Dustin Roasa - Trà Mi lược dịch
Gần bốn mươi năm sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, kẻ thù cũ của Mỹ được thế giới xem như là một câu chuyện thành công. Việt Nam tự hào có một nền kinh tế đang phát triển, một lớp trung lưu ngày càng tăng, các ngành công nghiệp du lịch và sản xuất phát triển mạnh. Nhưng trước những đổi mới chính trị và chuyển đổi ở Miến Điện, Việt Nam có nguy cơ trở thành một quốc gia đàn áp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tuần này, các công tố viên tại một tòa án ở thành phố Hồ Chí Minh buộc tội ba blogger Việt Nam có “hành động tuyên truyền chống lại nhà nước” trong một loạt các vụ bắt giữ mới nhất để bịt miệng phong trào đối lập ngày càng tăng.
Khi Miến Điện đang cởi mở, Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp người bất đồng chính kiến. Kể từ ngày 13 Tháng Giêng, khi chính quyền quân phiệt Miến Điện trả tự do cho hàng trăm tù nhân chính trị trong một lệnh ân xá lớn, các lực lượng an ninh Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 15 người bất đồng chính kiến và kết án tù thêm 11 người khác. Với Aung San Suu Kyi tươi cười sau khi đắc cử và sẵn sàng vào làm việc ở quốc hội, những người đối lập nổi bật nhất của Việt Nam đang mòn mỏi trong tù, đang bị quản thúc tại gia, hoặc vẫn còn trong các trại cải tạo (Đúng thế, Việt Nam vẫ còn dùng trại cải tạo). Và khi Miến Điện đã thị thực visa cho phóng viên nước ngoài và nới độ kiểm soát với báo chí trong nước thì Việt Nam vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các nhà báo nước ngoài và ký giả địa phương cùng ngăn chặn Facebook và các trang web “nhạy cảm” khác, khiến Tổ chức Phóng viên Không biên giới xếp hạng Việt Nam vào cuối sổ trong số các nước Đông Nam Á trên bảng Chỉ số Tự do Báo chí 2011-2012. Việt Nam chỉ đứng hai hạng trên Trung Quốc, xếp hạng 172 trong số 179 nước.
“Việt Nam đang bắt đầu nhận ra rằng nếu cứ tiếp tục đàn áp nhân quyền thì không tránh được việc bị so sánh với Miến Điện và bị coi là một quốc gia đàn áp và ngược đãi người dân tồi tệ nhất trong Khối ASEAN [Hiệp hội các nước Đông Nam Á], ông Phil Roberson, Phó giám đốc Châu Á của Human Rights Watch nhận định.
Đàn áp chính trị không phải là chuyện mới tại Việt Nam. Kể từ khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975, Đảng Cộng sản đã cai trị Việt Nam với bàn tay sắt. Tuy nhiên, những năm bị cô lập trong Chiến tranh Lạnh và sự thiếu vắng của một phe đối lập có tổ chức trong nước – đó là không kể đến cái cảm giác tội lỗi của phương Tây vì chiến tranh và sự cảm thông với Hà Nội vẫn còn vương vất trong phe tả – có nghĩa là thế giới vẫn ít quan tâm chú ý đến hồ sơ tệ hại về nhân quyền của chính phủ Việt Nam. Khi chính phủ đã mở cửa kinh tế trong những năm 1990, giới đầu tư nước ngoài và người nước ngoài bắt đầu đổ vào, và kể từ đó sự chú ý quốc tế đã tập trung chính yếu vào phép lạ kinh tế của Việt Nam. Một quốc gia đi từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới vào giữa những năm 1980, với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 đô-la, thành một Con hổ châu Á với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và thu nhập bình quân đầu người là 1.130 đô-la vào cuối năm 2010. Đối với thế giới bên ngoài, hoan nghênh cải cách kinh tế của chính phủ, Việt Nam được xem như một nước đang vững chắc trên con đường tự do hóa sau Chiến tranh Lạnh trong nhiều quốc gia trong khối Liên Xô cũ. Điều này không làm tổn thương đến hình ảnh của chính phủ đối với hàng triệu người nước ngoài đang du lịch và sinh sống tại Việt Nam phần lớn không phải lo ngại đến những hạn chế về tự do ngôn luận và hội họp là một thực tế hàng ngày chỉ dành cho cho người dân Việt Nam.
