Trở Về Trang chính

Wednesday, March 21, 2012

” ĐỪNG “LA NỮA ! MỜI ÔNG “THĂNG” ĐI !

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng

Cả nước mấy tuần nay nhân dân như tháo mồ hôi hột,nhưng không vì cái nắng chói chang của mùa khô khởi sự trên giải đất hình chử S mà vì cầm đôi đũa bên mâm cơm người ta cứ thấy con cá đĩa rau như càng ngày càng teo tóp , chắc chắn nó không hao hụt vì thời tiết mà hình như là từ “Lạm Phát” , bởi từ 2011, tỉ lệ đã là 22% (Top 5 thế giới) bước vào 2012, CP báo cáo với QH sẽ phấn đấu giảm lạm phát xuống còn 15%năm (www.bayvut.com.au) .

Nhưng hương xuân đầu năm chưa kịp tan thì giá điện tăng cái vù muốn xiểng niễng, chưa kịp lấy lại thăng bằng thì tia chớp hình giọt xăng giáng xuống 10% tối tăm mày mặt , ai cũng biết ( nhà nước thì càng biết nhiều hơn) đa phần các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu hiện nay có liên quan mật thiết đến giá điện và thành phẩm tiêu dùng đến tay người xử dụng qua khâu phân phối lưu thông không thể thiếu những giọt xăng . Vậy là lạm phát tự nhiên được nhà nước bổ xung cho hai “đồng minh” trợ thủ đắc lực …

Vậy mà cũng chưa thôi,cái bánh xe các loại đang ì ạch vì giọt xăng đang đè nặng thì “Ngài” Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng lại hồ hỡi đề xuất hiến thêm một loạt “kế” tăng thuế,phí,lộ phí lưu hành để tái tạo hạ tầng giao thông chống ùn tắt trên các đầu phương tiện, do lượng xe các loại lưu hành quá nhiều cần phải hạn chế tăng thêm (nhất là xe con,du lịch,xe máy cá nhân) ..!? .

Người dân hạn hẹp kiến thức, không hình dung được hết cái ý nghĩa của từ ngữ tầm nhìn “vĩ mô” hay “qui mô” mà giãn đơn thôi, người ta nghĩ, như người Nông Dân nhìn mảnh ruộng của mình người ta có thể ước lượng phải gieo xạ bao nhiêu hạt giống đủ cho mật độ cây lúa tăng trưởng tốt tươi , người chăn nuôi đào cái ao đo thể tích nước biết thả bao nhiêu cá, loại nào sống tầng đáy,loại nào sống tầng lững để mang lại hiêu quả kinh tế, nhìn sản lượng trái trên cây người ta có thể biết trước phãi ổn định bao nhiêu trái cho cành khõi gãy..v.v…Thì ngẫm cho cùng một cái Bộ của quốc gia gọi là phụ trách chuyên nghiệp cho vấn đề GTVT thì chắc là phải thừa mứa các chuyên gia đầu ngành để có kế hoạch gọi là tính toán các phương án của tầm nhìn “vĩ mô” (!!) đón đầu trong GTVT chứ có lẽ nào đợi “nước tới chân” rồi cứ ngồi trong phòng máy lạnh mà gõ laptop thiết kế văn bản làm thầy “dùi” yêu cầu Nhà Nước cho phép “xô” người dân phải nhảy tới thiếu điều bổ xấp bổ ngửa như hiện nay ? .

