Sau sự kiện người Việt gốc Hoa di tản ra nước ngoài thì sự kiện dòng người Việt di tản khỏi Việt nam sau khi Sài gòn các xe tăng của quân giải phóng tràn đầy trên đường phố và sau cùng là người Việt di tản đến Hồng kông năm 1979 đã sinh ra một thế giới người Việt với hơn 3 triệu người đang sống trên phần lớn các quốc gia với nền kinh tế và khoa học hiện đại nhất trên thế giới như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Hòa lan, Bỉ, Đức, Phần lan, Thụy điển, Đan mạch, Úc v.v…
Từ những ngày ban đầu mới đến các quốc gia này với vẻ mặt đày đầy bỡ ngỡ phải nhờ vào sự trợ giúp của các cán sự xã hội và những người thiện nguyện của nước bản sứ và với đồng tiền ít ỏi của trợ cấp xã hội do chính phủ đài thọ thì nay người Việt đã có thể ngẩng cao đầu để nói rằng tiến kịp và ngang hàng với chính người bản xứ và đóng góp không nhỏ vào việc xây dựng nền kinh tế va quốc phòng an ninh của các quốc gia này. Khác với nhiều cộng đồng to lớn khác như người Mexico, người Trung quốc, người Ấn, người Maroco và Thổ Nhĩ kỳ hay những người Đông Âu sang chuyên mở các tiệm hàng làm ăn, người Việt thế hệ ban đầu đã trọn vẹn chịu hy sinh lao vào làm ăn kinh tế phấn đầu tạo nền tảng cho con cái họ tiến bước vào các trường đại học. Vốn có dòng máu thông minh, truyền thống học hành, lại chịu khó thế hệ trẻ đến cùng cha mẹ những năm trước và mốc 1989 theo các ngả Hongkong hay Philipne nhiều thanh niên hôm nay đã là giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ, kỹ sư, các nhà giáo rất danh giá trên tất các các ngành mũi nhọn của các quốc gia này, cũng phải kể đến trong đó có rất nhiều người trở thành các doanh nhân rất thành đạt.
Nhiều người ngày nay khi nói đến người Việt thường chỉ nhìn hay nói về mặt tiêu cực đó là trồng cần sa hay buôn ma túy, cờ bạc mà không chịu nhìn vào cái tiến bộ, sự thành tựu lớn lao mà thế hệ của người Việt nam hiện nay đang gặt hái ở trên khắp thế giới này. Các thứ bằng cấp mà họ có trong tay là thứ bằng cấp thực sự có giá trị cao khiến người nước sở tại cũng phải kính nể. Đặc biệt với các em tuổi 12 đến 15 khi ở trong các trại Hongkong mới chỉ học lớp 6, lớp 7 khi đến định cư ở nước sở tại phải vật lộn với ngôn ngữ mới lạ của quốc gia này, nhưng nhiều em đã học một năm 2 lớp để đuổi kịp vào độ tuổi 17, 18 bước chân vào ngưỡng cửa các trường đại học có danh tiếng ở Hoa kỳ, Anh, Pháp, Đức, Hà lan v.v…
Chúng tôi đã có dịp đến thăm và chứng kiến buổi trao bằng tốt nghiệp bác sỹ, dược sỹ trường đại học danh tiếng Groningen của các em người Việt tại Hà lan. Các em này đến định cư theo bố mẹ mới năm 1991 khi đang độ tuổi 14, 15 mà chỉ sau 4 năm học đặc cách 2 lớp 1 năm rồi sau 6 năm đã trở thành Bác sỹ và Dược sỹ, kỹ sư, giáo viên rất chững chạc nay là những người lãnh đạo của nhiều bệnh viện và các tập đoàn công ty tại Hà lan.
Tại Anh quốc, Hoa kỳ, Canada cũng là như vậy, người Việt Nam cũng để lại tiếng thơm về học hành đỗ đạt cao trong các ngành hàng đầu của các quốc gia này. Nhưng điều đang nói đến là người Việt Nam rất nhạy bén, họ đã biết ý thức về vai trò lá phiếu của mình rất quan trọng việc tham gia vào tiến trình xã hội của các quốc gia mình đang sống. Tại Hoa Kỳ ngày nay, bất kỳ một ứng cử viên tổng thống nào cũng đều biết rõ với hơn 1 triệu lá phiếu của người Việt có thể quyết định sự thắng bại của hai ứng cử viên hai đảnh Dân chủ và đảng Cộng hòa. Có những thời điểm sát sao và căng thẳng sự hơn kém của hai đối thủ này chỉ tính bằng con số nghìn thì phải thấy với hơn 1 triệu lá phiếu kia khi dồn chọn cho ai thì thắng lợi đã được đặt trong lòng bàn tay của ứng cử viên đó nếu họ được lòng cộng đồng người Việt Nam này.
