Trở Về Trang chính

Tuesday, March 20, 2012

KHI CHIẾC CẦU GIAO LƯU VĂN HÓA GÃY NHỊP

Vũ Đức Vượng

“Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức độc lập với Đảng Cộng sản Việt Nam!” Ở hải ngoại có ai dám tuyên bố một câu như thế không? Xin thưa có một người dám tuyên bố một câu xanh dờn như thế là ông Vũ Đức Vượng.

Ông này cũng giống như tên Việt gian Nguyễn Bá Chung, kẻ đã dắt mối, dẫn đường để hai tên Việt Cộng Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Huệ Chi đến Trung tâm William Joiner viết “tờ căn cước đỏ” cho 3 triệu người Việt tỵ nạn cộng sản trên toàn thế giới.

Cũng giống như tên Việt gian Nguyễn Bá Chung, Vũ Đức Vượng được đi du học tại Hoa Kỳ trong khi hàng vạn người cùng lứa tuổi với anh ta phải gia nhập Quân lực Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu để bảo vệ nền tự do, dân chủ cho miền Nam và sau đó, khi miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam, những người này đã phải chịu tù đày khổ sai nơi rừng thiêng, nước độc trong hàng chục năm trời.

Vũ Đức Vượng nguyên là Giám đốc Trung tâm Tỵ nạn Đông Nam Á, Chủ tịch Phòng Thương Mại Đông Nam Á, trong một cuộc phỏng vấn của báo chí đã tuyên bố là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh không có dính dáng gì tới đảng CSVN. Khi có người hỏi ông tiến sĩ này tại sao ông lại làm đại lý phát hành báo Thanh Niên, cơ quan ngôn luận chính thức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thì ông này nói rằng tờ báo này trực thuộc một tổ chức “độc lập” với nhà Nước CSVN.

Có ai trong chúng ta lại có thể tin rằng ông tiến sĩ này không hiểu biết gì về tổ chức của Cộng sản Hà Nội? Liệu Vũ Đức Vượng có thể ngờ nghệch đến nỗi không biết sự liên hệ ra sao giữa “Đảng” và “Nhà Nước”? Liệu Vũ Đức Vượng có thể ngờ nghệch đến nỗi không biết các cán bộ Đoàn đại đa số là đảng viên là lãnh lương từ quỹ “Hành chánh sự nghiệp” của Nhà Nước?

Khó ai có thể tin những điều như vậy. Vậy thì tại sao Vũ Đức Vượng lại đưa ra câu trả lời ngược đời như trên?

Câu trả lời có thể là: ông này đã giả mù sa mưa, che đậy chủ trương phát hành báo chí của Đảng và Nhà nước Cộng Sản Hà Nội một cách không lấy gì làm khéo léo cho lắm.

Hãy lấy một tờ báo Thanh Niên tiêu biểu, tờ Thanh Niên Xuân Bính Tý 1996 là “tiếng nói của Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam” là tờ báo mà cách đây 12 năm Vũ Đức Vượng đem qua Mỹ đế bán, xem thử tờ báo mà Vũ Đức Vượng cho rằng “độc lập với Nhà nước” này viết gì.

Bài được in chỗ trang trọng nhất là bài phỏng vấn (cố) Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, với những câu hỏi và câu trả lời hao hao giống với các bài phỏng vấn các lãnh tụ Đảng và Nhà nước xưa nay; nghĩa là hỏi với một nghệ thuật “nâng bi” khá cao. Và trả lời thì là để khoác lác ca tụng trí tuệ của “Đảng ta.”

Kế đấy là bài viết của “cụ lớn” Tư Ánh Trần Bạch Đằng, một ông cai thầu chữ nghĩa có hạng của chế độ với tựa đề: “Trí tuệ Việt Nam” trong đó ca tụng Đảng đã sáng suốt đưa chế độ thoát khỏi thảm kịch Liên Xô và Đông Âu.

Tiếp theo là một bài ca tụng anh hùng Vũ Xuân Thiều lái máy bay Mig của Liên Sô đã “núp trong mây chờ đợi thời cơ thuận tiện” để lao vào tấn công B.52 Mỹ đêm 28-12-1972.

Một bài viết của Hồ Anh Thái phịa ra những chuyện đã gặp trong chuyến đi Mỹ để thực hiện tuyển tập “Phía Bên Kia Thiên Đường” (The Other Side of Heaven) tháng 11-1995, trong đó ông văn nô hạng C này kể chuyện cựu quân nhân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam David O’Beirn đã “đứng lên thẳng thừng tố cáo tội ác của lính Mỹ.” (Cuộc hội thảo “Bể Dâu” này do Vũ Đức Vượng tổ chức – ghi chú của Lão Móc. Chúng tôi đã có viết rõ trong bài “Máu nào đã đổ xuống, mực nào đã viết ra trong cuộc bể dâu này?!”)

