Trở Về Trang chính

Friday, March 23, 2012

Vẹm Hèn Quỳ Lậy, May Chúng Mới Tha: Trung Quốc: Bắt giữ 21 ngư dân Việt Nam ở Biển Đông là hợp pháp

Trung Quốc: Bắt giữ 21 ngư dân Việt Nam ở Biển Đông là hợp pháp

Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở Vũng Tàu
Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở Vũng Tàu

Chính phủ Trung Quốc ngày 22/3 khẳng định việc Bắc Kinh giam giữ 2 tàu cá Việt Nam cùng 21 thành viên thủy thủ đoàn gần quần đảo Hoàng Sa là hành động hợp pháp.

Phát biểu trước báo giới, ông Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nhấn mạnh Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi ở quần đảo Hoàng Sa, hành vi của 2 tàu cá Việt Nam xâm phạm chủ quyền và quyền hàng hải của Trung Quốc.

Vì vậy, vẫn theo lời ông Hồng Lỗi, hành động của chính quyền Trung Quốc là thực thi luật pháp chính đáng.

Bắc Kinh một lần nữa kêu gọi Hà Nội quản lý và giáo dục ngư dân, chấm dứt hành động mà Trung Quốc mô tả là ‘đánh bắt trộm bất hợp pháp’ trong lãnh hải Trung Quốc.

Cùng ngày 22/3, tờ Hoàn Cầu thời báo của nhà nước Trung Quốc cho đăng nhận định của giới phân tích nước này nói rằng Bắc Kinh nên áp dụng các biện pháp đa dạng, kể cả phương thức cứng rắn và biện pháp ‘cây gậy và củ cà rốt’, để duy trì quyền lợi tại Biển Đông.

Phản hồi của Trung Quốc được đưa ra đáp lại yêu cầu của Việt Nam đòi Bắc Kinh phóng thích 21 ngư dân Việt Nam ngay lập tức và vô điều kiện.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị tố cáo Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Ông Nghị cho biết đại diện Bộ Ngoại giao đã tiếp xúc với đại sứ quán Trung Quốc về việc này.

Chính quyền Trung Quốc bắt giữ 21 ngư dân của xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn ở Quảng Ngãi hôm 3/3 và đòi tiền chuộc trên 11.000 đô la.

Giới chức Việt Nam khuyên gia đình các nạn nhân không nộp tiền chuộc và yêu cầu chính phủ thúc ép Bắc Kinh phải thả các ngư dân Việt.

Vụ việc này là diễn biến mới nhất trong loạt tranh cãi ngoại giao liên quan đến chủ quyền ở Biển Đông giữa hai nước cộng sản láng giềng.

Mới tuần rồi, Hà Nội lên án Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng khi cho phép công ty dầu khí của Trung Quốc mời thầu khai thác dầu khí gần quần đảo Hoàng Sa.

http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/china-vietnam-fishermen-03-22-2012-143798066.html

———–

Vụ bắt ngư dân ‘là cảnh cáo’

Ngư dân Việt Nam (hình minh họa)

Giới phân tích Trung Quốc xem vụ bắt 21 ngư dân gửi ra dấu hiệu mới

Giới phân tích tại Trung Quốc xem vụ bắt giữ 21 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi là “cảnh cáo những ai xâm phạm lãnh hải”.

Trung Quốc đã bắt 21 ngư dân và hai tàu cá Quảng Ngãi, QNg 66074 TS và QNg 66101 TS, khi các tàu này đang hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa hôm 3/3.

Bộ Ngoại giao Việt Nam nói đã trao công hàm cho Sứ quán Trung Quốc để yêu cầu “thả ngay và vô điều kiện các ngư dân và tàu cá Việt Nam”.

Trong khi đó, tờ báo Trung Quốc Hoàn cầu Thời báo dẫn lời chuyên gia nước này, gọi vụ việc là “sự cảnh cáo”.

‘Cứng rắn hơn’

Tiến sĩ Đỗ Kế Phong, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Châu Á- Thái Bình Dương của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nhận định “bằng cách giam giữ các ngư dân Việt Nam, Trung Quốc đang cảnh cáo những ai xâm phạm bất hợp pháp lãnh hải”.

“Một số quốc gia có lập trường cứng rắn trong việc giải quyết các tranh chấp.”

“Trong trường hợp này, nhượng bộ không còn có lợi cho Trung Quốc, vì thế chúng ta chứng kiến lập trường của Bắc Kinh trở nên cứng rắn hơn,” ông Đỗ nói.

Ông này khuyên chính phủ Trung Quốc xem xét “các phương pháp mới” để đối phó với các nước liên quan tranh chấp.

“Chúng ta có thể sử dụng các cách thức tiếp cập đa dạng tùy theo sự biến đổi của tình hình.”

