Ông Nguyễn Mạnh Tường (NMT) sinh ngày 16-9 năm 1909 tại phố Hàng Đào, vốn quê ở xã Cổ Nhuế huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Ở tuổi 16, ông đã hoàn thành bằng Tú Tài Triết học.
Chỉ ba tháng sau khi nhập học trường đại học Monpellier ở tuổi 17, NMT đã có trong tay chứng chỉ văn chương Pháp.
Năm 1932, 23 tuổi, đạt 2 bằng Tiến sĩ cả hai bộ môn Văn chương và Luật học.
Cách mạng tháng 8 bùng nổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời tham gia Đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị Đà Lạt nhằm ngăn chận âm mưu tái chiếm thuộc địa của thực dân Pháp. Trưởng đoàn VN tham dự Hội nghị Luật gia Dân chủ thế giới ở Bruxelles.
Ông Hoàng Xuân Hãn (HXH) sinh năm 1908, quê làng Yên Hồ, huyện La Sơn, nay là xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Thuở nhỏ học chữ Hán và chữ Quốc ngữ tại nhà.
Năm 1930 đổ vào trường École normal supérimen và trường Bách khoa Paris.
Từ 1934-1936: Năm 1935 đổ Cử nhân Toán và Thạc sĩ Toán 1936 tại khoa Toán trường Đai học Sorbonne.
HXH là một giáo sư Toán học, kỹ sư, nhà sử học, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa giáo dục VN. Ông là người soạn thảo và ban hành chương trình Trung học VN đầu tiên.
HXH đã hoàn thành công trình lớn về Đoạn Trường Tân Thanh có tên “Nghiên cứu về Kiều hơn 50 năm”. Được CHXHCN Việt Nam tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Cụm công trình Lịch sử VN:
1-Lý ThườngKiệt
2-La Sơn Phu Tử. Lịch và Lịch Việt Nam.
Ông mất ngày 10-3-1996 tại bệnh viện Orsay, Paris vì bị trượt chân té sau khi đến Toà Đại sứ VN tại Pháp gửi thư cho (cố) Thủ Tướng Phạm Văn Đồng và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.
Nội dung bức thư xin trích đoạn như sau:
“Tôi đã có lúc biện luận về điều khác biệt giữa sự thắng ngoại xâm và sự giải phóng đất nước. Nước ta chỉ có 2 cuộc giải phóng thôi: từ 1416-1427 với Lê Lợi cùng Nguyễn Trãi, và thời 1945-1975 với Bác Hồ cùng các anh. Tự nhiên cả hai mặt nhờ gắn bó giữa mưu lược lãnh đạo và kiên cường nhân dân. Khi ngoại xâm thì nhân dân ai cũng căm tức và lo sợ cho tương lai; còn trong cuộc giải phóng thì địch đã ở chung với nhân dân lâu trong nước, rồi có thể dùng quyền lợi để chia rẽ để chia rẽ và giảm tinh thần nhân dân. Vì vậy, cái cần thiết trong cuộc giải phóng là cái ĐỨC của những người lãnh đạo, cái Đức đó để cho địch không tìm cách mua chuộc và làm gương cho nhân dân giữ lòng yêu nước. Chắc rằng các anh vẫn lưu tâm về điểm ấy. Nhưng nhân dân chớ quên công lao những kẻ kia. Điều thứ hai tôi lo sợ là sự tư lợi ngày nay làm giảm khí thế của cán bộ đối với người ngoài., họ mang tiền vào, có kẻ tưởng mình vẫn “sợ” họ như xưa, cho nên họ tìm cách lung lạc. Ví dụ như tôi được nghe nói rằng có công-ti lớn ngoài đầu tư, đã không muốn, như ta tưởng, phái sang nước ta làm đại diện, những người gốc Việt mà họ có, với nhiều duyên cớ, nhất là họ sơ mất “oai” với người Việt…”
Bức thư còn góp ý nhiều ý kiến khác… và 2 bài thơ. Xin chép lại một bài như sau:
“Tám chục may rồi sắp chín mươi
Sức chừng thêm đuối, tính thêm lười.
Sử nhà bạn cũ ôn không thẹn,
Vận nước tình sâu mộng sẽ tươi.
Văn ngữ thời xưa tìm kiếm gốc,
Tinh hoa thuở mới cố đua người.
Tuổi cao nhưng trí còn như trẻ
Mắt đọc, tay biên, miệng vẫn cười”.
(Để đọc đầy đủ bức thư xin vào google.hoangxuanhan).
Ngày 30 tháng 10 năm 1956, luật sư Nguyễn Mạnh Tường, với tư cách thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc, đã đọc một bài diễn văn tại cuộc họp của MTTQ ở Hà Nội, phân tích sâu sắc những sai lầm của Đảng và Nhà nước trong Cải Cách Ruộng Đất và đề ra phương hướng tránh mắc lại.