Bất chấp bộ mặt tự do hóa [giả tạo] này, ban lãnh đạo cốt lõi hiện nay của Đảng Cộng sản vẫn bảo thủ về mặt chính trị như khi Việt Nam mới thống nhất. Đứng đầu là một số ít các cán bộ gồm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, nhóm quyền lực này đã bóp nghẹt, không thương tiếc, Khối 8406, một phong trào ủng hộ dân chủ cây nhà lá vườn theo kiểu Hiến chương 77 của Tiệp Khắc. Thành lập vào năm 2006, Khối 8406 đã thu hút hàng ngàn người công khai ủng hộ - và trong ngấm ngầm càng nhiều hơn nữa - trước khi chính phủ chặt đầu tổ chức này bằng cách ném hàng chục người vào tù. Ngoài ra, chính quyền cũng nhắm vào những người lãnh đạo tôn giáo, kể cả tu sĩ Phật giáo và các linh mục Thiên Chúa Giáo, đang đòi quyền tự do tôn giáo hơn nữa, và trong những năm gần đây nhà nước cũng đã sách nhiễu và bỏ tù những người yêu nước kêu gọi quần chúng đứng lên phản đối Trung Quốc. Mặc những rủi ro, những người hoạt động dân chủ Việt Nam vẫn tiếp tục lên tiếng đòi đa nguyên chính trị, tự do ngôn luận và chống tham nhũng – để cuối cùng phải vào tù hoặc làm người tị nạn chính trị.
Sự tan băng ở Miến Điện có thể là món quà lớn nhất của người Việt Nam. Những thay đổi này đã thách thức cách suy nghĩ thiển cận về Việt Nam trong cộng đồng quốc tế và mang vấn đề nhân quyền lên hàng đầu. Cũng thế, giới lãnh đạo Việt Nam đang lo ngại không ít về sự kiện Miến Điện, theo một quan sát viên thời cuộc. “Ban lãnh đạo [Đảng CSVN] đang theo dõi chặt chẽ những phát triển ở Miến Điện, và lo ngại,” ông Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về chính sách đối ngoại của Việt Nam tại Đại học George Mason nói. “Trong quá khứ, Việt Nam đã sử dụng vai trò của họ trong ASEAN để thúc đẩy Miến Điện thay đổi. Nhưng bây giờ, Miến Điện đang đổi mới nhanh hơn Việt Nam.” Giới lãnh đạo tại Hà Nội đã tính sai: Trước đây, những mối quan tâm về nhân quyền ở Miến Điện là một cản trở về tính hợp pháp quốc tế của Khối ASEAN, vì vậy Việt Nam và những nước khác đã kín đáo yêu cầu chính quyền quân phiệt phải thay đổi. Nhưng những gì họ không chờ đợi đã xẩy ra, xoay chiều 180 độ, và kết quả là môt sự đổi mới quyết liệt. Với Miến Điện ngày càng không còn là một nhà nước cảnh sát, Hà Nội lo ngại và không muốn sẽ bị soi mói. “Nếu Miến Điện cải thiện về nhân quyền và được khen thưởng, Việt Nam sẽ cần phải đáp ứng bằng các tiêu chuẩn tương xứng,” ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc nhận định. Ban lãnh đạo Việt Nam cũng sợ mất vai trò người trung gian hòa giải quan trọng của ASEAN giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. “Việt Nam đang lo lắng rằng Miến Điện trở thành con cưng của Khối ASEAN,” Thayer nói.
Những lo sợ này đã cho những người quan tâm về nhân quyền tại Việt Nam một lợi khí họ đã không có trong những năm gần đây, đó là tác dụng đòn bẩy. Đảng Cộng sản Việt Nam từ lâu gặt hái được những phần thưởng dành cho các chế độ độc tài để họ thay đổi – tư cách thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới, sự cải thiện quan hệ ngoại giao, và các thỏa thuận thương mại ưu đãi – mà không cần có những những nhượng bộ quan trọng về Nhân quyền thường là điều kiện cần thiết. Nhưng khi Việt Nam lo lắng về việc bị bỏ lại phía sau ở Đông Nam Á, chính phủ Mỹ và châu Âu, những nước và khu vực đã tỏ ra quan tâm về đổi mới chính trị tại Việt Nam, nên tận dụng lợi thế và nhất quán làm áp lực đã thiếu sót trong quá khứ.
