Trở Về Trang chính

Tuesday, June 26, 2012

Lá cờ & Nhà thờ!


Lê Thiên
 Ngày 23/6/2012, tại thành phố New York, trên đại lộ số 5 sầm uất, lại diễn ra cuộc Diễn hành Văn Hóa Quốc tế hằng năm lần thứ 27. Cộng đồng người Việt khắp Hoa Kỳ lại có dịp biểu dương và giới thiệu văn hóa Việt Nam đến các sắc dân khác, mà nét văn hóa đặc thù biểu tượng có ý nghĩa nhất lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ.

  Cách đây không lâu, ngày 31/5/2012, trong thư ngỏ gửi Linh Mục Giám Tỉnh Dòng Đồng Công Việt Nam, Carthage, Missouri, một vị ký tên Nguyễn Văn Huynh có đưa ra hai đề nghị: (a) Các nơi giảng thuyết công cộng, xin trưng bầy dấu ấn biểu tượng của người Việt ty nạn CS. (b) Các Giáo Xứ và các Cộng Đoàn tham dự rước kiệu cung nghinh Thánh Tượng  Đức Mẹ, xin mang theo lá cờ biểu tượng của người Việt ty nạn CS (Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ), hầu ngăn chận VGCS chụp hình quay phim, cắt xén làm tài liệu tuyên truyền cho CSVN.
Thì ra chuyện Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ vẫn là chuyện thời sự nóng bóng nơi xứ người, ngay trong phạm vi sinh hoạt tôn giáo!
 Nhớ có lần Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đã bị lên án là “thói đời”. Người vung tay tát vào cái “thói đời” ấy là một đấng giáo quyền cao trọng từ Việt Nam. Nhưng tác giả của cái tát có lẽ đã không ngờ rằng “thói đời” mà ngài sỉ vả ấy đã trở thành nguyên cớ làm “tắc nghẽn con đường hiệp thông” của ngài khiến bước chân “mục vụ di dân và mục vụ xin tiền” của ngài bị khựng lại trước khi có thể lê tới các Cộng đồng CGVN hải ngoại!
Điều trái ngược là lá cờ bị phỉ nhổ là “thói đời” ấy về sau lại được một đấng chân tu nhìn nhận là chính nghĩa, là biểu tượng của ý chí tự do, là căn cước tị nạn của khối tuyệt đại đa số người Việt hải ngoại chính. Vị chân tu ấy vốn là một tu sĩ Dòng Anh Em Hèn Mọn (OFM) Thánh Phanxicô được Giáo Hội cất nhắc làm Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Melbourne, Úc ngày 20/5/2011 (được tấn phong ngày 23/6/2011): Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long (sinh tại Đồng Nai, VN ngày 03/12/1961, vượt biên đến Úc tị nạn CSVN năm 1981).
Huy hiệu Giám mục: Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ
Theo truyền thống Công Giáo, vị Giám mục tân cử chọn cho mình một huy hiệu và một khẩu hiệu gắn trên huy hiệu làm phương châm mục vụ. Đức Cha Nguyễn Văn Long chọn khẩu hiệu ngắn gọn, ý nghĩa sâu sắc: “Duc In Altum – Hãy Ra Khơi”. Khẩu hiệu này đang tiếp tục được nhiều giới chú ý và bàn tới với lòng trân trọng. Riêng huy hiệu giám mục của Đức Cha thì đã được chính ngài khẳng định: “Theo như tôi biết, tôi là Giám Mục Việt Nam duy nhất có huy hiệu kết hợp lá cờ của miền Nam Việt Nam và di sản tỵ nạn của tôi.”