“Một lập trường thật cứng rắn, nhượng bộ, hay một chính sách cương nhu kết hợp theo kiểu ‘cây gậy và củ cà rốt’ cần luôn sẵn sàng để giải quyết tranh chấp,” ông Đỗ phát biểu trên tờ Hoàn cầu.

“Một lập trường thật cứng rắn, nhượng bộ, hay một chính sách cương nhu kết hợp theo kiểu ‘cây gậy và củ cà rốt’ cần luôn sẵn sàng để giải quyết tranh chấp.”

Ông Đỗ Kế Phong

Bài trên Hoàn cầu Thời báo, tờ báo con của Nhân dân Nhật báo vốn là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, không chính thức khẳng định đang có việc bắt người.

Thay vào đó, tờ này chỉ dẫn lại lời một viên chức Việt Nam tường trình về vụ việc với hãng tin Pháp AFP.

Không chính thức khẳng định, nhưng tờ báo dùng tin của AFP để đề cập tình tiết Trung Quốc đòi 70,000 nhân dân tệ tiền chuộc với gia đình các ngư dân đang bị giam.

“Trong khi đó, các viên chức Việt Nam khuyến cáo gia đình này không nên trả tiền chuộc và yêu cầu Hà Nội tạo áp lực với Trung Quốc để thả người,” Hoàn cầu Thời báo viết.

Theo tờ báo, Bộ ngoại giao Trung Quốc nói trên một kênh truyền hình rằng đang xem xét vụ việc chứ không cho biết chi tiết.

Sức ép công luận?

Tờ báo cũng “phân trần” rằng công dân mạng Trung Quốc đã đòi hỏi chính quyền phải cứng hơn để bảo vệ quyền lợi ngư dân Trung Quốc.

Ông Lý Kiệt, từ Học viện nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc, được dẫn lời nói “dư luận về Nam Hải có thể làm lung lay việc chính phủ giải quyết tranh chấp, nhưng chính sách đối với vấn đề này sẽ vẫn được điều chỉnh bằng sự cân bằng các lợi ích quốc gia”.

Ông Lương Thanh Nghị
Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối Trung Quốc

Trung Quốc cũng loan báo sẽ tăng cường tuần tra tại Biển Đông.

Theo Tân Hoa Xã, hạm đội Nam Hải thuộc Lực lượng hải giám nước này vừa hoàn thành chuyến tuần tra lần thứ ba nhằm “chấm dứt việc khai thác dầu khí bất hợp pháp”.

Tân Hoa Xã nói hạm đội đã phát hiện ra 30 điểm khảo sát dầu khí “bất hợp pháp”.

Tiến sĩ Đỗ Kế Phong ủng hộ ý kiến tuần tra thường xuyên, nhấn mạnh rằng các biện pháp này sẽ minh chứng thêm cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp.

Tương tự, ông Lý Kiệt được dẫn lời: “Bên cạnh một chính sách đối ngoại trong các vấn đề tranh chấp, việc tuần tra thường xuyên sẽ giúp ngăn chặn nỗ lực của bất kỳ bên nào muốn xâm chiếm, và tránh được sự hiểu lầm của cộng đồng quốc tế.”

Những ngày vừa qua, Việt Nam và Trung Quốc đã đấu khẩu vì những diễn biến quanh quần đảo Hoàng Sa, bị Trung Quốc chiếm từ tay Việt Nam Cộng Hòa năm 1974.

Việc Việt Nam gửi chư tăng ra trụ trì các chùa ở quần đảo Trường Sa cũng bị Trung Quốc lên án là “thách thức chủ quyền”.

‘Không ngạc nhiên’

Trong khi đó, một chuyên gia từ Singapore, Robert Beckman, tỏ ra không ngạc nhiên trước cuộc khẩu chiến Việt – Trung những ngày qua.

Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore, nói với BBC Tiếng Việt rằng có thể đoán sẽ xảy ra những vụ thế này trong bối cảnh tranh chấp biển đảo.

Tuy vậy, ông không nghĩ vụ bắt giữ các ngư dân sẽ là “điểm bước ngoặt” cho sự xấu đi trong quan hệ.

“Hy vọng hai phía sẽ gặp nhau để tìm cách làm nguội tình hình,” ông nói.

Vị chuyên gia này cũng “hy vọng sẽ không có những cuộc biểu tình tương tự mùa hè năm ngoái” ở Việt Nam.

“Mặc dù các vụ vệc như thế khơi dậy cảm xúc trong dư luận, nhưng tranh chấp tốt nhất nên để các chuyên gia ở các cơ quan chính phủ giải quyết,” ông nhận định.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/03/120322_globaltimes_viet_fishermen.shtml

No comments:

Post a Comment