Trở Về Trang chính

Wednesday, February 8, 2012

Washington dồn Việt cộng vào chân tường – Tầu muốn gia tăng sự tin tưởng với Mỹ


LÝ ĐẠI NGUYÊN

Thứ trưởng ngoại giao Hoakỳ đặc trách Châu Á – Thái Bình Dương Kurt Campbell nói tại Hànội hôm 02/02/12 rằng: “Hoakỳ và Việtnam tiến lên cấp độ mới, sẽ đòi hỏi Việtnam phải có bước tiến đáng kể để giải quyết các trường hợp cá nhân gây quan ngại, các quan ngại về nhân quyền, cũng như các thách thức mang tính hệ thống liên quan tới tự do ngôn luận và tự do lập hội”.” Chúng tôi tin rằng tiến bộ trong những lãnh vực nói trên là tối quan trọng để thu được sự ủng hộ cần thiết trong nước Mỹ cho quan hệ gắn chặt hơn giữa hai quốc gia”. Trong các cuộc tiếp xúc với chính giới Việtcộng, ông thứ trưởng Mỹ đã đề cập tới một số trường hợp cá nhân cụ thể về chính trị và tôn giáo. Ông khẳng định: “Chúng tôi cũng nói rõ việc chúng tôi tin là vẫn còn tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm và những người bị giam giữ trái phép”.


Từ lâu nay, các tổ chức nhân quyền tại Hoakỳ và trên Thếgiới đã thường xuyên lên án Việtcộng đàn áp những người đòi hỏi nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội và dân chủ hóa chế độ, ngay Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoakỳ cũng đòi bộ ngoại giao Mỹ phải đưa Việtnam trở lại danh sác CPC. Tuyệt đại đa số Hạ Viện Hoakỳ đã 2 lần bỏ phiếu tán thành Đạo Luật về Nhân Quyền Việt Nam, đều bị Thượng Viện Hoakỳ dìm lại. Hàng năm tại Quốc Hội Mỹ thường có các cuộc hội thảo mở rộng để cho các dân biểu, nghị sĩ và những hội đoàn người Việt tỵ nạn cộng sản lên án Việtcộng vi phạm nhân quyền, kêu gọi bộ ngoại giao và tổng thống Mỹ phải có biện pháp cụ thể đối với nhà cầm quyền Hànội, nhưng chính phủ Mỹ vẫn không đáp ứng.

Đầu năm nay, ngày 20/01/12 một phái đoàn 4 thượng nghị sĩ Mỹ, John McCain, Joseph Lieberman, Sheldon Whitehouse và Kelly Ayotte đại diện cho cả 3 khuynh hướng Cộng Hoà, Độc Lập, Dân Chủ tại Thượng Viện Mỹ đã tới Hànội để thẩm định về tình trạng nhân quyền tại Việtnam. Theo thượng nghị sĩ McCain thì: “Tôi không thấy Việtnam có tiến bộ nhân quyền, mà ngược lại còn có sự tụt hậu về vấn đề này”. TNS Lieberman phát biểu: “Có một số võ khí mà Việtnam muốn mua của Mỹ, và chúng tôi muốn chuyển giao cho họ. Nhưng chuyện đó không thể xẩy ra cho tới khi nào Việtnam cải thiện nhân quyền”. Và đây là tiếng nói quyết định của chính phủ Mỹ, qua lời phát biểu của nhân vật đặc trách Á châu-Thái Bình Dương, Kurt Campbell, được hãng thông tấn AP nhắc lại rằng: “Lập trường của Việtnam về vấn đề nhân quyền đối nghịch với mối quan hệ kinh tế và quân sự đang ngày càng nồng ấm giữa hai nước”. Đúng là Mỹ đang đẩy Việtcộng vào chân tường, ông Campbell, người có thẩm quyền của chính phủ Mỹ vế vấn đề Việtnam, đã nói thẳng với giới cầm quyền Hànội về những đòi hỏi rất cụ thể của Mỹ với Việtcộng là: “Việtnam phải có các bước tiến đáng kể để giải quyết các trường hợp cá nhân gây quan ngại, các quan ngại về nhân quyền, cũng như các thách thức mang tính hệ thống liên quan tới quyền tự do ngôn luận và lập hội”. Có nghĩa là phải loại bỏ các cá nhân gây trở ngại về nhân quyền, và phải thay cả hệ thống có liên quan tới các quyền Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Lập Hội. Chỉ có như vậy Hoakỳ mới có thể thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ hơn với Việtnam kể cả về kinh tế lẫn chiến lược quốc phòng.