 Huy hiệu ĐGM Vincent Nguyễn Văn Long, OFM
 Ý nghĩa Huy hiệu giám mục của Đức Cha Nguyễn Văn Long được chính Đức Cha dẫn giải như sau: “Những kinh nghiệm (thuyền nhân) của tôi…. tôi đã ghi lại trong Huy hiệu Giám Mục của tôi, hình ảnh của cuộc hành trình đi tìm tự do. Nó tượng trưng cho cả hai điều, cuộc xuất hành trong tinh thần mà tôi là một Kitô-hữu được mời gọi thực hiện, và cuộc ra đi tìm kiếm tự do thật đau đớn mà tôi và vô số các ‘thuyền nhân’ đã thực hiện.”
Vị Giám mục người Việt trên đất Úc khiêm tốn ghi nhận: “Những kinh nghiệm (thuyền nhân) của tôi là còn nhẹ so với rất nhiều thuyền nhân khác mà tiếng khóc của họ có thể xuyên thủng bầu trời. Họ là những người đã bị bắn và giết chết bởi những người lính biên phòng cộng sản; họ là những người bỏ mình trên biển cả mà không để lại một dấu vết; họ là những người bị bọn hải tặc cướp, hãm hiếp, đánh đập hoặc giết chết. Một số còn sống sót kể lại những câu chuyện kinh hoàng của họ. nhưng hàng vạn người khác thì không có cơ may. .. Đó là một điều mà chúng tôi không bao giờ quên.”[1]
Trong nhiều dịp tiếp xúc với Cộng đồng hay truyền thông Việt Nam, Đức Cha Vinecentê Nguyễn Văn Long vẫn xác định lập trường kiên định của ngài trong việc bảo vệ và dương cao ngọn cờ chính nghĩa – Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, như là căn cước tị nạn của ngài và của gần 2 triệu dân Việt trên khắp thế giới. Cụ thể, ngày 15/6/2012, trả lời phỏng vấn của ký giả Phạm Trần trên SBTN, Đưc Cha Nguyễn Văn Long không ngần ngại bảo vệ sự lựa chọn của mình đối với Huy hiệu Giám mục với nền Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và khẩu hiệu “Duc In Altum- Hãy Ra Khơi”.
 Một Giám mục trong nước “đấu” chuyện Cờ Vàng với một CB/CSVN
Cũng như Đức Cha Nguyễn Văn Long ở Úc, một vị Giám mục VN khác hiện còn ở trong nước cũng đã có một cái nhìn chân thật, thẳng thắn và trong sáng về lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Ngài không ngại nói lên cảm nhận của ngài khi đối diện với chính những cán bộ CSVN đến hạch sách ngài. Ông Gioan Lê Quang Vinh [2] tác giả bài viết, hiện cũng đang sống trong nước dưới chế độ CSVN như vị giám mục mà ông đề cập đến trong bài.
Dẫn người đọc theo dõi bài viết, tác giả giới thiệu: Trước đây đã có những tuyên bố thế này thế nọ về cờ đỏ cờ vàng làm cho người dân hoang mang và cộng đồng người Việt hải ngoại buồn phiền. (Nếu được nghe ngài nói, chắc cả nhà nước lẫn dân chúng đều vui!).”Rồi ông Lê Quang Vinh đi thẳng vào điều ông muốn nói lên cho mọi người Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại:
“… Một lần ngài [vị Giám mục] đi nước ngoài. Khi đến cơ quan nhà nước nhận hộ chiếu, người ta dặn dò ngài: ‘Ông đi nước ngoài nhớ đừng chụp hình với lá cờ vàng ba sọc đỏ, nếu không là toi đời ông!’ Ngài đáp ngay: ‘Vậy tôi trả hộ chiếu lại cho các ông, tôi không đi nữa’. Họ ngạc nhiên hỏi ngài: ‘Sao vậy?’ Ngài cười: ‘Chứ nếu đi nước ngoài mà toi đời thì đi làm gì?’
