Sau khi có kết luận của thủ tướng chính phủ về vụ cưỡng chế thu hồi đất đầm nuôi thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng; nhiều người dân bị thu hồi đất một cách trái luật lâu nay tỏ ra phấn chấn, kiên trì hơn trong khiếu kiện dai dẳng lâu nay của họ.
Nguồn Phapluat.vn. Công an, cảnh sát cơ động mang cả chó bao vây nhà của gia đình Ông Đoàn Văn Vươn, ảnh chụp hôm 05-01-2012.
Vô vàn vụ Đoàn Văn Vươn
Chính nhiều người đang hoạt động trong hệ thống công quyền tại Việt Nam, hay đại diện cho người dân…đều thừa nhận tình hình cưỡng chế, thu hồi đất một cách tùy tiện, trái luật tại nhiều địa phương của Việt Nam đã diễn ra lâu nay và trở thành vấn nạn không dễ gì giải quyết.
Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc từng phát biểu vụ cưỡng chế đất đầm nuôi thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm rất lớn.
Sau khi xảy ra vụ việc gia đình họ Đoàn nổ súng hoa cải và mìn tự tạo để chống lại lực lượng cưỡng chế của huyện Tiên Lãng, nhiều người dân bị mất đất lâu nay cho rằng vụ việc của bản thân họ và gia đình cũng chẳng khác gì vụ cưỡng chế đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn; có khác chăng chỉ là họ đã không nổ súng và mìn như gia đình họ Đoàn mà thôi.
vụ cưỡng chế đất đầm nuôi thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm rất lớn.
Đại biểu QH. Dương Trung Quốc
Cô giáo Bùi thị Thành, ở thành phố Hồ Chí Minh trong những ngày này tiếp tục ra tại 210 Võ thị Sáu, văn phòng tiếp dân của chính phủ tại đó để cùng nhiều bà con khiếu kiện đất đai ở các tỉnh miền nam đòi hỏi công lý nói về tấm gương Đoàn Văn Vươn đối với họ:
Hai anh Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý. RFA/Phapluat.vn
Mọi người đều thấy việc làm của ông Đoàn Văn Vươn là đúng. Giải tỏa nhà của người ta mà không bồi thường, đẩy người ta đến bước đường cùng. Nhà ông Đoàn Văn Vươn chỉ là một trong hằng triệu triệu dân oan. Bà con ở trong tình trạng như ông Vươn vì họ yếu thế, đơn chiếc. Việc làm ông Đoàn Văn Vươn làm bà con rất vui mừng.
Một người bị mất đất, đánh đập rồi phải tù tội và khiếu kiện suốt hai chục năm qua, ông Hồ Sĩ Chửng, xóm 9, xã Thạch Xuân, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh cho biết về tình cảnh đó của bản thân:
Tháng 3 năm 1988, theo chủ trương làm trang trại của chính phủ tôi lên làm trang trại đầu tiên của xã nhà. Việc làm này được hợp tác xã và địa phương đồng tình, và huyện cấp đất cho tôi tháng 3 năm 88. Đến tháng 5 năm 93, kẻ xấu đến tước đoạt đất trang trại của tôi. Họ đánh, trói tôi lại và giải về xã Thạch Xuân. Sau 20 năm mới rõ ra là Đảng bộ xã Thạch Xuân với những đảng viên thoái hóa biến chất đã đồng tình tước đoạt trang trại của tôi.
Mọi người đều thấy việc làm của ông Đoàn Văn Vươn là đúng. Giải tỏa nhà của người ta mà không bồi thường, đẩy người ta đến bước đường cùng. Nhà ông Đoàn Văn Vươn chỉ là một trong hằng triệu triệu dân oan. Bà con ở trong tình trạng như ông Vươn vì họ yếu thế, đơn chiếc.
Cô giáo Bùi thị Thành
Một số trường hợp do khiếu kiện lâu năm mà không hề được giải quyết khiến họ bức bách phải đi đến chỗ cùng quẫn, tự kết liễu đời mình.
Khiếu nại tiếp diễn
Tuy vậy vẫn có những người tiếp tục nuôi hy vọng. Và cho đến hôm nay tại những văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng, chính phủ và quốc hội tại thủ đô Hà Nội, cũng như thành phố Hồ Chí Minh hằng ngày vẫn còn bao người vì khuất tất trong vấn đề thu hồi đất phải đến ‘ăn chực, nằm chờ’ yêu cầu giải quyết cho nổi oan khiên mà họ phải chịu đựng.
Bà con tiểu thương chợ Hàng Da tập trung khiếu nại tại Hà Nội. Blog NXDien
Từ cảnh người có nhà cửa, đất vườn canh tác để nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần xây dựng xã hội, đất nước nay họ trở thành những người ‘cù bơ, cù bất’, sống lây lất qua ngày với kỳ vọng công lý được thực thi.
theo nhiều người dân phải đi khiếu kiện bao lâu nay đến tận các cơ quan trung ương, họ chỉ nhận được những văn bản mà về địa phương không thực hiện, hoặc chỉ nhận được những chỉ dẫn mà theo họ là ‘chuyền bóng’ cho người khác.
