nhà sách Vĩnh Bảo, hông bên phải của nhà này là quán nhạc Minh Phát.... Ngôi nhà này quay mặt ra đại lộ Lê Lợi.... Nay là cửa hàng "Vàng bạc đá qúy thành phố (SJC)". Phía sau nhà sách Vĩnh Bảo là nhà hàng Quốc Tế... Tiếp theo đó là ... Thương xá Tam Đa (Crystal Palace).... Nơi mà đám cháy năm 2003 thiêu chết non 200 người, song chỉ được công bố "...có ....60 hà....!!!!"
Bên hông chợ Bến Thành :
Đường Pasteur . Cảnh vật êm đềm quá :
Áo dài xưa , Velosolex trên đường Nguyễn Huệ
Brodard
Rạp Kinh Đô
Saigon ngày xưa khá nhiều xe hơi :
Rạp ciné Cao Đồng Hưng là hình ảnh một thời hoa mộng của các cô cậu học sinh hai trường trung học Hồ Ngọc Cẩn và Lê Văn Duyệt, ở tỉnh Gia Định.... Cứ trốn tiết hoặc được nghĩ học giữa giờ là cứ chui vào đây, với những cuốn phim cũ đã chiếu "nát nước" ở SaiGon rồi, giá vé cũng khá hời : 100 $ = 2 phim chẵn
Sở Thú Saigon vào những ngày cuối tuần.... Các "sói con" thuộc tổ chức Hướng Đạo Việt Nam" sau khi sinh hoạt, đã kéo nhau đi tham quan cảnh vật, nơi các em đang xúm xít là hồ sen bán nguyệt ở cuối Sở Thú (gần bờ sông),....
thập niên 1970.... Nếu không lầm thì đây là hình chụp buổi "Nhạc trẻ" đầu tiên tổ chức tại sân Phan Đình Phùng.... Lúc này, trào lưu "kích động nhạc" đã có tên gọi mới "Nhạc trẻ" với các tên tuổi như Tùng Giang, Jo Marcel, Trường Kỳ, Nam Lộc, v..v.... cùng các ban nhạc như The Dreamers, CBC, Thúy-Hà-Tú Group, v..v..... Chuyên chơi loại nhạc "rock" nặng phần... gào thét là chính... Tụi lính Mỹ đứng xem bên dưới (nếu có) cứ cười lắc đầu vì không ..... hiểu.... Ấy vậy mà khi tổ chức ở Sân Hoa lư vào năm 1972, "Nhạc hội" này đã được Phu nhân Tổng Thống Thiệu đến chủ tọa lễ khai mạc...... Thật hết biết ! Bởi bà ta không hiểu tí gì về.... nhạc, nhất là "nhạc trẻ".... Nhưng dù sao cũng vẫn hơn nay..... Nếu để ý kỹ, ta sẽ thấy các nhạc công tóc chưa dài lắm, người ốm nhom, áo mặc bó thân, còn quần thì loe ra thùng thình (loại quần patte d'éléphant này lúc dầu có tên gọi là "quần ống loa', nhưng về sau thì nôm na hơn, người ta gọi thẳng tên của nó là "quần ống (chân) voi").... Cách ăn mặc và giữ "co" ốm này một thời là mode của giới thanh niên Saigon... Ai không mặc quần ống loa, áo sơ-mi bó sát thân (thậm chí còn "nhấn ben" trước và sau như áo dài nữ), tóc không dài... thì đều bị coi là ..."nhà quê" hay "quê một cục".... Thế nhưng khi trào lưu gọi là "Hippy" từ Mỹ lan sang VN, thì càng có nhiều hình ảnh quái gỡ của giới thanh niên "không nhận thức được mình".... Với những hiểu biết mù mờ về triết học Hiện sinh, họ lao vào sử dụng ma túy và sinh hoạt khác người một cách .."lôi thôi", "bệ rạc",.... Giới nghệ sĩ củng thế, mà tiêu biểu là Khánh Ly, người xuất thân từ phòng trà ở Dalat, có lối sống phóng túng và khoác một "mỹ danh" là "nữ hoàng chân đất".... một hiện thân của tinh thần "phản chiến", chuyên hát những "Ca khúc da vàng". "Kinh khổ",... v..v..... Song nếu có ai biết rõ phía sau những "hào quang" đem lại cho cô từ những tình khúc tuyệt vời của TCS thì có lẽ sẽ thấy tiếc cho con người tài hoa ấy lắm.....
một nét sinh hoạt mà nay đã mất hẳn ở Saigon : Nước "Phông -tên"...