Rồi ngài [vị Giám mục] nói với các ông ấy: ‘Này nhé, tôi vào nhà ông, thấy ông để tượng Hồ Chí Minh với lá cờ đỏ, tôi có bảo ông đem đặt chỗ khác không? Đến nhà người ta ai làm thế. Ở nước ngoài, nơi tôi đến có lá cờ vàng, chẳng lẽ tôi bảo họ đem đi chỗ khác cho tôi ngồi và chụp hình à?
Ngài nói tiếp, lý luận sắc bén: ‘Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, vậy các ông có ghét Tàu và Tây lắm không? Tôi thấy mấy ông lãnh đạo vẫn đứng chào cờ Trung quốc, chào cờ Pháp, Mỹ đó thôi. Vậy tại sao lá cờ vàng của anh em người Việt mình mà các ông căm ghét đến thế?’
‘Còn nữa, hàng năm chúng ta đón bao nhiêu Việt kiều, nhận bao nhiêu tiền họ gửi về, sao lại phải lúc nào cũng căm ghét cờ của họ?’
Ngài nói thêm, như lời tâm sự, nghe rất xúc động: Năm 1954 gia đình tôi di cư vào Nam. Gia đình tôi sống được và tôi lớn lên, ăn học là dưới lá cờ vàng. Nếu các ông di cư năm ấy thì các ông cũng thế thôi.’
Nghe những lời vô cùng hợp lý như thế, chắc họ bất ngờ và ngượng ngùng lắm nên cuối cùng họ bảo: ‘Thôi ông cứ đi…’
Tác giả Lê Quang Vinh không nêu đích danh vị giám mục, nhưng xuyên qua những mẩu truyện ông Vinh thuật lại trong toàn bài viết, qua mạch văn, người đọc nhận ra vị Giám mục khí phách can trường ấy không ai khác hơn Đức Cha Hoàng Đức Oanh, Giám mục Kontum (sinh năm 1938 tại Hà Tây (Hà Nội), di cư vào Nam năm 1954, thụ phong Lm ngày 22/12/1968, được tấn phong Gm Kontum ngày 16/7/2003). Truyền thông điện tử lẫn báo in đều xác quyết như vậy. Đức Cha Hoàng Đức Oanh cũng như ông Lê Quang Vinh không hề đính chính.
Nhắc tới cuộc di cư 1954, chắc chắn vị Giám mục dũng cảm ngầm nhắc tới công lao của chính thể VNCH đã nhanh chóng tiếp nhận, ổn định cuộc sống và công ăn việc làm cho hàng triệu dân di cư Miền Bắc chạy trốn Cộng sản. Người di cư thật sự an cư lạc nghiệp. Không ai bị phân biệt đối xử, trái lại hoàn toàn được tự do dự phần vào việc nước, tự do tham chính, tự do kiếm công ăn việc làm theo sở thích và nghề nghiệp chuyên môn, tự do đi đây đó chọn nơi cư trú mình thích, tự do sinh hoạt tôn giáo, đoàn thể, đảng phái mình lựa chọn… Con cái họ được ăn học tử tế với quyền tự lựa chọn cho mình bất cứ trường nào hợp với sở thích và sở học. Không ít người đã thành đạt, thành tài, thành thân và cả thành nhân!
 Trung thành với biểu tượng đấu tranh cho lý tưởng tự do dân chủ
Sau 30/4/1975, người dân Miền Nam VN, đặc biệt dân di cư 1954 vốn đã từng trải kinh nghiệm với những hành động gian ác của CSVN tại Miền Bắc trước năm 1975, sau thời điểm này càng nhận rõ bộ mặt nham hiểm của họ đối với mọi thành phần dân chúng tại Miền Nam và người dân Việt trên cả nước. Cộng sản Việt Nam không đại diện cho dân tộc mà chỉ là tay sai của Cộng sản quốc tế và là công cụ bán nước cho Tàu cộng.

