Một trong những đơn tố cáo cho hay Công ty may mặc TT tại huyện Hóc Môn, Saigon, vào một buổi chiều, công nhân phát hiện các người cầm đầu công ty có dấu hiệu di dời máy móc, kể cả hàng hóa thành phẩm đi nơi khác nhưng chưa thanh toán lương tháng 3. Một số công nhân đã thay nhau đặt ghế bố nằm trước cổng ra vào công ty canh chừng không cho di chuyển tài sản. Bà Bùi Thị Tuyết Nhung là chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Hóc Môn cho biết do tình hình sản xuất khó khăn dẫn đến nợ nần, nhiều công nhân phát hiện chủ công ty có dấu hiệu di chuyển tài sản dù số tiền nợ lương công nhân hơn 400 triệu đồng vẫn chưa trả. Tuy nhiên sau khi liên đoàn vào cuộc, chủ doanh nghiệp đã trả toàn bộ tiền nợ lương công nhân.
Tương tự, cơ sở sản xuất phế liệu Phường Tam Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai mới đây đã bị hàng chục chủ nợ bao vây căn nhà đòi lấy tài sản. Đầu năm 2009, thấy nguồn thu lớn từ sản xuất phế liệu, chủ cơ sở đã vay mượn ngân hàng trên 1 tỉ đồng và hơn chục cá nhân bên ngoài hơn 500 triệu để đầu tư kinh doanh. Khoản nợ quá lớn, kinh doanh không thu lợi đã khiến cơ sở này vỡ nợ. Hiện căn nhà có giá khoảng 1.5 tỉ đồng của cơ sở đã bị ngân hàng xiết, tài sản còn sót lại duy nhất là chiếc xe hơi cũng không gánh nổi khoản nợ chồng chất. Chủ một doanh nghiệp may tại Saigon kể rằng tình cảnh giới làm ăn trong nước hết sức bi đát.
Bị dồn vào thế kẹt, các ông chủ bà chủ phải đi tìm các nguồn vay với với lãi suất cắt cổ, hầu hết sau khi vay thì số tiền lời đội lên gấp đôi, gấp ba số tiền vay khiến nhiều người bị xiết nợ mất nhà cửa, thậm chí còn bị hăm dọa, đánh đập. Dự đoán của nhiều chuyên gia kinh tế, thì làn sóng thất nghiệp của người Việt sẽ bùng nổ trong tháng 6, do giới chủ sập tiệm quá nhiều dẫn đến công nhân mất việc. Xã hội Việt Nam sẽ rơi vào giai đoạn khó khăn và tăm tối.SBTN
No comments:
Post a Comment