Một bài tựa đề “Ra đi là để trở về” viết về ông Nguyễn Hùng Trương, chủ nhân nhà sách Khai Trí của chế độ Sàigòn. Nữ ký giả Thúy Nga viết về chuyện ông Nguyễn Hùng Trương hỏi nữ ký giả này: “Có quen biết ai xin dùm chuyện hồi hương.”

Một bài tựa đề “Đường về” nói về một Việt kiều từ nhỏ đến lớn ở Pháp, qua Hồng Kông làm việc để “có cơ hội gần Việt Nam và mong được về làm việc ở Việt Nam.”

Cộng với một số quảng cáo, đại đa số là của các công ty quốc doanh.

Đó là tóm lược tờ báo mà Vũ Đức Vượng trịnh trọng phán ra rằng là “độc lập với Nhà Nước”. Chừng nào mới đến các tờ báo “của nhà nước” và nội dung của những tờ này sẽ ra sao? Vũ Đức Vượng chắc đang có kế hoạch tiếp tục, nếu ông ta thấy công việc làm ăn trôi chảy. Sau tờ Thanh Niên đến các tờ Kinh Tế, Tiếp Thị, rồi sau các tờ báo này sẽ là cái gì nữa?

Sau chức Chủ tịch Phòng Thương mại Đông Nam Á là chức gì? Đại diện chính thức cho Bộ Thương mại Hà Nội chăng?

Các dự đoán này đều sai bét. Báo từ trong nước đem ra bán tại Mỹ ế nhệ tới nỗi Vũ Đức Vượng phải xin thêm tài trợ của CSVN. Vì bị người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản chống đối dữ dội, Vũ Đức Vượng đã bị mất chức giám đốc Trung tâm Định cư Đông Nam Á và mất luôn chức Chủ tịch Phòng Thương mại Đông Nam Á.

Theo báo chí thì ông Nguyễn Duy Tưởng, người kế nhiệm Vũ Đức Vượng đã phải cho người đem cả conex báo ế của Vũ Đức Vượng đem đi recycle!

*

Sau một thời gian dài dùng “fund” của Trung tâm Định cư Đông Nam Á để thi hành nhiệm vụ giao lưu văn hóa để tấn công người Việt tị nạn tại hải ngoại, sau khi mất chức Vũ Đức Vượng “được” Tôn nữ Thị Ninh “ban” cho nhiệm vụ đưa rước, làm bodyguard khi mụ này đến các trường đại học cộng đồng ở Bắc California để “giải độc”. Và, mấy năm trước đây, đã được thưởng công bằng cách ban cho trông coi việc đưa các du sinh từ VN sang Mỹ và từ Mỹ sang VN.

Những kẻ góp công trong việc tiếp tay Trung tâm William Joner viết lại tờ căn cước đỏ cho 3 triệu người Việt tị nạn thì đều được “trả công bội hậu”. Ông thì được “đại xá” tội “chạy trốn tổ quốc” để trở về nước sinh sống, ông thì được cho phép in sách “Sông Côn mùa lũ”, ông thì được phép xuất bản “Quê Nhà, Quê Người”. Ông thì được đón tiếp bằng xe có còi hụ để dự Đại hội Việt kiều yêu nước khóc thút thít khi nghe bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, lòng sôi máu căm thù Mỹ Ngụy khi nghe bài “Tiến Quân Ca” – dù rằng ông Tiến sĩ (TS) này đã từng là “Trung sĩ” (TS) của Quân lực VNCH!

Tuy nhiên, chiếc cầu giao lưu văn hóa do 2 tay dắt mối Vũ Đức Vượng, Nguyễn Bá Chung đến nay, thì đã gãy nhịp!