Đầu năm ,rất vui, không lẽ không nhắc lại,trong cuộc họp báo của Bộ GTVT chiều 3/1 trước câu hỏi cũa PV báo chí về các dự kiến của Bộ về đề nghị nhà nước thu thêm Phí lưu hành để hạn chế phương tiện, chống ùn tắc giao thông : Hiện nay phương tiện công cộng chưa đáp ứng đủ, nếu thu phí lưu hành thì người dân vẫn chấp nhận đóng phí và đi xe máy. Nhiều chuyên gia cho rằng giải pháp thu phí lưu hành chỉ tăng nguồn thu cho nhà nước cho Bộ, chứ chưa giảm ùn tắc. Bộ trưởng nghĩ thế nào? ông Bộ Trưởng Đinh La Thăng rất hùng biện nói : – “ Thu phí lưu hành phương tiện cũng là một phần chống ùn tắc, hạn chế tai nạn. Cùng với nó, Chính phủ, ngành giao thông tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, đầu tư phương tiện vận tải công cộng. Nhiều nước như Anh, Thụy Điển đang áp dụng thu phí tắc nghẽn giao thông,đây là giải pháp để đảm bảo sự công bằng trong xã hội ” ! . Lạ thật- Như thế nào là “công bằng” ? khi ùn tắc chủ yếu ở 2 TP lớn, hai đầu đất nước nhưng đề suất của ông Bộ trưởng thì thu phí tất tần tật các phương tiện trên cả toàn quốc ? sao không thu phí chỉ ở cửa ngỏ vào hai TP lớn này thôi ? ông lại còn mang 2 quốc gia Châu Âu hùng mạnh về kinh tế Anh- Thuỵ Điển mà phương tiện đi lại của người dân nơi các nước ấy, xe con là chủ lực để so sánh với VN !? ,Và cũng thêm chua chát,mới đây thôi ông Đinh La Thăng lại vừa gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo bổ sung, xung quanh việc thu phí giao thông. Theo đó, Bộ GTVT kiến nghị đổi tên (?) phí lưu hành phương tiện cá nhân thành phí hạn chế (?) phương tiện giao thông cá nhân đường bộ và giữ nguyên tên đối với phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.(TTonline 21/3) .

Người ta không nhịn được cười khi chất xám của bằng cấp kiến thức khoa học kỹ thuật của Bộ lại phát huy thế mạnh chỉ để thay đổi cái tên một kế hoạch tạo thêm chứ không bớt đi gánh nặng cho người đã nộp đủ loại sắc thuế liên quan là nhân dân trước đó , nó khôi hài gần gặn với việc : Cứ nhắm mắt vô tư cho đổ cá giống xuống cái ao nuôi bây giờ nó tăng trưởng đầy nghẹt lại bắt cá đứng yên tại chổ hay lội lờ đờ chứ đừng tung tăng vùng vẫy ? .

Và chắc người dân cả nước sẽ nhớ đến ông La Thăng và Bộ GTVT rất lâu khi nhờ sáng kiến thức thời (?) của ông và Bộ mà kể từ 1/6 tới đây toàn bộ người dân gián tiếp hay trực tiếp phải bớt xén hạt cơm miếng cá của mình để đóng thêm vào phí “bảo trì đường bộ” khoảng 5.987 tỷ đồng/năm trong cơn vật vã vì áo cơm bởi Lạm Phát của quốc gia.