Khi các thượng nghị sĩ Mỹ công khai hóa vấn đề Việtcộng đã đưa ra danh sách dài các loại võ khí muốn được Mỹ cung cấp cho Việtnam, vô tình hay cố ý đã cho Trungcộng nhìn thấu tim đen của Việtcộng, muốn nhờ vào vũ khí của Mỹ để ngăn sự bành trướng của Bắckinh. Đồng thời ông thứ trưởng ngoại giao Mỹ, Kurt Campbell, người thực thi chính sách Mỹ tại Việtnam lại nhân danh vấn đề Nhân Quyền để dồn Hànội vào chân tường. Đúng là hai mặt giáp công, dí Việtcộng vào đường cùng, buộc phải ‘tự diễn biến hay là chết’. Lẽ nào các chính khách Hoakỳ không tiên liệu rằng, Việtcộng vẫn có thể quay lại theo Tầu để chống Mỹ hay sao? Phải chăng Hoakỳ đã nắm được yếu tố then chốt nào đó mới làm như vậy? Gống như thời Richard Nixon gặp Mao Trạch Đông ngày 21/02/1972 tại Bắckinh và ký Hiệp Ước Thượng Hải “Mỹ- Hoa Đề Huề” vớí Chu Ân Lai ngày 28/02/1972, đưa đến việc chấm dứt chiến tranh Việtnam và bức tử Việt Nam Cộng Hòa ngày 30/04/1975. Nhưng lần này, phải chăng đã đến lượt Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phải trả quả???

Mặc dù ngày 04/02/12, Trungcộng theo Nga đã sử dụng quyền phủ quyết tại Hội Đồng Bảo An LHQ, để bác bỏ dự thảo nghị quyết do Tây Phương và các nước ẢRập, nhằm lên án Syria đàn áp đẫm máu phong trào phản kháng, khiến cho Hoakỳ và thế giới phản ứng dữ dội. Cũng như các cuộc Tự Thiêu tại Tây Tạng là mối bất đồng lớn giữa Mỹ và Tầu…Nhưng các giới chức Trungcộng đã bày tỏ hy vọng chuyến đi của Tập Cận Bình, người thay thế Hồ Cẩm Đào lãnh đạo Hoalục trong nhiệm kỳ tới sẽ đến Washington để gặp tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 14/02//12 sẽ giúp cải thiện các mối quan hệ giữa Bắckinh vớí Washington.

Phát ngôn viên bộ Ngoaigiao Trungcộng, Lưu Vị Dân ngày 07/02/12 nói về chuyến viếng thăm Hoakỳ của ông Tập Cận Bình, rằng: “Trungquốc hy vọng chuyến đi này sẽ tăng cường niềm tin chiến lược giữa đôi bên, nới rộng những chương trình hợp tác có tính chất thực tế, làm sâu sắc thêm tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, và quan trọng hơn cả là duy trì sự phát triển ổn định và lành mạnh của mối quan hệ Mỹ-Trung”. Lưu Vị Dân thêm rằng: “Những bất đồng ý kiến giữa nước lớn nhất trong thế giới đã phát triển (Mỹ), với nước lớn nhất trong thế giới đang phát triển (Tầu) là chuyện bình thường. Vấn đề then chốt là khi trao đổi quan điểm, hai nước nên tôn trọng lẫn nhau và đối xử với nhau một cách bình đẳng”. Thực ra các cuộc gặp giữa các lãnh tụ 2 nước lớn, vừa là ‘đối tác kinh tế’, vừa là ‘đối lực chính trị’, và rất dể xẩy ra ‘đối chiến quân sự’, như trường hợp hai nước Mỹ và Tầu hiện nay, thì phải có những cuộc thương thảo chìm, nổi gay go trước đó khá lâu, để tìm được sự đồng thuận nào đó, mới mong tăng cường niềm tin chiến lược giữa đôi bên. Thực tế thì giới lãnh đạo Hoalục hiện nay phải tự hiểu, về nội lực Kinh Tế, Chính Trị, Quân Sự của họ, chỉ mới là loại cường quốc cấp vùng, mà còn rất nhiều mối họa tự hủy, chưa phải là Siêu Cường Toàn Diện Quốc Tế Bền Vững sánh ngang tầm với Hoakỳ. Chính vì vậy về mặt tuyên truyền thì Tầu vẫn phải giữ thế cách lớn họng hung hăng, nhưng trong thực tế lại phải nương theo chính sách siêu cường Mỹ để phát triển, nên việc Hoalục đành bỏ Miến Điện và nay nếu có bỏ Việtcộng thì vẫn còn vớt vát được vấn đề đối tác kinh tế với Việtnam và với toàn khối Asean, hơn là lúc nào đó sẽ bị mất trắng cả quyền lực bên ngoài lẫn bên trong.

LÝ ĐẠI NGUYÊN –

Little Saigon ngày 07/02/2012.

No comments:

Post a Comment