Trở Về Trang chính

Wednesday, April 25, 2012

SAO ĐÃ ĐỔI NGÔI

 
 
Theo blog “Dân Làm Báo” cập nhật tin trưa ngày 24.4.2012 thì: “Đúng như sự lo ngại, cuộc càn quét , cướp đất tại Văn Giang diễn ra trong tình trạng bạo lực nghiêm trọng. Lực lượng cưỡng chế với quân số đông đảo, trang bị vũ khí, lựu đạn cay… đã ra tay hết sức dã man. Nhiều tiếng súng nổ vang liên hồi, người dân liên tiếp bị tấn công bằng dùi cui và lựu đạn cay. Có người đã đổ máu.
Sau khi đã đẩy lui người dân ra khỏi khu vực cưỡng chế, lực lượng Công an chìm nổi kết hợp với côn đồ tiếp tục kéo đến xóm làng để bao vây, khủng bố những nông dân thường xuyên đứng ra  khiếu kiện. Mặc cho những tiếng gào thét, năn nỉ đừng phá hoại cây trồng, lực lượng công an vẫn mạnh tay xua đuổi người dân ra khỏi cánh đồng. Cây cối, tài sản của nông dân nằm trong khu vực cưỡng chế bị phá hủy hoàn toàn. Một chị nông dân chia sẻ trong tiếng uất nghẹn “Công sức 8 năm trời của gia đình em mất hết. Lực lượng cưỡng chế với quân số gần 3 ngàn người, trang bị đẩy đủ vũ khí, lại được sự bảo kê của chính chính quyền nên đã đàn áp nông dân  không nương tay. Bà con cho biết bất cứ ai lên tiếng phản đối đều bị đánh tới tấp bằng dùi cui. Có trường hợp dù đã bị bắt và bị khống chế, nhưng công an vẫn  tiếp dùng hơi cay xịt thẳng vào mặt”.  Đến khoảng gần trưa, sau khi chiếm trọn khu vực  cưỡng chế và cho máy ủi càn quét, lực lượng đàn áp đã tạm thời rút bớt. Nông dân Văn Giang đành bất bực  nhìn cảnh đất đai, cây cối của gia đình bị cày nát trong nổi uất hận dâng trào”
Đoạn văn trên cho chúng ta thấy một cuộc nổi dậy của nông dân quyết “liều chết để giữ đất”. Và cuối cùng, trước lực lượng hùng hậu của nhà nước Việt gian Cộng Sản lại được “bảo kê của chính quyền” lực lượng này đã thẳng tay đàn áp người dân, và họ đành bất lực nhìn xe cơ giới san bằng, phá hoại tất cả công lao từ mấy năm qua của họ nay trở thành con số không.
Có phải cuộc nổi dậy “liều chết giữ đất” của nông dân Văn Giang đã chấm dứt, Việt Gian Cộng Sản sau khi ủi đất bằng, phân lô xây dựng thành những buildings nguy nga, bán được nhiều tiền chia nhau bỏ túi là cuộc ăn cướp ngày của chúng hoàn tất tốt đẹp? Đúng như vậy, nhưng chưa chấm dứt.
Cuộc nổi dậy liều chết giữ đất của nông dân Văn Giang có đầy đủ bản chất của một cuộc cách mạng vô sản. Vì cuộc cách mạng này thuần túy vì bị ăn cướp đất đai, chứ không phải vì bất kỳ một lý do chính trị nào, không có “lực lượng thù địch” nào đứng đằng sau, đàng trước, không có thủ lãnh, không có vũ khí. Đó là cuộc nổi dậy tự phát, bất bạo động và chỉ vì bị ăn cướp, bị đàn áp mà người dân nổi dậy. Cuộc nổi dậy này dĩ nhiên phải thất bại. Nhưng thất bại là mẹ thành công. Vì nếu  ngay khi nông dân nổi dậy chống đối mà bọn Việt gian Cộng Sản nhượng bộ, hủy bỏ chương trình cướp bóc của chúng thì chúng không phải là Cộng Sản, chúng không phải là bạo quyền, là một đảng cướp thuần túy. Đằng này, vì chúng là Cộng Sản chuyên dùng bạo lực và độc tài để giành tất cả sự sống về cho chúng. Do đó, nông dân tất nhiên phải bị đàn áp, phải bị cướp mất tài sản, phải bị bắt bớ giam cầm và tiếp tục bị quấy nhiễu. Nhưng cũng từ đó người dân sẽ “tìm cách” phản công, tìm cách giữ gìn tài sản hữu hiệu hơn. “Cùng tắt biến, biến tắt thông”. Lúc đó, bạo quyền Cộng Sản mới “thấy quan tài, mới đổ lệ”.