 Cờ đỏ sao vàng là biến thể từ cờ đỏ búa liềm – cờ chủ nghĩa Cộng sản. Cả Liên Xô trước 1991 lẫn Trung cộng và CSVN hiện nay đều cờ đỏ sao vàng. Đồng dạng, đồng hình cả…tuy mỗi cờ biến thể đôi chút, hoặc còn để lộ búa liền dưới ngôi sao, hoặc giấu búa liềm như chôn giấu vũ khía giết hại dân! Gần đây, CSVN bỗng rùm beng “tiết lộ” danh tánh “nghệ sĩ thiên tài Việt Nam” có công “sáng tác” ra mẫu cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ VNDCCH! Láo! Cái mẫu ấy đã có sẵn từ bên Nga bên Tàu từ cái thuở khai sinh chủ nghĩa Cộng sản quốc tế, có cái gì là mới mẻ, tân kỳ “tự biên tự diễn” đâu mà làm ầm ỉ! Chỉ là chuyện vẽ bù để đánh lừa đấy thôi!
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ thì khác! Nó không từ một thứ cờ đảng ngoại lai nào! Nó là từ tim óc của người Việt Nam trải qua ba giai đoạn lịch sử (1) quốc gia Việt Nam, (2) Việt Nam Cộng Hòa I và (3) VNCH II. Việc người Việt tị nạn hải ngoại phụng sự và trưng bày ở những nơi sinh hoạt công cộng của cộng đồng Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, lá cờ đã từng là biểu tượng của nền dân chủ Việt Nam (không phải cờ hiệu của bè đảng, phe phái) là điều đáng khuyến khích, sao lại đố kỵ, bài xích, đuổi xua? Cờ nào mang ý nghĩa dân tộc, cờ nào ẩn giấu tính độc độc ác và tự nhận là “in máu”? Cờ nào xác lập chính nghĩa quốc gia, cờ nào đẩy đất nước rơi vào vực thẳm của thảm trạng mất mất đất, mất đảo vào tay ngoại bang?
Giả sử có ai hỏi vì nguyên cớ gì đại đa số người Việt hải ngoại chọn Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ khi mà chính thể VNCH không còn tồn tại, chúng tôi trả lời ngay: Cờ ấy chính là ngọn cờ lý tưởng tự do dân chủ của chúng tôi, của đất nước chúng tôi. Lá cờ ấy chúng tôi mang theo làm hành trang canh cánh bên lòng khi trốn chạy chế độ CSVN bạo tàn! Đặc biệt, trên đường vượt biên giữa biển cả mênh mông, chính nhờ dương cao ngọn Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, chúng tôi được bầu bạn thế giới tự do nhanh chóng cứu vớt, sẵn sàng đón nhận chúng tôi, dành cho chúng tôi quy chế tị nạn chính trị và dẫn dắt chúng tôi hòa nhập vào dòng thác sinh hoạt của đất nước họ. Làm sao chúng tôi vô ơn bội nghĩa ngoảnh mặt với Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, cứu tinh của chúng tôi?
Xử tệ cả ở những nơi ngoài chốn tôn nghiêm
Điều đáng ngạc nhiên đến bàng hoàng là tại một số nơi thờ phượng của người Việt tị nạn ở Mỹ và ở một số quốc gia dân chủ khác, tình trạng xua đuổi Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cứ diễn ra và tái lập, nơi này che đậy dưới những hình thức ngụy trang kín đáo, nơi khác thì lộ liễu và thô bạo, không phải do người dân bản địa, mà do chính những người Việt đã từng tị nạn CS hay mang danh tị nạn CS hoặc được định cư nhờ sự bảo lãnh, bảo trợ của người tị nạn.
Tại không ít nơi sinh hoạt giải trí hay văn nghệ Cộng đồng bên ngoài nhà thờ, nhà chùa, Cờ Vàng Ba Sọc cũng bị đẩy lui dần rồi vắng bóng hẳn khỏi các khu vực lễ hội của người Việt tị nạn CS, trong khi chính lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ấy lại tiếp tục nhận thêm nhiều sự ủng hộ nồng nhiệt của các quốc gia mà người Việt tị nạn đang sinh sống qua các nghị quyết công nhận và tôn vinh từ các viện dân cử của nhà nước sở tại.
Những người Việt chống Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ở hải ngoại lập luận rằng, biểu dương Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là hành động “chính trị” phe phái, là đưa chính trị vào tôn giáo, vào Cộng đồng, Cộng đoàn, gây mất đoàn kết và tạo bất bình cho tuổi trẻ!
Điều gì và ai gây mất đoàn kết, đề nghị hãy suy xét lại! Còn bảo tuổi trẻ bất bình thì xin hỏi: Tuổi trẻ nào vậy? Có phải là tuổi trẻ con cái của hàng triệu nạn nhân CS vô thần đang tị nạn chính trị nơi đất khách quê người không? Hay đó là đám “tuổi trẻ xâm nhập” từ nhiều ngõ ngách khác nhau được cài cấy vào các tổ chức cộng đồng và được điều động bởi hàng lô cán bộ “kiều vận” lưu manh ẩn mặt mai phục đằng sau?
Hơn nữa, ai dám chắc là hiện nay không có những nố “quốc doanh hải ngoại” đang tiếp tay làm công cụ tận diệt Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trước khi thủ tiêu lý tưởng quốc gia dân tộc nơi các tầng lớp người Việt tị nạn?
Khách lạ tham dự các lễ lạc của người Việt hải ngoại chắc không khỏi thắc mắc vì sao dân tị nạn Việt Nam không có lấy một biểu tượng thiêng liêng cho dân tộc mình, Tổ quốc mình hay ít nhất cho thân phận tị nạn của mình! Nghẹn ngào, chẳng biết trả lời làm sao!
Chúng ta trốn chạy “cờ in máu”, lẽ nào lại quay đầu phụng sự cờ máu ấy, lá cờ đã và đang tiếp tục nhuộm máu hàng ngàn, hàng vạn đồng bào vô tội! Và rồi, chúng ta sẽ lấy gì thay thế vào để chứng minh chúng ta là dân tị nạn Cộng sản (chứ không phải là dân tha phương cầu thực), và cũng để chứng minh rằng chúng ta vẫn còn nặng lòng yêu mến và gắn bó với Quê hương, Dân tộc?
Lưu vong có là vong bản hay không đây? Tủi nhục biết mấy khi chúng ta tự khước từ căn cước tị nạn của mình trong khi nhà cầm quyền CSVN khước từ quyền làm dân của chúng ta!
Vàng đỏ vs đỏ vàng giữa Hà Nội