*

“William Joiner Center (WJC) thuộc đại học Massachussetts Boston, mang tên một cựu chiến binh Mỹ, thành lập từ nămm 1992, cũng do 1 cưụ chiến binh Mỹ trong chiến tranh VN (1968-1969) làm giám đốc, đó là Tiến sĩ Kevin J. Boven. Trung tâm này tuy mang danh là 1 trung tâm nghiên cứu về hậu quả xã hội của chiến tranh, nhưng hoạt động rõ rang thiên vị nhà cầm quyền CSVN, mà quê hẳn thảm khốc của chính sách trả thù trá hình bằng các trại tù cải tạo, và hang trăm ngàn người chết trên biển cả, là cuộc tị nạn đau thương nhất trong lịch sử dân Việt mà kẻ sống sót hiện có mặt hang triệu người trên đất Mỹ. WJC đã có những qua lại thuờng xuyên với quốc nội (VN), tổ chức các cuộc thăm viếng , trao đổi văn hóa, dịch sách của cán bộ VHCS sang Anh văn, tham gia các lớp dạy hang năm tại Huế, mở lớp dạy về chiến tranh VN cho giáo chức người Mỹ mà họ quan niệm chiến tranh VN là cuộc chiến tranh VN-Mỹ (the Vietnam-American War), họ cho Hồ Chí Minh là người có tinh thần Quốc Gia và miền Nam chỉ là kế thừa của thực dân.

Có lẽ cũng như chínhs ách bang giao qua thể thao Mỹ-Hoa mấy chục năm về trước, ông Kevin Boowen viết quyển “Playing Basketball with the VC” bắt chước chính sách pingpong, dọn đường cho chính sách Mỹ tại VN.Chế độ CStại VN không ngoan đã biết lợi dụng “chiếc cầu nối trí thức” này trong việc trao đổi văn học. Đúng như nhận xét của nhà văn Trần Đăng Khoa: “Có thể nói WJC là một nhịp cầu quan trọng để văn học VN đổ bộ vào đất Mỹ.”

Một mặt hội Nhà văn CSVN ưu ái đón tiếp nhân viên WJC sang VN, mặt khác qua cầu nối này, chế độ CSVN đưa hàng loạt nhà văn sang Mỹ như Lê Lựu, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Duy, Thu Bồn, Tô Nhuận Vỹ, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng, Trần Đăng Khoa v.v… Các nhà thơ Ý Nhi, Nguyễn Khoa Điềm, 1 nhân vật cao cấp phụ trách tư tuởng văn hóa của Đảng CS, Lâm Mỹ Dạ, Nguyễn Đức Mậu, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật đã được WJC giới thiệu, dịch thơ sang Anh ngữ.

Tác phong của những nhà văn “đổ bộ” này ra sao? Xin đọc nhận xét của nhà thơ Xuân Sách, nguyên Chủ tịch Hội Văn nghệ Vũng Tàu-Côn Đảo, trong tập “Chân dung Nhà Văn”, do nhà xuất bản Văn Học Hà Nội ấn hành vào năm 1992 nhưng bị thâu hồi:

“Khi tôi tìm hiểu được những ứng xử, những tính cách nhà văn, ngoài những tác phẩm

Mà tôi thường ngưỡng mộ, tôi cứ băn khoăn tự hỏi: “Sao thế nhỉ? Với bề dày tác phẩm như thế, với vị trí trong xã hội như thế, trong long người đọc như thế. Sao họ còn ham muốn những thứ phù phiếm đến thế…, một chức vụ, một quyền lực, một chuyến đi nước ngoài… Mà đã ham muốn thì phải mưu mẹo, phải dói trá và nhất là phải sợ hãi.”

Mà chuyến đi như thế nào? Trần Đăng Khoa viết:

“Vui. Một cuộc du hí vui vẻ. Bây giờ thì tôi hiểu thế nào là hội thảo quốc tế rồi. Nó tương tự như ta đi hát Karaokê!”

(Trích Phạm Hữu TrácChính sách của chế độ CSVN đối với người Việt hải ngoại)

*

Như đã biết, ông Nguyễn Hữu Luyện và 11 nguyên đơn đã kiện WJC. Vụ kiện nhắm vào mặt pháp lý đã vạch rõ ra cái gọi là chương trình nghiên cứu “Tái Xây Dựng Diện Mạo và Quê Hương Người Việt Ở Nước Ngoài” (Reconstructing Identify and Place in the Vietanamese Diaspora” chỉ là một con chuộc bệnh hoạn của những tên Mã Dám Sinh, Sở Khanh tân thời!

Giới trí thức khoa học nhân bản quốc tế sẽ chẳng bao giờ coi chương trình này như một tài liệu nghiên cứu giá trị.

Đó chính là lý do chiếc cầu giao lưu văn hóa để văn học Việt Nam đổ bộ vào đất Mỹ - theo cách nói của Trần Đăng Khoa – đã gãy nhịp!

Và những tên Mã Dám Sinh, Sở Khanh thời đại đã hiện nguyên hình!

LÃO MÓC

No comments:

Post a Comment