30.04.75 Biến cố lịch sử.
Tiếng đạn pháo kích không ngừng nghỉ bắn loạn xạ vào thủ đô Sài Gòn . Màn đêm bao phủ khắp bầu trời u tịch, trên con đường Lê Văn Duyệt vắng tanh không một bóng người, duy nhất chỉ còn ánh đèn đường tỏa chiếu một cách thờ ơ . Cơn mưa lớn bắt đầu đổ xuống thêm nặng hạt, nhìn chiếc đồng hồ treo tường bây giờ là 21.15 ngày 29.04.75 . Một đoàn xe nhà binh của Sư đoàn 8 Dù đang từ dưới ngã tư Bẩy Hiền di chuyển vội vã về hướng Sài Gòn có lẽ để bổ xung tác chiến . Không một tiếng sấm hay tia chớp, thay vào đó dân chúng thủ đô miền Nam đón nhận bằng những tiếng nổ kinh hoàng của đạn pháo 122 ly. Sau những tia chớp khai hỏa từ 4 góc trời ven đô Sài Gòn nhắm hướng vào vùng đông dân cư đông đúc Sài Gòn dưới cơn mưa đầu mùa, nhưng cũng là cơn mưa cuối cùng đầy oan nghiệt đổ xuống miền Nam Tự Do.
Tôi thức dậy thật sớm, không kịp uống ly Cà-phê sáng vội vàng đến đơn vị tạm thời dừng quân trong TC/CTCT sau chuyến di tản miễn cưỡng từ quân trường Đà Lạt ngày 22.03.1975. Đài phát thanh truyền đi tiếng nói của TT Dương Văn Minh yêu cầu quân đội buông súng, chuẩn bị bàn giao cho đoàn quân giải phóng . Trong văn phòng chỉ huy chỉ còn vị đại tá chỉ Huy trưởng theo lệnh cấp trên đang chờ đợi để bàn giao trên khuôn mặt đầy mệt mỏi và u buồn. Tôi chào ĐT theo nghi lễ quân cách, nhưng hầu như có một cái gì đó khác biệt mà cả tôi và vị chỉ huy đồng ngầm nói cho nhau ” Chúng ta đã mất tất cả”.
Bước ra cổng gặp một vài anh em SVSQ của khóa 6, khóa cuối cùng của đơn vị đang ngơ ngác không biết đi về đâu ?- Trên thân thể các bạn chỉ còn chiếc quần đùi và chiếc áo thung. Chúng tôi ôm nhau trao nhau trong ánh mắt và những giọt nước mắt đầy huynh đệ chi binh mà không cất được lên lời và chỉ còn biết trong tiếng ”nấc” tìm nhau trong cái bắt tay sờ soạng, tự nhiên, siết chặt, thầm nói cho nhau ”chúng ta tạm từ biệt và ngậm ngùi chia tay trước nghịch cảnh đau thương chưa một lần đến trong đời và không nằm trong sách vở của bài học ”tự cứu nguy” trong tài liệu hướng học của quân trường ưu tú Đại Học/ CTCT. Một bài học cần có để khi tốt nghiệp trở thành một cấp chỉ huy chuyên môn CTCT biết biến hóa phải đối mặt thế nào và phải làm sao trong bối cảnh buông súng đầy bi thương của ngày 30 Tháng Tư đen một ngàn chín trăm bẩy mươi lăm ?
Ba mươi bẩy năm nhìn lại, các bạn ta ở nơi đâu?- Việt Nam quê hương đầy nước mắt đang xẩy ra như thế nào ?- Bản đồ Thế giới có còn khắc ghi hình thể hiên ngang của dải đất cong hình chữ ”S” ? Lịch sử đã chứng minh VN là một dân tộc ngạo ngễ oai hùng, sẵn sàng đấu lưng chống chỏi để bảo vệ quê hương yêu dấu trước quân xâm lược có còn được con cháu Lạc Hồng tiếp nối bảo vệ cõi bờ quê hương mà tiền nhân cố công xây dựng?
Việt Khang trong hai bản nhạc ”Việt Nam Tôi Đâu” và ” Anh Là Ai ”. Tác giả đã gói ghém tâm tư và thể hiện tình cảm yêu nước của anh bằng những nốt nhạc lời ca , bằng cung điệu diễn tả toàn cảnh thực trạng nhiễu nhương ở VN với bọn quan tham hoành hoành, dân chúng lầm than đói khổ, đầy những bất công và nguy cơ mất nước về tay Tầu Cộng đang xẩy ra trong xã hội, dưới chế độ phi nhân bản của ĐCSVN đương quyền.
