Trở Về Trang chính
▼
Thursday, June 28, 2012
Kiều Hối Vào Sài Gòn 6 Tháng Giảm 500 Triệu Đô So Với 2011
SAIGON (VietBao) — Dân Việt hải ngoại gửi bao nhiêu tiền về Sài Gòn trong 6 tháng đầu năm 2012? Câu trả lời sẽ là tùy, vì có vẻ như đã có hai luồng thông tin dị biệt nhau.
Báo Tuổi Trẻ hôm 25/6/2012 cho biết tiền kiều hối gửi về Sài Gòn trong “sáu tháng, kiều hối đạt 1,9 tỉ USD.”
Tuy nhiên, tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn cũng hôm 25/6/2012 trong bản tin nhan đề “TPHCM dồn sức kích cầu, gỡ khó cho doanh nghiệp” nói rằng:
“Trong 6 tháng đầu năm 2012, lượng kiều hối về TPHCM đạt 2,1 tỉ đô la Mỹ. Theo UBND thành phố, nếu biết tận dụng được nguồn kiều hồi này cũng sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn vốn cho sản xuất.”
Báo Tuổi Trẻ như thế đã nói ít hơn tới 200.000 đôla. Vậy thì con số nào đúng: 1,9 tỉ USD hay 2,1 tỉ đôla Mỹ?
Báo Tuổi Trẻ cho biết như thế là giảm thê thảm, mất nửa tỷ so với năm trước:
“Ngân hàng Nhà nước TP.HCM cho biết theo số liệu dự ước đến cuối tháng 6-2012, kiều hối chuyển về qua địa bàn TP.HCM đạt khoảng 1,9 tỉ USD, giảm khoảng 500 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó doanh số chuyển tiền qua các tổ chức tín dụng giảm khá mạnh, còn doanh số chuyển tiền qua tổ chức kinh tế lại tăng.
Theo các công ty kiều hối, khó khăn kinh tế chung đã ảnh hưởng nhất định đến lượng tiền chuyển về VN. Ngoài ra, thị trường bất động sản đóng băng, chính sách khống chế trần lãi suất USD… đã khiến các món tiền gửi lớn với mục đích đầu tư giảm mạnh, thay vào đó là các món tiền mang tính chất trợ cấp sinh hoạt.
Những thị trường kiều hối chính mà các công ty kiều hối khai thác vẫn là Mỹ, châu Âu, Úc, Canada. Bên cạnh đó, các công ty vẫn cố gắng duy trì doanh số ở những thị trường xuất khẩu lao động như ĐàiLoan, Hàn Quốc, Nhật Bản.”
Đặc biệt, tờ TBKTSG cho biết tiền kiều hối sẽ cứu nguy Sài Gòn vì hiện nay “…Theo UBND thành phố, nhìn chung huy động vốn và tín dụng trên địa bàn thành phố 6 tháng đầu năm 2012 tăng trưởng chậm so với cùng kỳ do hoạt động sản xuất của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản bị đình trệ, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm.”
No comments:
Post a Comment