Tuy nhiên theo nhiều người dân phải đi khiếu kiện bao lâu nay đến tận các cơ quan trung ương, họ chỉ nhận được những văn bản mà về địa phương không thực hiện, hoặc chỉ nhận được những chỉ dẫn mà theo họ là ‘chuyền bóng’ cho người khác.
Một phụ nữ từ xã Dakngo, tỉnh Daknong ở Tây Nguyên, ra khiếu kiện tại Hà Nội hồi ngày 8 tháng 2 cho biết về điều đó:
Chúng tôi sống từ năm 1998 đến 25 tháng 4 năm 2011, tỉnh và huyện cho người vào cưỡng chế và bắt người. Chúng tôi đòi hỏi quyền lợi mà chưa thấy có ai giải quyết cả. Hôm qua chúng tôi đến văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng, họ cũng ra đưa văn bản như những lần trước nhưng khi về địa phương đâu có giải quyết cho dân đâu. Nội dung văn bản không chính xác vụ việc nên chúng tôi không nhận. Cô đưa văn bản nói trung ương chỉ có đưa văn bản còn đất đai thì do huyện, tỉnh giải quyết.
Kiên quyết đến cùng
Dù phải chịu cảnh đùn đẩy qua lại từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên như thế trong bao năm qua; tuy nhiên sau khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có kết luận về vụ Tiên Lãng cho rằng các cơ quan chức năng tại đó đã ra quyết định thu hồi đất sai, và biện pháp cưỡng chế cũng sai. Nhiều người dân tỏ ra hy vọng những lực cản hiện nay trong việc giải quyết các khuất tất của họ đến một lúc nào đó sẽ bị phá tan.
như chuyện của bà ở Vĩnh Long này. Bà mất 30 mấy mẫu đất hương hỏa. Bà già hơn 80 chục tuổi đi phải có người dìu, mà ngày nào cũng phải chống gậy ra đây ngồi. Ông Trọng, ông Sang, ông Dũng nói mà tôi chưa thấy thực hiện. Nói phải đi đôi với làm
Bà Nguyệt, Tiền Giang
Nhưng hy vọng đó cũng như ánh sáng cuối đường hầm mà thôi như trình bày của cô giáo Bùi Thị Thành:
Vấn đề khiếu kiện đất đai tôi thấy vẫn mịt mù không có ánh sáng khả quan giải quyết cho dân đâu.
Nông dân ngoại tỉnh phía Bắc biểu tình về đất đai bị mất bên ngoài văn phòng Quốc hội tại Hà Nội hôm 21/2/2012. AFP
Bà Nguyệt, một người dân Tiền Giang, khi đang có mặt trong đoàn khiếu kiện tại 210 Võ thị Sáu vào ngày 21 tháng 2 cho biết về mong ước được giải quyết khiếu kiện lâu nay:
Nói giải quyết cho gia đình Đoàn Văn Vươn thì phải giải quyết. Chúng tôi thấy nói mà chưa thấy thực hiện. Chúng tôi đã mất quá nhiều năm khiếu kiện rồi; như chuyện của bà ở Vĩnh Long này. Bà mất 30 mấy mẫu đất hương hỏa. Bà già hơn 80 chục tuổi đi phải có người dìu, mà ngày nào cũng phải chống gậy ra đây ngồi. Ông Trọng, ông Sang, ông Dũng nói mà tôi chưa thấy thực hiện. Nói phải đi đôi với làm; nếu không thực hiện chúng tôi sẽ đi đòi lại; nếu chúng tôi chết thì con chúng tôi sẽ đòi lại.
Mồ hôi nước mắt ông cha và của vợ chồng chúng tôi quá cực khổ, mà chúng cướp không như thế là vô lý. Như thế chúng tôi không bỏ cuộc, nếu chính quyền Việt Nam không giải quyết, thì chúng tôi yêu cầu quốc tế giúp giùm.
Bà Trần Thị Tiến, Bến Tre
Bà Trần Thị Tiến từ Bến Tre cũng nói lên quyết tâm khiếu kiện đến cùng:
Mồ hôi nước mắt ông cha và của vợ chồng chúng tôi quá cực khổ, mà chúng cướp không như thế là vô lý. Như thế chúng tôi không bỏ cuộc, nếu chính quyền Việt Nam không giải quyết, thì chúng tôi yêu cầu quốc tế giúp giùm.
Nuôi niềm hy vọng để còn có thể sống là điều mà bao người đang phải làm. Nếu không còn hy vọng vào công lý được thực thi, thì hẳn nhiên nhiều người đã phải tự kết thúc mạng súng hay nổ súng bắn thẳng vào những cướp đi nguồn sống duy nhất của họ và gia đình.
Tiếng nói của những vị từng hoạt động trong chính quyền như tiến sĩ Đặng Hùng Võ, rồi của những vị tướng quân đội như trung tướng Nguyễn Quốc Thước… là hồi chuông báo động phải giải quyết ngay những khuất tất về đất đai cho người dân, sửa đổi luật đất đai sao cho phù hợp với thực tế của cuộc sống, không còn là điều kiện khiến chính quyền địa phương trở thành tầng lớp cường hào mới chuyên thu tóm đất đai của người dân để mưu lợi riêng.
No comments:
Post a Comment