Vẫn….chưa hết, dù đã è cổ đóng thêm các loại phí nói trên thì người xử dụng phương tiện cũng còn “nghẹt thở” trên mặt đường nhựa khi mãi lộ giống như giang hồ “Không đi cũng phải đóng tiền” : Phía Nam , dư luận đang lên tiếng rất nhiều về việc Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng giao thông Cửu Long, chủ đầu tư dự án đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương, được lập trạm thu phí trên quốc lộ 1 để thu phí cho đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương , thật là phi lý khi cung đường QL1 này hình thành do ngân sách từ thuế đóng vào xăng dầu của người dân trước đó, nó đâu liên quan gì đến đường cao tốc ? Một chuyện cười ra nước mắt nữa là dự án xây dựng cầu Đồng Nai và các nút giao thông Tân Vạn, ngã ba Vũng Tàu thi công đầu năm 2009 (đến nay vẫn chưa hoàn thành) nhưng nhà đầu tư lại được cho phép thu phí ở trạm thu phí mãi tận thị trấn Sông Phan (tỉnh Bình Thuận), nằm cách cầu Đồng Nai… 142km! ? Lý giãi điều phi lý này này lãnh đạo Tổng công ty Xây dựng số 1 – (chủ đầu tư dự án BOT xây dựng cầu Đồng Nai mới) – cho biết đến năm 2014 mới dời việc thu phí từ Sông Phan về cầu Đồng Nai do phải thương thảo lại hợp đồng BOT với Bộ GTVT cũng như tính toán các phương án kỹ thuật đặt trạm thu phí mới.(Gần như có nghĩa không thu trước như vậy lấy kinh phí đâu xây cầu ! ) cũng có nghĩa sẽ mất ít nhất hai năm nữa người dân ở tỉnh Bình Thuận mới không còn phải nộp phí “oan” cho cầu Đồng Nai ở tít mù xa ngoài biên giới tỉnh mình . Còn phía Bắc cũng hệt như vậy các phương tiện cơ giới đi qua trạm thu phí Bắc Thăng Long trên tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài (địa phận Hà Nội) lại phải đóng phí cho dự án xây dựng quốc lộ 2, đoạn tránh TP Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc). Đó là chưa kể chuyện nhà đầu tư là Công ty cổ phần BOT Vietracimex 8 (thuộc Tổng công ty CP Thương mại xây dựng – Viettracimex) được thu phí từ ngày 1-9-2009 dù đến cuối tháng 12-2010 dự án mới hoàn thành.Tương tự, để hoàn vốn đầu tư xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính VN (Vidifi) cũng được chuyển giao hai trạm thu phí trên quốc lộ 5. Ngoài ra từ tháng 12-2009, Vidifi cũng được bàn giao trạm thu phí Tiên Cựu thu phí để hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Bức xúc nhất là việc các bộ ngành và UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý cho Công ty cổ phần BOT, đầu tư dự án xây đường tránh TP Thanh Hóa, được quyền thu phí hoàn vốn tại trạm thu phí Tào Xuyên trên quốc lộ 1 ngay cửa ngõ TP Thanh Hóa. Ngoài vị trí có tính “bắt chẹt” (tất cả xe chạy trên quốc lộ 1 dù không sử dụng đường tránh cũng phải đóng phí), nhà đầu tư 822 tỉ đồng này còn được áp dụng mức thu gấp đôi mức phí các trạm nộp ngân sách nhà nước, với thời hạn thu 30 năm 8 tháng kể từ ngày 1-1-2009. Hiện nay, Bộ GTVT đang đề xuất giảm mức thu xuống còn 1,5 lần mức thu cơ bản đối với trạm này nhưng chưa được áp dụng. Tương tự về mức độ bức xúc là việc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4), đầu tư BOT tuyến tránh TP Vinh, được sử dụng trạm thu phí Bến Thủy (TP Vinh) khiến tất cả xe từ TP Vinh (không đi đường tránh) sang địa bàn Hà Tĩnh và từ Hà Tĩnh sang TP Vinh đều phải đóng phí. Trả lời vấn nạn này, một lãnh đạo Tổng cục Đường bộ thừa nhận 13 trạm thu phí bắt dân “không đi cũng phải đóng tiền” là vấn đề “gai góc”, cần quá trình sắp xếp điều chỉnh cho phù hợp . Nhưng bao giờ thì điều chỉnh (!?) .(TT.online) .

DÀY ĐẶT TRẠM THU, XE LĂN TỚI ĐÂU TIỀN QUĂNG TỚI ĐÓ !?.

Đi 20-30km gặp trạm thu phí . Ông Đỗ Xuân Phú – giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ vận tải thương mại Minh Liên (Q.Bình Thạnh) – cho biết trên lộ trình TP.HCM đi Bình Dương chỉ 50km phải qua ba trạm thu phí, một trạm ở xa lộ Hà Nội, hai trạm ở tỉnh Bình Dương. Còn đường từ cảng Cát Lái (Q.2, TP.HCM) đến Long An khoảng 70km phải qua ba trạm thu phí. Nếu không theo lộ trình cầu Phú Mỹ thì phải chờ sau 0g mới đi cầu Sài Gòn – đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương, với quãng đường xa hơn khoảng 10km và vẫn nộp phí ở ba trạm thu phí.Theo ông Phú, một xe container đi từ cảng Cát Lái về Long An đã trả cho ba trạm thu phí 940.000 đồng, chiếm 30% so với tiền cước vận tải (trên 3 triệu đồng). Sau khi chi trả lương tài xế, xăng dầu, khấu hao xe, trả lãi vay ngân hàng thì doanh nghiệp bị lỗ.

