Trở Về Trang chính

Tuesday, March 27, 2012

Báo TQ: Việt Nam miệt thị Trung Quốc xâm phạm ‘chủ quyền’ của mình ở Biển đông

Tác giả: Trương Điện Thành

Người dịch: Quốc Thanh

“Có người VN yêu nước nào mà không căm phẫn và lên án khi xem báo chí TQ viết:Tóm lại, các nước xung quanh Nam Hải nếu đi quá đà đối với chủ quyền của Trung Quốc, nhất là những nước giương oai giễu võ khi Mỹ quay trở lại Châu Á- Thái Bình Dương, thì sẽ càng giúp cho gió nổi to hơn. Hành vi xâm phạm chủ quyền của họ ngày càng ngỗ ngược, ngày càng làm những việc to gan hơn”, đó là phản hồi của một bạn đọc khi đọc bài viết hiếu chiến này…

Ngay từ năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã từng gửi Công hàm ngoại giao cho Thủ tướng Trung Quốc đương vị Chu Ân Lai, thừa nhận chủ quyền các quần đảo Nam Sa, quần đảo Tây Sa kể từ thời Tống là lãnh thổ của Trung Quốc, Việt Nam không có ý kiến gì khác. … ngọn lửa căm thù trong dân chúng cũng đang không ngừng lan tỏa, phần lớn cư dân mạng đều đòi chính phủ phải dụng binh để bảo vệ cương thổ, đều mong chính phủ hãy cứng rắn lên…
VN MIỆT THỊ TQ XÂM PHẠM “CHỦ QUYỀN” CỦA MÌNH Ở NAM HẢI LÀ ẨN CHỨA ĐỘNG CƠ ĐEN TỐI GÌ?

Chủ trương của Trung Quốc về vấn đề Nam Hải [i] là nhất quán, rõ ràng, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Nam Hải cùng các vùng biển phụ cận. Khi Nam Hải còn chưa phát hiện ra tài nguyên dầu mỏ, các nước xung quanh đều thừa nhận chủ quyền Nam Hải thuộc về Trung Quốc.
Ngay từ năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã từng gửi Công hàm ngoại giao cho Thủ tướng Trung Quốc đương vị Chu Ân Lai, thừa nhận chủ quyền các quần đảo Nam Sa [ii], quần đảo Tây Sa [iii] kể từ thời Tống là lãnh thổ của Trung Quốc, Việt Nam không có ý kiến gì khác. Nhưng từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước, sau khi từng bước đề xuất và thực thi “Chiến lược biển”, Việt Nam liền chối bỏ lời hứa trước đây, đồng thời liên tục xâm chiếm 28 đảo của Trung Quốc.
Theo tin từ TASS ngày 24 tháng 2, Bộ ngoại giao Việt Nam vào ngày 24 đã ra tuyên bố yêu cầu Trung Quốc “ngừng ngay mọi hành động uy hiếp đến chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa ở Nam Hải”. Việt Nam đã xâm chiếm các đảo của Trung Quốc rồi thì thôi, lại còn đòi Trung Quốc “ngừng ngay việc xâm phạm chủ quyền của ViệtNam”. Ẩn chứa đằng sau nó là động cơ đen tối gì?
1. Mỹ xúi giục và ủng hộ. Kể từ ngày Obama nhậm chức, trọng tâm chiến lược liền đông tiến tới vùng Thái Bình Dương, ý đồ chiến lược bao vây Trung Quốc ngày càng lộ rõ. Chiến lược đông tiến của Mỹ đã khởi khúc dạo đầu hạn chế và bao vây Trung Quốc của các nước Nam Hải mà Mỹ đóng vai trò chủ đạo. Mỹ mưu đồ tạo xìcăngđan về vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước xung quanh, rồi lấy đó để ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc; Việt Nam tự cho mình đã tìm được “chỗ dựa”, cũng theo đó mà có dã tâm và ham muốn bành trướng ra cho thật nhanh, các hành vi giành giật và cưỡng chiếm Biển Nam Trung Hoa[iv] cũng ngày càng ngang ngược.

2. Chứng minh các đảo Việt Nam “ăn trộm” là hợp pháp. Việt Nam thèm muốn các đảo ở Nam Hải đã từ rất lâu, nhất là trong những năm phát hiện được nguồn tài nguyên sinh học và khoáng sản phong phú ở các đảo Nam Hải, Việt Nam lại càng mở rộng dã tâm lấy trộm các đảo ở Nam Hải của Trung Quốc. ViệtNam đã là nước được lợi nhất ở Biển Nam Trung Hoa lại còn xâm chiếm 28 đảo của Trung Quốc. Theo tìm hiểu, sau khi chiếm xong một phần quần đảo Nam Sa, Việt Nam sẽ chia khu vực Nam Sa thành hàng trăm khu đấu thầu dầu mỏ, sẽ đấu thầu công khai trên thế giới. Mấy năm gần đây, Việt Nam đã liên tiếp ký kết các hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí với các nước như Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Đức… Có thể nói là Việt Nam đã phát tài to. Trung Quốc luôn nhẫn nhịn và ẩn mình cho Việt Nam to gan lớn mật “gào lên” Trung Quốc hãy mau rút khỏi quần đảo Nam Sa và Tây Sa, nhằm “hợp pháp hóa” những hòn đảo ở Nam Sa đã bị họ chiếm giữ.