Cùng lúc giới lãnh đạo Việt Nam ngày càng lo ngại và quan tâm nhiều hơn về ý định của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên các quần đảo giàu tài nguyên trong vùng biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], họ đã bắt đầu các cuộc thảo luận với chính quyền Obama về hợp tác quân sự. Đây là một cơ hội tự nhiên để nhấn mạnh về nhân quyền, và cho đến nay, các viên chức Mỹ đã đang đi đúng đường. “Có những hệ thống vũ khí nhất định mà Việt Nam sẽ thích mua của chúng tôi hoặc nhận được từ chúng tôi, và chúng tôi muốn chuyển giao các hệ thống này cho họ. Nhưng việc này sẽ không xảy ra trừ khi họ cải thiện hồ sơ nhân quyền của họ,” Thượng nghị sĩ Joe Lieberman cho biết sau khi đi thăm Hà Nội với Thượng nghị sĩ John McCain trong tháng Giêng vừa qua. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đang phải đối đầu với áp lực của dân chúng để đứng lên chống lại kẻ thù lịch sử là Trung Quốc, và sự hậu thuẫn của quân đội Mỹ sẽ làm cho hải quân Việt Nam trở thành một đối thủ đáng kể hơn trong vùng biển Nam Trung Hoa [Biển Đông].
Nhưng nếu Miến Điện đã cho thế giới thấy điều gì, thì đó chính là sự chú ý của quốc tế đến những người hoạt động dân chủ, nhà báo, và các nhóm nhân quyền đã buộc các chính phủ phương Tây phải có trách nhiệm giữ lời hứa về quyền con người. Miến Điện đã không nhận được phần thưởng sớm quá nếu không có đổi mới đi kèm; sự ồn ào của quốc tế sẽ trở thành quá trớn. Ngoài ra, bà Aung San Suu Kyi đã nói nhiều lần - cũng như vô số những người bất đồng chính kiến khác trên thế giới đã nói – uy tín đạo đức họ có được là nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng thế giới.
Vấn đề của phong trào dân chủ Việt Nam là họ đã không gây được sự chú ý với quốc tế như Miến Điện, Tây Tạng, Trung Quốc - mặc dù những người hoạt động dân chủ cũng ở những vị trí tương tự và có những hy sinh cá nhân có thể so sánh được. “Chúng tôi không có bất kỳ người lãnh đạo đã giành được giải Nobel Hòa bình như Đạt Lai Lạt Ma, hay bà Aung San Suu Kyi. Đây là những tiếng nói có ảnh hưởng quốc tế,”, ông Nguyễn Quốc Quân, một bác sĩ người Mỹ gốc Việt có anh trai, Nguyễn Đan Quế, một người hoạt động dân chủ đã ngồi tù và bị quản thúc tại gia hơn 30 năm, nói. Ông Nguyễn Quốc Quân đại diện cho Cao trào Dân chủ ở ngoài Việt Nam trong các cuộc họp với các chính phủ nước ngoài, một nhiệm vụ nặng nhọc không bao giờ hết. “Chúng tôi phải làm việc rất nhọc để được mọi người chú ý. Người ta vẫn không muốn nói về Việt Nam vì cuộc chiến vừa qua. Nhưng càng vào chuyện, chúng tôi càng phơi bày được sự được đàn áp của chính phủ Việt Nam,” ông nói. Hai nghị sĩ Mỹ đã đề cử Nguyễn Đan Quế cho giải Nobel Hòa bình năm nay.