Từ những phát súng hoa cải của anh em ông Đoàn Văn Vươn đến cuộc “liều chết giữ đất” của nông dân Văn Giang chỉ cách nhau chưa qua 3 tháng. So sánh với cuộc cưỡng chiếm ở Tiên Lãng với cuộc cưỡng chiếm ở Văn Giang khác xa nhau và đã có sự tiến bộ. Tiến bộ ở chỗ cuộc nổi dậy lần này sát nách các cơ quan trung ương Việt gian Cộng Sản. Cuộc nổi dậy lần này có sự chứng kiến của một số ký giả và đông đúc dân chúng ghi nhận. Và những hình ảnh, những hành động đàn áp đã được thu hình một cách trung thực. Thế giới sẽ được thấy sự dã man tàn bạo của một chế độ đang chạy theo một nền kinh tế thị trường, một nền thương mại thực thà và văn minh.. chỉ là bộ mặt ăn cướp không hơn không kém.
“Cùng tắc biến”. Một sự thù địch đã nảy sinh giữa kẻ cầm quyền và kẻ bị trị, nếu hôm nay hoa màu, công lao của nông dân bị ủi phá, những tài sản nhỏ nhoi của họ bị cướp đoạt, liệu ngày mai những tòa nhà, cao ốc, những  mối lợi “vĩ đại” do sự cướp đoạt này đem lại cho những tên đầu nậu Cộng Sản, nông dân sẽ bỏ qua, sẽ cúi đầu đi gầy dựng những  tài sản khác để rồi khi thấy “được mắt” Việt gian Cộng Sản lại “cưỡng chế” hay một hình thức khác cũng với mục đích cướp đoạt lần nữa, và cứ thế, kẻ cướp cứ cướp, nông dân gầy dựng, cứ gầy dựng…? Chắc chắn là không. Nông dân sẽ cho Việt gian Cộng Sản biết chúng “cướp được nhưng nuốt không trôi”. Và những gì phải đến sẽ đến, những gì cần làm người dân sẽ làm. Đó là cuộc cách mạng. Cộng Sản gọi đây là cuộc “Cách Mạng Vô Sản” mà ngày xưa chúng đã lợi dụng nông dân và công nhân để làm và đã thành công. Nhưng cuối cùng Cộng Sản cũng đã thất bại, cũng đã bị công nhân và nông dân Liên Sô, Đông Âu đánh đuổi bằng 2 tay không.
Ngày xưa, cuộc Cách Mạng Vô Sản giả nhưng ngày nay cuộc cách mạng vô sản chân chính thật. Ngày xưa Cộng Sản lợi dụng công nhân và nông dân, cuộc cách mạng thành công, nhưng ngưởi “chủ” sau tàn ác gấp trăm lần người chủ trước. Ngày nay nông dân trực tiếp đứng lên  đấu tranh vì quyền lợi thiết thực của mình do đó, một khi thành công sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho mọi người, một xã hội công bằng, dân chủ loại trừ được một tên cai trị mới, và một xã hội đảo chánh, cướp chính quyền bằng lá phiếu và định kỳ do chính người dân lựa chọn.
Chắc chắn, cuộc nổi dậy của nông dân Văn Giang không đơn độc, không bị đi vào quên lãng. Vì Việt gian Cộng Sản  với lòng tham vô đáy sẽ không dừng lại ở đây, sẽ không bằng lòng với số lượng chúng ăn cướp được. Chúng phải tiếp tục vơ vét cướp bóc cho đến khi chúng phải chấp nhận bất lực đầu hàng trước sức mạnh của Nông Dân, công dân như bạn bè, đồng nghiệp của nó là Kadhafi đã trải qua. Chính sức mạnh của dân chúng mới là vô địch. Ngày xưa, Cộng Sản đã lợi dụng nông dân, công nhân để làm cuộc cách mạng giả mà kết quả là ruộng vườn vào tay chúng, nông dân  vẫn dịch chủ tái nô, mà ông chủ sau này lại là Việt Cộng, tàn ác gấp trăm lần “địa chủ” cũ. Ngày nay, chính nông dân làm cuộc cách mạng vô sản cho họ. Sao đã đổi ngôi.
Lê văn Ấn

No comments:

Post a Comment