TRẦN KINH NGHỊ - Suốt hơn tháng qua dư luận cả nước cuốn hút vào vụ Tiên Lãng. Báo chỉ và các phương tiện truyền thông không ngày nào vắng bóng từ “Tiên Lãng”. Người dân theo dõi với không chỉ nỗi lòng bức xúc mà cả với lòng mong đợi một giải pháp thấu tình đạt lý từ phía Nhà nước. Giới tuyền thông theo dõi để tác nghiệp. Giới chính trị gia, kể cả những kẻ “diễn biến hòa bình”, vừa theo dõi vừa toan tính…
Nếu như ý kiến kết luận và chỉ đạo xử lý vụ Tiên Lãng của Người đứng đầu Chính phủ-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra ngày 10/2 khiến mọi người tràn trề hy vọng thì phát biểu của Ủy viên TW Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành trước hội nghị cán bộ trung cấp, cao cấp thuộc CLB hưu trí Bạch Đằng, Hải Phòng sáng 17-2 đã khiến dư luận sững sốt, bức xúc…đến nỗi có người đã nhảy lên sân khấu đòi cách chức vị Bí thư Thành ủy và được cả hội trường vỗ tay tán đồng. Cảnh này hơi giống cảnh nghị trường ở các nước Đông Á. Nhưng điều quan trong hơn, nó cho thấy một ván cờ mới hình thành đã bước sang hồi gay cấn vậy!
Tại cuộc họp đó ông Thành đã nói nhiều ý kiên sai lệch với kết luận của Thủ tướng , tiếp tục bênh vực cho những lỗi lầm của hệ thống lãnh đạo từ huyện Tiên Lãng đến Thành phố nơi ông là lãnh đạo tối cao. Không những thế ông Thành còn lên tiếng tố cáo báo chí, đồng thời tiếp tục tìm cách đổ tội cho gia đình nông dân họ Đoàn.
Vậy ông Thành là ai? Tên đầy đủ là Nguyễn Văn Thành, sinh năm 1957, quê Hoa Lư (Ninh Bình), có bằng tiến sĩ kinh tế và cử nhân luật (không biết học khi nào, học theo cách gì(?); đi lên từ ngành Công an chuyển sang làm Chánh Văn phòng Quận ủy Hồng Bàng, sau làm Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng. Tháng 12-2009, tại kỳ họp thứ 17, Hội đồng ND thành phố Hải Phòng khóa XIII được bầu làm Chủ tịch UBND thành phố. Chỉ một năm sau, tháng 12-2010 được Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XIV bầu làm Bí thư Thành ủy. Theo cơ cấu, ông là ủy viên TW Đảng.Vậy ông là lãnh đạo cao cấp của Đảng.
Phát biểu của ông Thành hoàn toàn không phải là do “nhỡ mồm” như ta thường thấy gần đây ở nhiều vị lãnh đạo và quan chức, mà là một sự chủ ý. Nó diễn ra trong bối cảnh cho đến nay chưa thấy Người đứng đầu của Đảng phát biểu chính thức gì về vụ việc Tiên Lãng. Qua đó cho thấy một sự khác lạ so với những gì thường thấy trước đây khi giải quyết những vụ việc tương tự như Quỳnh Phụ (thái Bình) và nhiều vụ việc khác khi mà toàn bộ hệ thống chính trị của đất nước từ trung ương xuống địa phương đều nhất quán, cấp dưới phục tùng cấp trên nhằm giả quyết êm thấm (dù chỉ là chiếu lệ và tạm thời). Nhưng lần này có chuyện “trên bảo dưới không nghe”. Nó gợi cho ta hình ảnh một bàn cờ mà sau khi vừa dọn bỏ một vài con tốt để mở đường tiến quân, một bên liền đưa xe chiếu vỗ mặt, và bên kia kê pháo đỡ đòn đồng thời chiếu tướng ngược lại. Mới đầu trông tưởng “ngon ăn” nhưng hóa ra lại đặt cả hai bên vào thế tiến thoái lưỡng nan: Đánh pháo thì mất xe, giữ xe thì phải lên sĩ; lên sĩ rồi, nước tiếp sao đây…? Xin mời mọi người cùng theo dõi hồi sau phân giãi./.
No comments:
Post a Comment