Miến Điện cũng đã chứng minh rằng dự đoán như thế nào và khi nào các chế độ [độc tài] sẽ thay đổi là một trò chơi ngu ngốc. Nhưng nếu lịch sử hiện đại là chỉ dấu thì nhân dân Việt Nam đã chứng minh rằng họ hoàn toàn có khả năng đứng lên để chống lại áp bức. Chính phủ hiện nay đã được nhắc nhở về điều này trong một sự kiện chưa từng có, xảy ra hồi tháng Giêng. Ngoài thành phố ven biển phía Bắc của Hải Phòng, một nông dân nuôi cá đã dẫn đầu một cuộc phản đối vũ trang chống lại chính quyền địa phương đã tịch thu nhà đất của sau khi hợp đồng thuê của ông hết hạn (Việt Nam không cho phép sở hữu tài sản tư nhân). Ông trở thành một anh hùng nổi tiếng khắp nước, và cũng là một sự kiện ấn tượng lần đầu tiên xảy ra: chính quyền trung ương và báo chí do nhà nước kiểm soát ban đầu chỉ trích người nông dân Tiên Lãng sau đã quay lai biện luận bảo vệ ông. Năm tới, hợp đồng cho thuê nhà đất tương tự sẽ hết hạn trong cả nước, có khả năng ảnh hưởng đến hàng ngàn dân nghèo. “Đây là một quả bom hẹn giờ,” ông Thayer nói.
Như vậy đến nay, Đảng Cộng sản đã lão luyện trong việc điều hướng các quả bom nổ chậm như vậy - và làm cho thế giới thấy Việt Nam đương đại là một trong những thành công kinh tế và ổn định chính trị. Nhưng với những thay đổi quay đầu của Miến Điện song song sự với sự đàn áp người bất đồng chính kiến của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã đến lúc các nước phương Tây phải đưa nhân quyền lên hàng đầu trong mọi giao dịch với Việt Nam. Phong trào ủng hộ dân chủ tại Việt Nam – dù bị trù dập vì những năm tháng khủng bố nhưng vẫn kiên cường – sẵn sàng để kể câu chuyện của mình với thế giới. Nguyễn Quốc Quân, thường xuyên tiếp xúc với ông anh bất đồng chính kiến với nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Đan Quế, nhớ lại một cuộc trò chuyện giữa hai người trong thời gian gần đây. “Anh ấy nói với tôi rằng mọi thứ bây giờ đã khác rồi. Nhân dân không còn sợ hãi như 10 năm trước đây. Ngày càng có nhiều người trẻ tuổi tham gia, vào cuộc. Họ càng bắt nhiều người, phong trào sẽ càng mạnh mẽ hơn và lớn hơn nữa.”
© DCVOnline
Gần bốn mươi năm sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, kẻ thù cũ của Mỹ được thế giới xem như là một câu chuyện thành công. Việt Nam tự hào có một nền kinh tế đang phát triển, một lớp trung lưu ngày càng tăng, các ngành công nghiệp du lịch và sản xuất phát triển mạnh. Nhưng trước những đổi mới chính trị và chuyển đổi ở Miến Điện, Việt Nam có nguy cơ trở thành một quốc gia đàn áp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tuần này, các công tố viên tại một tòa án ở thành phố Hồ Chí Minh buộc tội ba blogger Việt Nam có “hành động tuyên truyền chống lại nhà nước” trong một loạt các vụ bắt giữ mới nhất để bịt miệng phong trào đối lập ngày càng tăng.
Công an Việt Nam Nguồn ảnh: foreignpolicy.com |
“Việt Nam đang bắt đầu nhận ra rằng nếu cứ tiếp tục đàn áp nhân quyền thì không tránh được việc bị so sánh với Miến Điện và bị coi là một quốc gia đàn áp và ngược đãi người dân tồi tệ nhất trong Khối ASEAN [Hiệp hội các nước Đông Nam Á], ông Phil Roberson, Phó giám đốc Châu Á của Human Rights Watch nhận định.