Trong đó ông có kể lại chuyện: “… cần ghi nhớ để con cháu ta cười muôn thuở: Khi chọn một người vặn lái ô-tô, ta không hỏi người ấy có bằng vặn lái và đã văn lái bao năm, ta chỉ hỏi “Có lập trường không?” Kết quả là từ 2 năm nay, riêng trong thủ đô Hà Nội, hàng trăm tai nạn xảy ra do các người lái ô-tô có lập trường…”
Sau phát biểu này, ông bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp. Đảng bỏ đói và cô lập ông đến nỗi phải bán cả những sách vở mà ông có để mà sống cầm hơi. Cũng giống như những nhà phản kháng hiện nay, luật sư Nguyễn Mạnh Tường bị cô lập đến nỗi các học trò và người quen cũ cũng không dám tiếp xúc với ông. Số phận của ông khá hơn Nguyễn Hữu Đang, người đã dựng lễ đài để Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc Lập là phải sống bên một lõm đất chỉ vừa thân người cạnh lũy tre làng và phải mưu sinh bằng cách lượm các bao thuốc lá để đổi cóc, nhái với lũ trẻ để dùng làm thức ăn hàng ngày.
Ông được cho sang Pháp và đã viết hai quyển truyện. Quyển “Un Excommunié” ( tạm dịch “Kẻ bị rút phép thông công”) và quyển “Une Voix dans la nuit” (Tiếng nói trong đêm).
Ông mất ngày 13 tháng 6 tại Hà Nội, thọ 88 tuổi.
*
Tôi không tìm thấy năm mà Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam trao giải thưởng Hồ Chí Minh cho học giả HXH. Có vị nào biết xin bổ túc dùm.
Một chi tiết đáng nhớ khác là năm 1951, ông HXH sang Paris và ở luôn bên đó cho tới khi mãn phần sau khi bị trượt té vì đến Toà Đại sứ VC tại Paris để gửi thư cho “Anh Văn” là bí danh của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.
Qua email, có một vị đã gửi cho tôi bài thơ nói là của cố học giả Hoàng Xuân Hãn, trong đó ông có nói lên quan niệm của ông về quê hương, nội dung như sau:
“Nay thì tuổi đã già, bệnh tật, sức yếu, trí mờ. Sợ không còn thấy lại quê hương. Vả lại, đối với riêng tôi, cái thực chất của hai tiếng “quê hương”, than ôi, đã không còn nữa.
‘Đã hay bốn bể là nhà
Lam Hồng ta mới thực là quê hương
Trải bao cuộc biến, cuộc thường,
Mà lòng tưởng nhớ, yêu đương vẫn còn.
Gửi lời nhắn nước cùng non,
Ngày nay nước cạn, non mòn tại ta.’”
Mới đây, đọc trên net, thấy tin “nhà báo Thụy Khuê vừa đọc tiểu thuyết “Une voix dans la nuit” của Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, một trí thức đối kháng ở VN viết tiểu thuyết bằng tiếng Pháp. Tiểu thuyết “Une voix dans la nuit” là một cuốn tiểu thuyết tự sự viết về mối tương quan giữa đảng CSVN đối với dân cũng như trí thức qua các vụ án Nhân Văn Giai Phẩm và giải tán 2 đảng Dân Chủ và Xã Hội. Cái hay của NMT là không đào thoát, “chịu chơi” và cho tới cùng dám sống chết với ngòi viết không ngại làm nhân chứng thời đại viết tới hơi thở cuối cùng tất cả những sự thật “chết người”. Đó là sự thật sự thật chủ nghĩa CS chống lại con người, chống lại trí thức, một thứ chủ nghĩa biến con người thành súc vật tước đoạt hết các quyền con người, quyền tự do”.
*
Cách nhận định của cố học giả Hoàng Xuân Hãn “trong lịch sử VN chỉ có 2 cuộc cách mạng giải phóng do Lê Lợi và “Bác Hồ” lãnh đạo”, người viết bài này mới nghe được lần đầu. Không biết có phải nhờ nhận xét này mà cố học giả HXH được Đảng và Nhà nước CSVN trao giải thưởng Hồ Chí Minh?
Cách nhận xét về “quê hương” của ông HXH đối với người viết bài này cũng là một nhận xét mới lạ!
Riêng hai câu thơ:
“Gửi lời nhắn nước cùng non
Ngày nay nước cạn, non mòn tại ta”
nếu bài thơ này đúng là của cố học giả HXH thì lại càng khó hiểu. Bởi lẽ, trong bức thư cuối đời, ông đã ca tụng “Bác Hồ” cũng giống như Bình Định Vương Lê Lợi đã làm cuộc cách mạng giải phóng đất nước!
Bằng thái độ đứng về phía nhân dân, dù phải sống trong cảnh nghèo đói cả cuộc đời, Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường với cuốn sách cuối đời, từ trong bóng đêm đã dũng mãnh cất tiếng nói vạch trần tội ác của chủ nghĩa cộng sản!
Xem ra hai lối xuất xử của hai bậc khoa bảng hoàn toàn khác nhau!
NGUYỄN THIẾU NHẪN
No comments:
Post a Comment