Tấm ảnh ấy có lẽ được chụp ở Bến Chương Dương, đoạn chợ Cầu Ông Lãnh cũ (hai chiếc xe tải chở hàng cho chợ)..... Ngày trước, Saigon có xây những trụ xi-măng cao khoảng 1m, bên trong ruột nối với hệ thống nước máy của Công ty Thủy cục, với 2 hoặc 4 vòi mước gắn vào trụ để cho người dân dùng.... miễn phí, theo kiểu những đài nước hiện vẫn còn ở Ba-Lê cũng như Bá-Linh (tuy hai nơi này chỉ xem nó là vật trang trí có tính lịch sử)...... Những trụ như thế được người Saigon kêu là "Phông-Tên nước" (do phiên âm từ "Fontaine" trong tiếng Pháp)....
Hồi đó, dân Saigon chưa có thói quen "lắp đồng hồ nước trong nhà", "cái của xa-xí ấy" chỉ có trong những doanh trại, khách sạn, hay cơ quan công quyền... Còn dân thì mọi sinh hoạt như giặt gỵa, tắm, lấy nước về nhà dùng,..... họ đều ra phông-tên để thực hiện... Lúc đầu còn ít nhà, nên cũng tiện cho ai ở gần phông-tên dưới 100m... Song lâu dần, số người quần tụ đông đúc hơn, khoảng cách đã tăng lên.... và nước sinh hoạt đã thành "vấn đề"..... Thế là nảy sinh việc những nhà có tiền mướn người gánh nước về cho mình, và việc ấy đã tạo thành một nghề mới ở Saigon dạo nọ : "Nghề gánh nước mướn"... Để làm được nghề này, người gánh nước phải có một hoặc nhiều đôi thùng thiếc (thường là lấy từ những thùng đựng dàu lửa có khắc nỗi" hình con sò (của hãng Shell) hay chữ "Esso" trong vòng ô-van (của hãng ESSO), dùng hai khúc cây tròn hoặc vuông đóng thành một thanh tựa nối hai vách thùng..., hai thanh kẽm dài khoảng 1m (giống như lưới chống B40 vuốt thẳng ra), uốn cong lại thành hình chữ "V", có hai móc ở đầu, và một thanh tre già vót thành một chiếc đòn gánh, phải có sức khỏe, bởi có khi khoàng cách gánh nước đi dài hơn 300m... Nhất là những nhà ở trong hẽm thì còn xa hơn nữa... thành ra chuyện phải "nghỉ mệt giữa chừng" là thường sự...... Mỗi khi có ai gọi, người gánh nước sẽ xách đôi thùng lại phông-tên để hứng nước rồi gánh lại nhà người đó.... Giá trung bình năm 1962-65 là 2$/đôi, mỗi nhà xài trung bình 4 đôi nước cho năm người.... Nhu cầu ngày càng tăng theo đà chiến cuộc.... Ở những xóm lao động, bên cạnh những nghề nặng nhọc khác, thì "gánh nước mướn" là một trong số những công việc lấy sức người lao động nhiều nhất, song quân số làm nghề này cũng tăng nhanh nhất, đa phần là thanh nữ trôi giạt từ những vùng nông thôn mất an ninh...... về quần tụ nơi những xóm nghèo ngoại ô thành phố, lấy đôi thùng gánh nước để làm kế mưu sinh.... Số nhân lực tăng lên đã dẫn đến việc "tranh hùng", giành lãnh địa hoạt động giữa những con người "tận cùng bằng số" ấy, ai mạnh sẽ thành thủ lãnh, chỉ huy một nhóm đàn em chừng 10 đứa, với hàng chục đôi thùng, nhận gánh nước cho một khu vực nhất định quanh phông-tên... Có khi, họ nhận "khoán" từng tháng cho nhà nào cần, với mức thù lao rõ ràng.... và đạo quân gánh nước mướn lại sinh hoạt theo kiểu "băng đảng" là chuyện không có gì khó hiểu.....