Đàn áp chính trị không phải là chuyện mới tại Việt Nam. Kể từ khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975, Đảng Cộng sản đã cai trị Việt Nam với bàn tay sắt. Tuy nhiên, những năm bị cô lập trong Chiến tranh Lạnh và sự thiếu vắng của một phe đối lập có tổ chức trong nước – đó là không kể đến cái cảm giác tội lỗi của phương Tây vì chiến tranh và sự cảm thông với Hà Nội vẫn còn vương vất trong phe tả – có nghĩa là thế giới vẫn ít quan tâm chú ý đến hồ sơ tệ hại về nhân quyền của chính phủ Việt Nam. Khi chính phủ đã mở cửa kinh tế trong những năm 1990, giới đầu tư nước ngoài và người nước ngoài bắt đầu đổ vào, và kể từ đó sự chú ý quốc tế đã tập trung chính yếu vào phép lạ kinh tế của Việt Nam. Một quốc gia đi từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới vào giữa những năm 1980, với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 đô-la, thành một Con hổ châu Á với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và thu nhập bình quân đầu người là 1.130 đô-la vào cuối năm 2010. Đối với thế giới bên ngoài, hoan nghênh cải cách kinh tế của chính phủ, Việt Nam được xem như một nước đang vững chắc trên con đường tự do hóa sau Chiến tranh Lạnh trong nhiều quốc gia trong khối Liên Xô cũ. Điều này không làm tổn thương đến hình ảnh của chính phủ đối với hàng triệu người nước ngoài đang du lịch và sinh sống tại Việt Nam phần lớn không phải lo ngại đến những hạn chế về tự do ngôn luận và hội họp là một thực tế hàng ngày chỉ dành cho cho người dân Việt Nam.
Bất chấp bộ mặt tự do hóa [giả tạo] này, ban lãnh đạo cốt lõi hiện nay của Đảng Cộng sản vẫn bảo thủ về mặt chính trị như khi Việt Nam mới thống nhất. Đứng đầu là một số ít các cán bộ gồm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, nhóm quyền lực này đã bóp nghẹt, không thương tiếc, Khối 8406, một phong trào ủng hộ dân chủ cây nhà lá vườn theo kiểu Hiến chương 77 của Tiệp Khắc. Thành lập vào năm 2006, Khối 8406 đã thu hút hàng ngàn người công khai ủng hộ - và trong ngấm ngầm càng nhiều hơn nữa - trước khi chính phủ chặt đầu tổ chức này bằng cách ném hàng chục người vào tù. Ngoài ra, chính quyền cũng nhắm vào những người lãnh đạo tôn giáo, kể cả tu sĩ Phật giáo và các linh mục Thiên Chúa Giáo, đang đòi quyền tự do tôn giáo hơn nữa, và trong những năm gần đây nhà nước cũng đã sách nhiễu và bỏ tù những người yêu nước kêu gọi quần chúng đứng lên phản đối Trung Quốc. Mặc những rủi ro, những người hoạt động dân chủ Việt Nam vẫn tiếp tục lên tiếng đòi đa nguyên chính trị, tự do ngôn luận và chống tham nhũng – để cuối cùng phải vào tù hoặc làm người tị nạn chính trị.
Miến Điện thả tù nhân chính trị Nguồn ảnh: AFP |
Những lo sợ này đã cho những người quan tâm về nhân quyền tại Việt Nam một lợi khí họ đã không có trong những năm gần đây, đó là tác dụng đòn bẩy. Đảng Cộng sản Việt Nam từ lâu gặt hái được những phần thưởng dành cho các chế độ độc tài để họ thay đổi – tư cách thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới, sự cải thiện quan hệ ngoại giao, và các thỏa thuận thương mại ưu đãi – mà không cần có những những nhượng bộ quan trọng về Nhân quyền thường là điều kiện cần thiết. Nhưng khi Việt Nam lo lắng về việc bị bỏ lại phía sau ở Đông Nam Á, chính phủ Mỹ và châu Âu, những nước và khu vực đã tỏ ra quan tâm về đổi mới chính trị tại Việt Nam, nên tận dụng lợi thế và nhất quán làm áp lực đã thiếu sót trong quá khứ.
Cùng lúc giới lãnh đạo Việt Nam ngày càng lo ngại và quan tâm nhiều hơn về ý định của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên các quần đảo giàu tài nguyên trong vùng biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], họ đã bắt đầu các cuộc thảo luận với chính quyền Obama về hợp tác quân sự. Đây là một cơ hội tự nhiên để nhấn mạnh về nhân quyền, và cho đến nay, các viên chức Mỹ đã đang đi đúng đường. “Có những hệ thống vũ khí nhất định mà Việt Nam sẽ thích mua của chúng tôi hoặc nhận được từ chúng tôi, và chúng tôi muốn chuyển giao các hệ thống này cho họ. Nhưng việc này sẽ không xảy ra trừ khi họ cải thiện hồ sơ nhân quyền của họ,” Thượng nghị sĩ Joe Lieberman cho biết sau khi đi thăm Hà Nội với Thượng nghị sĩ John McCain trong tháng Giêng vừa qua. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đang phải đối đầu với áp lực của dân chúng để đứng lên chống lại kẻ thù lịch sử là Trung Quốc, và sự hậu thuẫn của quân đội Mỹ sẽ làm cho hải quân Việt Nam trở thành một đối thủ đáng kể hơn trong vùng biển Nam Trung Hoa [Biển Đông].
