cảnh giác. Chúng ta phải mạnh.  Chúng ta phải sẵn sàng đối phó với mọi thách thức.”
Và sau đó tại diễn đàn thường niên về an ninh Châu Á, còn gọi là Đối thoại Shangri-La ở Singapore Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ tuyên bố “từ nay cho đến 2020, hải quân sẽ tái phối trí lực lượng từ  tỷ lệ khỏang 50%-50%  hiện thời giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương sang 60%-40%  ưu tiên cho Thái Bình Dương – kể cả sáu hàng không mẫu hạm cũng như đa số tàu chiến và tàu lặn của chúng tôi.”
Ít ai ngờ, trong chuyền công du đầu tiên sang VN,  từ hội nghị Shangri-La ở Singapore TT /QP Mỹ đến thăm Vịnh Cam Ranh. Đó là một căn cứ hải quân trọng yếu trong thời Chiến Tranh VN, không phải cho quân lực Mỹ ở VN mà cho tòan vùng Đông Nam Á của Mỹ.
Tháng Tư năm 2012, Bộ Quốc Phòng Mỹ lập một cơ quan tình báo mới chuyên trách chánh yếu về Trung Cộng.  Đó là cơ quan  tình báo mật của quân đội Mỹ (Defense clandestine service, DCS). Cơ quan này kết hợp làm việc với CIA với nhiệm vụ như gián điệp.
Bộ Quốc Phòng và Tổng Tham Mưu Mỹ cũng đã tái phối trí Thủy Quân Lục Chiến ở Á châu để đáp ứng nhu cầu chiến lược, chiến thuật mới, mà mục tiêu là tấn công và phòng ngự TC. Điều 9000 Thủy Quân Lục Chiến từ Okinawa qua Guam 5000 người, qua Úc 2500 người và qua Hawai khỏang vài ngàn để làm lực lượng tiếp ứng, giữ lại tại Okinawa 10 000 người .
Mỗi nơi phụ trách một vùng chiến thuật ở Á châu Thái bình dương, xung quanh TC. Các đơn vị Thủy quân lục chiến đồn trú tại Okinawa sẽ phụ trách khu vực bán đảo Triều Tiên và biển Hoa Đông;  lực lượng ở Guam, vùng Tây Thái Bình Dương;lực lượng ở Darwin, miền Bắc Úc khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương và Thủy quân lục chiến đặt ở Hawaii, trừ bị,tiếp ứng.
Trước khi điều động thủy quân lục chiến ở Okinawa, Mỹ có 11 hàng không mẫu hạm, Bộ Quốc phòng và Tổng Tham mưu đã điều về vùng Á châu Thái bình dương 6 chiếc, đa số được dùng vào lực lượng tấn công. Và Bộ Trưởng QP Mỹ có tuyên bố sau đó tại hội nghị Shangri- la.
Mỹ  cũng đã được sự đồng ý của Úc cho phép hàng không mẫu hạm, các tàu lặn nguyên tử Mỹ ghé thành phố Perth phía tây của Úc để tiếp tế, nghỉ ngơi, như một căn cứ an tòan hải ngọai của Mỹ.
Úc cũng đồng ý cho Mỹ sữ dụng quần đảo Cocos, một nhóm đảo san hô  của Úc nằm trong Ấn Độ Dương và ở phía tây bắc của Australia, làm nơi xuất phát cho các máy bay dọ thám không người lái của Mỹ. Theo tin của AFP, quần đảo Cocos của Úc sẽ thay thế cho căn cứ Diego Garcia của Mỹ tại Ấn Độ Dương. Chính Đại sứ Mỹ tại Úc Jeffrey Bleich nhận định là từ căn cứ  Darwin ở miền Bắc nước Úc, có thể đi thẳng ra Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Biển Đông Timor và tất cả các tuyến đường thương mại xung quanh. Điều này tạo một lợi thế mạnh và lớn cho Mỹ trên Thái bình Dương. Mỹ có thể dễ dàng tung quân ra xa một cách nhanh chóng.
Mỹ bao vây kinh tế TC. Tổ chức do Mỹ chủ động danh xưng là Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương tên tiềng Anh là  Trans-Pacific Partnership, TPP  họp lần thứ 13 ở San Diego, thành phố cảng quân sự Á châu của Mỹ, đạt  nhiều “tiến bộ quan trọng’ trong  các lãnh vực quan yếu: quan thuế, các dịch vụ xuyên biên giới, viễn thông, và chi tiêu của chính phủ. Kỳ họp tới Nhựt chắn chắn gia nhập và Canada cùng Mexico dư định tham gia. Bên cạnh Hoa Kỳ, nhóm Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương bây giờ gồm có: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Việt Nam là nước duy nhứt theo chế độ CS là thành viên của TPP. Trung Cộng hòan tòan không có mặt, bị gạt ra ngoài.

No comments:

Post a Comment