3. Tạo sức ép dư luận về chủ quyền Nam Hải. Việt Nam thừa hiểu tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế nước mình, họ không phải là không biết quần đảo Nam Sa và quần đảo Tây Sa là sự thực lịch sử của Trung Quốc, mà trái lại, Việt Nam đã quá lo cộng đồng quốc tế thừa nhận sự thực này, nên mới cố tình kêu gào Trung Quốc hãy ngừng tiến vào vùng biển các quần đảo Nam Sa và Tây Sa, nhằm tạo ra hiệu quả gây sự mập mờ. Từ đó mà tạo sức ép dư luận với quốc tế về cái gọi là “chủ quyền Nam Hải”, nhằm giúp Việt Nam nhận được sự đồng tình và ủng hộ của một vài quốc gia trong cộng đồng quốc tế về việc giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh hải.
4. Định chiếm đoạt chủ quyền bằng tâm thái “gác lại tranh chấp” của Trung Quốc. Từ thập kỷ 80, 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc bắt đầu chủ trương giải quyết tranh chấp Nam Hải thông qua phương thức hòa bình, thực hành phương châm “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” với các nước có tranh chấp lãnh thổ. Trung Quốc tỏ ra nhẫn nhịn và kiềm chế, nhằm gây sự lầm tưởng cho các nước xung quanh, để họ cho là chính phủ Trung Quốc vì “ươn hèn” thế nên mới dung túng cho sự ngạo mạn kiêu căng của họ ở Nam Hải. Trung Quốc trải qua gần 30 năm ẩn mình, nền kinh tế giờ đây đang phát triển nhanh chóng, sức mạnh quân sự cũng dần dần được tăng cường, Việt Nam là nước chiếm nhiều đảo san hô của Trung Quốc nhất, cùng với sự phát triển của Trung Quốc, đã tự thấy thời gian là bất lợi đối với họ, muốn làm cho các đảo chiếm giữ có được chủ quyền đã có thì về mặt thời gian phải càng sớm càng tốt, Việt Nam đương nhiên sẽ không đợi đến khi Trung Quốc thực sự lớn mạnh để khuấy động lại sự tranh chấp. Việt Nam phải rốt ráo tạo nên “sự đã rồi”, để kì vọng chiếm đoạt chủ quyền bằng tâm thái “gác lại tranh chấp” của Trung Quốc.
5. Trung Quốc sẽ bảo vệ chủ quyền biển bằng hành động. Kể từ ngày rối ren Nam Hải lan rộng, ngoài việc chính phủ Trung Quốc đã không ngần ngại biểu thị những lời tuyên bố đại loại như “phản đối”, “phẫn nộ”, “không thể chấp nhận”, đó là “bất hợp pháp”, chúng tôi “không thừa nhận”… ra, ngọn lửa căm thù trong dân chúng cũng đang không ngừng lan tỏa, phần lớn cư dân mạng đều đòi chính phủ phải dụng binh để bảo vệ cương thổ, đều mong chính phủ hãy cứng rắn lên. Từ tin “Trung Quốc bắn vào tàu cá Việt Nam” trên báo chí Nhật Bản cho đến tin từ hãng thông tấn TASS, đã phản ánh một cách không chính thức về độ lực bảo vệ chủ quyền biển của Trung Quốc đang lớn mạnh.
Tóm lại, các nước xung quanh Nam Hải nếu đi quá đà đối với chủ quyền của Trung Quốc, nhất là những nước giương oai giễu võ khi Mỹ quay trở lại Châu Á- Thái Bình Dương, thì sẽ càng giúp cho gió nổi to hơn. Hành vi xâm phạm chủ quyền của họ ngày càng ngỗ ngược, ngày càng làm những việc to gan hơn. Hóa giải được những mối nguy cơ ở Nam Hải, với nước Trung Quốc chúng ta luôn nhẫn nhịn, luôn chủ trương một “thế giới hài hòa” lâu nay, sẽ trở nên hết sức cam go khi bắt tay vào xử lí. Tuy vấn đề Nam Hải rút dây thì động rừng, nhưng vấn đề Nam Hải đang cấp bách từng ngày đã buộc Trung Quốc phải xem xét lại ý tưởng “gác lại tranh chấp” của mình. Trung Quốc cần đưa ra lời cảnh báo rõ ràng rằng: không những Việt Nam không có quyền can thiệp đến các hoạt động bình thường của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Quốc, mà Trung Quốc sắp tới sẽ còn gia tăng các hành động và độ lực bảo vệ chủ quyền ở đây. Binh pháp nói: Văn hữu ngoại giao an thiên hạ, vũ hữu vũ lực định càn khôn. Cương nhu cùng đạt thì mới đứng vững được trên đất bất bại!

No comments:

Post a Comment