Thường một nhà 6 người, có hai chiếc thùng "phuy" (400lít), mỗi tuần phải đổ nước đầy hai lần... thì phải trả khoảng 20$/tháng vào năm 1967.... Trong ảnh, cô gái đang chống đòn gánh chờ nước đầy chiếc thùng đang hứng dưới vòi phông-tên, mắt nhìn ông lão đang tắm một cách vui vẻ... Có lẽ cô đang gánh cho một nhà nào đó ở gần, và cách tắm của ông lão phần nào cũng làm cô vui vì lạ mắt... Hay cô chỉ mới bước vào lao lực, chưa thấm hết những nhọc nhằn đang chờ mình trong tương lai..... Nhất là dạo cuối thập niên 1960, áp lực nước không đủ đáp ứng, chỉ chảy ri rỉ, hàng giờ liền vẫn không đầy một thùng nước,.... việc kiếm ăn khó khăn hẳn.... Những dãy thùng xếp hàng nối nhau dài như quân domino thì.... coi như "nồi cơm rồi sẽ bể"..... Và thật nó đã bể hẳn vào đầu thập niên 1970, khi Công ty Thủy cục Saigon cho lắp đồng hồ nước vào từng nhà dân, thì nghề gánh nước mướn đã dần dần biến mất... Và nó thật sự mất hẳn vào năm 1972. Các phông-tên cũng bị đập bỏ hoặc tháo dỡ.
Ngày nay, tuy không còn thấy những hình ảnh thế nữa, song những gì liên quan đến nó ta vẫn còn nghe....... Đó là những từ như "Marie Phông-Tên", "Marie Sến".... Những phông-tên nước là nơi tụ tập của những người nghèo, điều ấy đã rõ, nhưng không chỉ có ai làm nghề gánh nước mướn mới tụ tập ở đó, mà những chị ở, con đòi, hay cô sen, ...... cũng đều gặp nhau ở đó, bởi họ có chung một điểm : Nghèo, và phải làm mướn để độ nhật... Và những cái tên kia đã được người đời gọi họ với một âm điệu mỉa mai, nhói lòng,..... Nhất là khi giòng nhạc buồn theo điệu Boléro, với những lời ca gợi đúng tâm trạng của họ xuất hiện, thì những người khốn khó ấy đã tìm được một chỗ cảm thông trong chợ đời..... Họ tập hát những bản nhạc ấy để những buối không có "mối" gánh nước, nước chảy yếu, phải chờ lâu, v..v.... Họ tụ tập lại rồi dùng những chiếc đũa, cái muỗng, chiếc thùng gánh nước "thất nghiệp" trở thành trống, và đữa muỗng sẽ là vật đánh nhịp đệm theo những giọng ca không qua trường lớp, nhưng có khi lại "tới" một cách lạ thường, mà ngay cả ca sĩ chuyên nghiệp cũng không thể nào bì kịp.... Giòng nhạc và những "ca sĩ" ấy rồi đã bị giới "bề trên" cho là thấp kém và khinh miệt gọi nó là "nhạc sến", chuyên dành cho nữ "ca sĩ Marie Phông-Tên", v..v.....Thật đáng buồn.....
Hồi đó, dân Saigon chưa có thói quen "lắp đồng hồ nước trong nhà", "cái của xa-xí ấy" chỉ có trong những doanh trại, khách sạn, hay cơ quan công quyền... Còn dân thì mọi sinh hoạt như giặt gỵa, tắm, lấy nước về nhà dùng,..... họ đều ra phông-tên để thực hiện... Lúc đầu còn ít nhà, nên cũng tiện cho ai ở gần phông-tên dưới 100m... Song lâu dần, số người quần tụ đông đúc hơn, khoảng cách đã tăng lên.... và nước sinh hoạt đã thành "vấn đề"..... Thế là nảy sinh việc những nhà có tiền mướn người gánh nước về cho mình, và việc ấy đã tạo thành một nghề mới ở Saigon dạo nọ : "Nghề gánh nước mướn"... Để làm được nghề này, người gánh nước phải có một hoặc nhiều đôi thùng thiếc (thường là lấy từ những thùng đựng dàu lửa có khắc nỗi" hình con sò (của hãng Shell) hay chữ "Esso" trong vòng ô-van (của hãng ESSO), dùng hai khúc cây tròn hoặc vuông đóng thành một thanh tựa nối hai vách thùng..., hai thanh kẽm dài khoảng 1m (giống như lưới chống B40 vuốt thẳng ra), uốn cong lại thành hình chữ "V", có hai móc ở đầu, và một thanh tre già vót thành một chiếc đòn gánh, phải có sức khỏe, bởi có khi khoàng cách gánh nước đi dài hơn 300m... Nhất là những nhà ở trong hẽm thì còn xa hơn nữa... thành ra chuyện phải "nghỉ mệt giữa chừng" là thường sự...... Mỗi khi có ai gọi, người gánh nước sẽ xách đôi thùng lại phông-tên để hứng nước rồi gánh lại nhà người đó.... Giá trung bình năm 1962-65 là 2$/đôi, mỗi nhà xài trung bình 4 đôi nước cho năm người.... Nhu cầu ngày càng tăng theo đà chiến cuộc.... Ở những xóm lao động, bên cạnh những nghề nặng nhọc khác, thì "gánh nước mướn" là một trong số những công việc lấy sức người lao động nhiều nhất, song quân số làm nghề này cũng tăng nhanh nhất, đa phần là thanh nữ trôi giạt từ những vùng nông thôn mất an ninh...... về quần tụ nơi những xóm nghèo ngoại ô thành phố, lấy đôi thùng gánh nước để làm kế mưu sinh.... Số nhân lực tăng lên đã dẫn đến việc "tranh hùng", giành lãnh địa hoạt động giữa những con người "tận cùng bằng số" ấy, ai mạnh sẽ thành thủ lãnh, chỉ huy một nhóm đàn em chừng 10 đứa, với hàng chục đôi thùng, nhận gánh nước cho một khu vực nhất định quanh phông-tên... Có khi, họ nhận "khoán" từng tháng cho nhà nào cần, với mức thù lao rõ ràng.... và đạo quân gánh nước mướn lại sinh hoạt theo kiểu "băng đảng" là chuyện không có gì khó hiểu.....