Nhưng nếu Miến Điện đã cho thế giới thấy điều gì, thì đó chính là sự chú ý của quốc tế đến những người hoạt động dân chủ, nhà báo, và các nhóm nhân quyền đã buộc các chính phủ phương Tây phải có trách nhiệm giữ lời hứa về quyền con người. Miến Điện đã không nhận được phần thưởng sớm quá nếu không có đổi mới đi kèm; sự ồn ào của quốc tế sẽ trở thành quá trớn. Ngoài ra, bà Aung San Suu Kyi đã nói nhiều lần - cũng như vô số những người bất đồng chính kiến khác trên thế giới đã nói – uy tín đạo đức họ có được là nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng thế giới.
Miến Điện mở trói báo chí Nguồn ảnh: Reuteurs |
Miến Điện cũng đã chứng minh rằng dự đoán như thế nào và khi nào các chế độ [độc tài] sẽ thay đổi là một trò chơi ngu ngốc. Nhưng nếu lịch sử hiện đại là chỉ dấu thì nhân dân Việt Nam đã chứng minh rằng họ hoàn toàn có khả năng đứng lên để chống lại áp bức. Chính phủ hiện nay đã được nhắc nhở về điều này trong một sự kiện chưa từng có, xảy ra hồi tháng Giêng. Ngoài thành phố ven biển phía Bắc của Hải Phòng, một nông dân nuôi cá đã dẫn đầu một cuộc phản đối vũ trang chống lại chính quyền địa phương đã tịch thu nhà đất của sau khi hợp đồng thuê của ông hết hạn (Việt Nam không cho phép sở hữu tài sản tư nhân). Ông trở thành một anh hùng nổi tiếng khắp nước, và cũng là một sự kiện ấn tượng lần đầu tiên xảy ra: chính quyền trung ương và báo chí do nhà nước kiểm soát ban đầu chỉ trích người nông dân Tiên Lãng sau đã quay lai biện luận bảo vệ ông. Năm tới, hợp đồng cho thuê nhà đất tương tự sẽ hết hạn trong cả nước, có khả năng ảnh hưởng đến hàng ngàn dân nghèo. “Đây là một quả bom hẹn giờ,” ông Thayer nói.
Như vậy đến nay, Đảng Cộng sản đã lão luyện trong việc điều hướng các quả bom nổ chậm như vậy - và làm cho thế giới thấy Việt Nam đương đại là một trong những thành công kinh tế và ổn định chính trị. Nhưng với những thay đổi quay đầu của Miến Điện song song sự với sự đàn áp người bất đồng chính kiến của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã đến lúc các nước phương Tây phải đưa nhân quyền lên hàng đầu trong mọi giao dịch với Việt Nam. Phong trào ủng hộ dân chủ tại Việt Nam – dù bị trù dập vì những năm tháng khủng bố nhưng vẫn kiên cường – sẵn sàng để kể câu chuyện của mình với thế giới. Nguyễn Quốc Quân, thường xuyên tiếp xúc với ông anh bất đồng chính kiến với nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Đan Quế, nhớ lại một cuộc trò chuyện giữa hai người trong thời gian gần đây. “Anh ấy nói với tôi rằng mọi thứ bây giờ đã khác rồi. Nhân dân không còn sợ hãi như 10 năm trước đây. Ngày càng có nhiều người trẻ tuổi tham gia, vào cuộc. Họ càng bắt nhiều người, phong trào sẽ càng mạnh mẽ hơn và lớn hơn nữa.”
© DCVOnline
Nguồn: The Terrible Tiger. BY DUSTIN ROASA | APRIL 17, 2012. Foreign Policy.
No comments:
Post a Comment