Vừa qua, thấu hiểu sức mạnh này của cộng đồng người Việt ở Hoa kỳ mà đại diện của tổng thống Obama đã phải có cuộc gặp mặt với hơn 200 đại diện người Mỹ gốc Việt.
Cũng từ đó người Việt Nam đã đóng góp về không những các chính sách của tổng thống về vấn đề trong nước và cả các vấn đề đối ngoại, trong đó có cả vấn chính trị và xã hội ở Việt Nam. Chẳng những chỉ có Tổng thống Mỹ nghe mà cả lãnh đạo Quốc hội cả ở hai viện cũng phải lắng nghe tiếng nói của sắc tộc đặc biệt này. Có thể nói sau sắc tộc người Mỹ gốc Do thái thì sắc tộc Việt nam đang có tiếng nói rất mạnh có giá trị đích thực góp phần vào chính trường chính trị của quốc gia này só với nhiều sắc tộc khác. Sau người Việt ở Hoa kỳ thì phải nói ngay đến đó là người Việt Nam ở Hà lan, Đức, Pháp và Úc. Chắc chắn trong những năm tới đây tiếng nói của Việt Nam tại nước ngoài sẽ càng có trọng lượng va ảnh hưởng to lớn, mạnh mẽ hơn.
Điều người Việt Nam ở nước ngoài đang phải quan tâm đó là thế hệ thứ 3 tới đây khi đang sống ở các quốc gia tiến tiến, không hề biết gì về sự khổ hạnh, vật lộn của các bậc phụ huynh, của các bậc đàn anh đến trước, lại kém về ngôn ngữ tiếng Việt, ngày càng xa với phong tục tập quán, văn hóa của người Việt Nam liệu có phát huy được truyền thống và giữ gìn tiếng thơm của người Việt hôm qua và hiện nay hay không?
Học hành để có bằng cấp, có trí tuệ hiểu biết và đặc biệt có tiếng nói chỗ đứng trong xã hội, có sự đóng góp kinh tế xây dựng tổ quốc mà mình đang sống chính là vị tri và tiếng nói của người Việt Nam trông tương lai nơi mảnh đất đang nuôi dưỡng mình. Các tổ chức cộng đồng người Việt chắc chắn cần hướng con em mình vào xác định mục tiêu phấn đấu học tập nhiều song song cùng với các sinh hoạt về văn hóa, văn nghệ v.v…của người Việt Nam. Người ta cho rằng thế hệ Việt Nam thế hệ thứ 3 và 4 hay 5 này càng không biết nói tiếng Việt và không có ảnh hưởng gì với người thân ở Việt Nam nữa. Lại nữa chính sách hòa giải hòa hợp dân tộc của nhà nước Việt nam đang bị thử thách lớn bởi bị Việt kiều vẫn bị phân biệt đối xử khi mua đất hay nhà tại Việt Nam mà chẳng thể được đứng tên như người dân trong nước. Càng ngày người Việt Nam ở nước ngoài càng không kiên nhẫn được khi mà biết bao người khi nhờ anh em bà con người thân đứng tên mua nhà, đất đã bị chính người thân lừa lấy mất mà không thể đòi được.
Như vậy mỗi năm người Việt ở Hải ngoại về thăm đất nước càng ít đi và chắc chắn số ngoại tệ mà Việt kiều gửi về sẽ càng giảm đi.
Đa số tiền gửi Việt kiều dùng để tậu Bất động sản. Vì thế, bất động sản Việt Nam giờ cũng sẽ chết nếu không có chính sách thoáng cho Việt kiều đứng tên mà không cần có điều kiện nào như với đồng bào ở trong nước.
Nhưng cuối cùng thì ai cũng đã thấy, hơn 30 năm trôi qua, người Việt Nam có thể tự hào mà nói rằng, họ đã và đang đứng vững chắc trên đôi chân của mình nơi tổ quốc thứ hai, ngẩng cao đầu trưởng thành trong niềm tự hào khôn tả.
Ngày 13 tháng 3 năm 2012-03-12
© Nguyễn Hoàng Hà
No comments:
Post a Comment