Thường một nhà 6 người, có hai chiếc thùng "phuy" (400lít), mỗi tuần phải đổ nước đầy hai lần... thì phải trả khoảng 20$/tháng vào năm 1967.... Trong ảnh, cô gái đang chống đòn gánh chờ nước đầy chiếc thùng đang hứng dưới vòi phông-tên, mắt nhìn ông lão đang tắm một cách vui vẻ... Có lẽ cô đang gánh cho một nhà nào đó ở gần, và cách tắm của ông lão phần nào cũng làm cô vui vì lạ mắt... Hay cô chỉ mới bước vào lao lực, chưa thấm hết những nhọc nhằn đang chờ mình trong tương lai..... Nhất là dạo cuối thập niên 1960, áp lực nước không đủ đáp ứng, chỉ chảy ri rỉ, hàng giờ liền vẫn không đầy một thùng nước,.... việc kiếm ăn khó khăn hẳn.... Những dãy thùng xếp hàng nối nhau dài như quân domino thì.... coi như "nồi cơm rồi sẽ bể"..... Và thật nó đã bể hẳn vào đầu thập niên 1970, khi Công ty Thủy cục Saigon cho lắp đồng hồ nước vào từng nhà dân, thì nghề gánh nước mướn đã dần dần biến mất... Và nó thật sự mất hẳn vào năm 1972. Các phông-tên cũng bị đập bỏ hoặc tháo dỡ.
Ngày nay, tuy không còn thấy những hình ảnh thế nữa, song những gì liên quan đến nó ta vẫn còn nghe....... Đó là những từ như "Marie Phông-Tên", "Marie Sến".... Những phông-tên nước là nơi tụ tập của những người nghèo, điều ấy đã rõ, nhưng không chỉ có ai làm nghề gánh nước mướn mới tụ tập ở đó, mà những chị ở, con đòi, hay cô sen, ...... cũng đều gặp nhau ở đó, bởi họ có chung một điểm : Nghèo, và phải làm mướn để độ nhật... Và những cái tên kia đã được người đời gọi họ với một âm điệu mỉa mai, nhói lòng,..... Nhất là khi giòng nhạc buồn theo điệu Boléro, với những lời ca gợi đúng tâm trạng của họ xuất hiện, thì những người khốn khó ấy đã tìm được một chỗ cảm thông trong chợ đời..... Họ tập hát những bản nhạc ấy để những buối không có "mối" gánh nước, nước chảy yếu, phải chờ lâu, v..v.... Họ tụ tập lại rồi dùng những chiếc đũa, cái muỗng, chiếc thùng gánh nước "thất nghiệp" trở thành trống, và đữa muỗng sẽ là vật đánh nhịp đệm theo những giọng ca không qua trường lớp, nhưng có khi lại "tới" một cách lạ thường, mà ngay cả ca sĩ chuyên nghiệp cũng không thể nào bì kịp.... Giòng nhạc và những "ca sĩ" ấy rồi đã bị giới "bề trên" cho là thấp kém và khinh miệt gọi nó là "nhạc sến", chuyên dành cho nữ "ca sĩ Marie Phông-Tên", v..v.....Thật đáng buồn.....
Chợ Bình Tây
1 trong những nghề của người Hoa : bán khô mực
cầu chữ U
Khu Hàng Xanh năm 65
Ròm stop tại đây ,trang thứ 10./78 trang của forum
No comments:
Post a Comment