Nơi tiền đường nhà thờ Chính tòa Hà Nội
Có lẽ chúng ta không quên hình ảnh lễ chào đón Đức Cha Phêrô Nuyễn Văn Nhơn nhận chức TGM Phó Hà Nội tại Nhà Thờ Chính Toà Hà Nội ngày 07-05-2010, dọn đường cho ĐC Nhơn lên ngồi trên ngai Tòa Tổng để Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đi chơi chỗ khác vì Đức Tổng Kiệt đã “không làm (hay nói) điều gì vi phạm Giáo Luật”!!! Tại sao trong lễ nghênh đón này lại có hiện tượng băng-rôn nền vàng chữ đỏ vượt trội và che khuất cái băng-rôn nền đỏ chữ vàng kia đi, chắc mọi người Việt Nam đều hiểu, ngoại trừ… cán bộ kiều vận hải ngoại… nằm vùng. Người dân Hà Nội đã từng sống dưới sự thống trị độc ác man rợ của CS mang danh VNDCCH (1954-1975) rồi CHXHCNVN từ năm 1975, ở đó người dân đều có chung kinh nghiệm thực tiễn như Trần Dần “bước đi không thấy phố thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cơ đỏ!” Mưa sa nước mắt và máu!
Khi trương những băng-rôn mang tính “đôi kháng” đầy “nhạy cảm” vàng áp đảo đỏ như vậy, người CG Hà Nội hẳn ý thức việc làm của mình và sẵn sàng lãnh chịu trách nhiệm về việc làm ấy. Họ cố ý gửi đến mọi người Việt Nam một thông điệp rõ ràng về tâm tư, ý chí và nguyện vọng trong sáng của họ chứ không có cái ý ỡm ờ “ai muốn hiểu sao hiểu”.

Từ hình ảnh trên, chúng ta có thể rút ra lời kết luận rằng, người Việt hải ngoại nào cảm thấy dị ứng với Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, có lẽ tốt nhất hãy tự tước bỏ tư cách tị nạn của mình đi và hãy trở về Việt Nam chung sống “hòa hợp” với Cộng sản để khỏi vướng vào cái “thói đời” của người Việt hải ngoại đấu tranh chống chủ nghĩa cộng sản vô thần, vô luân, phi nhân và phi nghĩa đang phản dân hại nước!
Nhưng “sứ mạng” kiều vận chưa hoàn thành, nhiệm vụ “luồn sâu, mai phục và đánh phá” là trường kỳ! Chưa thể vinh qui bái tổ lúc này, phải không, các ngài “kiều vận”, “chuyên viên tình báo chiến lược hải ngoại”?

[1] Xin đọc toàn văn bài phát biểu của ĐGM Nguyễn Văn Long trên nguyệt san DĐGD số 120, Tháng 11/2011
[2] Gioan Lê Quang Vinh: CHUYỆN KỂ CỦA MỘT ĐỨC GIÁM MỤC. Nguồn www.conggiaovietnam.net 09/05/2011)

No comments:

Post a Comment