Ông Vũ Thanh Hòa – chủ xe đò của Hợp tác xã vận tải và dịch vụ du lịch Sài Gòn (Q.Bình Thạnh) – nói lộ trình từ bến xe miền Đông (TP.HCM) đến tỉnh Đắk Lắk dài 350km mà có đến bảy trạm thu phí. Bình quân 50km có một trạm thu phí là bất hợp lý. Một chuyến xe đò 29 chỗ ngồi có doanh thu khoảng 2 triệu đồng/chuyến, sau khi nộp phí 120.000 đồng, chi trả lương tài xế 350.000 đồng, lái phụ 200.000 đồng, chi phí xăng dầu, khấu hao xe… thì không còn lời. Nếu chọn lộ trình quốc lộ 1 qua Đồng Nai, Bình Thuận, Nha Trang lên Đắk Lắk thì đường dài hơn, lên đến 600km và vẫn nộp phí ở bốn trạm. Ngay trên tuyến quốc lộ 1 vẫn có tình trạng trạm thu phí cách nhau dưới 70km: trạm Quán Hàu cách trạm Cầu Gianh 46km, trạm Tam Kỳ cách trạm Hòa Phước 47km, trạm Ninh An cách trạm Bàn Thạch 58km…

Tuy nhiên ngần ấy vấn nạn chưa phải là điểm dừng . Bộ GTVT đang kiến nghị : Để tạo nguồn vốn mở rộng quốc lộ 1 trên toàn tuyến, trong tương lai gần cần thiết phải tăng mức thu phí trên quốc lộ 1 lên mức tối thiểu 75% phí đường cao tốc (hiện đường cao tốc đang thu 1.000 đồng/km/xe tiêu chuẩn) và ba năm tăng một lần với mức 18% để thu hút nhà đầu tư.

Với chủ trương này, nhiều ý kiến cho rằng số lượng trạm BOT trên quốc lộ 1 sẽ còn tăng lên. Khi việc thu phí bảo trì đường bộ được tiến hành, cộng với hàng loạt trạm thu phí BOT vẫn tồn tại thì việc phí chồng phí người dân xử dụng các phương tiện cơ giới phải tiếp tục gồng gánh là không tránh khỏi.

Với viễn cảnh ảm đạm nói trên,lý ra một Đại Biểu QH mang hàm Bộ Trưởng có tầm nhìn xa và “thương dân” , người ta có thể kỳ vọng ở ông Đinh La Thăng những đột biến tư duy trong hàng ngũ Cán Bộ chủ chốt như “cha nó lú thì còn chú nó khôn” tham mưu cùng CP để dịch chuyển những khoản đầu tư hạ tầng cơ sở khổng lồ từ ngân sách quốc gia nhưng chưa đúng trọng tâm và thiết yếu,đôi khi là phí phạm thừa thải ví dụ như : Ào ạt đổ vốn từ ngân sách thành lập các khu công nghiệp,chế xuất trên khắp nước để thừa mứa phơi nắng mưa do đầu tư lấp không đầy như hiện nay, trong khi hạ tầng giao thông huyết mạch thiết yếu của quốc gia cần vốn thì ông lại quay sang đề nghị hiến kế vắt kiệt sức dân với những giãi pháp “không khoan sức dân” chút nào –

Vì vậy có lẽ cũng vui thôi khi phải méo mặt è cổ đóng phí nhiều thứ quá người dân phải van vái : “Lạy trời cho gió thổi lên- Đưa La Thăng, thăng thẳng về trên cõi trời” !! .

HOÀNG THANH TRÚC

No comments:

Post a Comment