Việt Khang tên gọi Võ Minh Trí . Anh là một thanh niên trưởng thành trong một xã hội CS mà nền giáo dục con trẻ được nhồi nhét ngay từ lúc bắt đầu vào những lớp vỡ lòng trong giáo trình đưa ra những câu hỏi của các bài toán cộng gieo rắc cho đầu óc non trẻ toàn những cảnh chém giết và thù hận. – Buộc các thế hệ trẻ đi vào một khuôn mẫu học tập triết lý Mác- Lê . Một lý tưởng giả tạo, không tưởng, ảo vọng. Cộng thêm chính sách thông tin một chiều và bưng bít, bóp méo lịch sử làm băng hoại sự phát triển tự nhiên độc lập của nhiều thế hệ. Nhưng Việt Khang rất xứng đáng với cái tên ”Minh Trí”, thật đúng là ( Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn ). Anh đã nhận chân sự thật.
Thời gian quá nửa đời người
Và ta đã tỏ tường rồi
ÔI cuộc đời ! ngày sau tàn lửa khói.
Sau 37 năm nhìn lại, các bạn tôi, những người trai thời loạn của thập niên 70 đã làm gì? – Các bạn đang ở đâu ? – Chúng ta, chắc hẳn đúng là bậc cha chú, bậc đàn anh của Việt Khang phải không?- Chúng ta đã làm gì ? . Vâng xin thưa : Chúng ta đã thực hiện được những cuộc diễn hành trong những bộ quân phục chỉnh tề, áo mũ cân đai trang trọng hầu để nhắc nhở cho con cháu biết về những đoàn quân kiêu hùng VNCH một thời trọng trách bảo vệ Tự Do cho đồng bào miền Nam. Chúng ta đã lập Đài Chiến Sĩ Tự Do để tôn vinh Anh Hùng Tử Sĩ . Chúng ta đã và đang thực hiện những chương trình gởi những gói quà chia sẻ đến những Thương Phế Binh, gia đình Cô Nhi Quả phụ của đồng đội chúng ta hiện còn đang sống nơi quê nhà. Chúng ta đã làm được nhiều lắm !, nhưng vẫn chưa đủ để chứng minh trách nhiệm của chúng ta trên cương vị là một người quân nhân làm tròn bổn phận mà luôn luôn nhắc nhở chúng ta với Quốc huy ” Tổ Quốc –Danh Dự – Trách Nhiệm”. Nhất là các quân nhân thuộc ngành CTCT với phù hiệu ” Lục Đại Chiến ” gắn liền trên vai nặng trĩu những công tác được Tổ Quốc trao phó trọng trách trên mọi lãnh vực. Chúng ta sẽ phải làm gì với tiếng gọi ”Đáp Lời Sông Núi” tha thiết để đồng hành với Việt Khang ?
Cám ơn Trúc Hồ, cám ơn Đỗ Phủ, Tường Thắng, Anh Tuấn và tất cả các bạn trẻ trong ban vận động của SBTN, cám ơn Kim Nhung với chương trình nối nhịp cầu thông cảm giữa hai thế hệ. Người viết không cám ơn anh Nam Lộc, vì anh là người đàn anh cận kề gần sát nhất . Đó là trách nhiệm của anh làm để dìu dắt lứa tuổi đi sau, nhưng người viết rất hoan nghênh việc làm của anh đó anh Nam Lộc. Cũng xin thưa cùng Ts Nguyễn Đình Thắng, vì chưa định vị đúng niên kỷ nên người viết vừa hoan nghênh vừa cảm ơn anh . Tất cả quý vị đã bước một con đường rất dài trong chiến lược ”Quốc Tế Vận” rất hữu hiệu mà người hải ngoại chúng ta đang áp dụng để đấu tranh và nhất là chiến thuật thay đổi kỳ ảo qua chiến dịch tấn công địch bằng( Thỉnh Nguyện Thư ) sáng kiến của Trúc Hồ. Cũng có thể được gọi là một hình thức ” Hội Nghị Diên Hồng” như anh suy nghĩ.
Phải chăng con số 37 được diễn giải 3+7= 10 . Có lẽ đây là lần thứ 3 cho các vị dân biểu Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ phải cương quyết tỏ cho Thế Giới rằng Hoa Kỳ không phải chỉ vì quyền lợi không mà còn có trọng trách với châm ngôn của một quốc Gia luôn luôn tôn trọng Nhân Quyền và hành sử như một cường quốc đứng hàng đầu về tư tưởng Dân Chủ – Tự Do, con số (7) sẽ làm VC thất điên bát đảo về khó khăn kinh tế, nhục nhã với quốc tế và là con số 10 (bù) chấm dứt một chế độ phi nhân, một chế độ tàn ác hơn cả cường hào ác bá, một chế độ như là một đảng cướp có tổ chức.
Chúng ta có thể tự tin ”Thiện” sẽ thắng ”Ác”. Các vị lão thành cách mạng chân chính còn chần chờ gì ?- còn lo âu gì ? còn phân vân sợ sệt những gì mà không cùng toàn thể đồng bào nhập cuộc quét sạch mọi rác rưới bọn quan tham độc ác ? hay là quý vị còn phải đánh giá lại như ”Vị Trí Thức Sử Gia Dương Trung Quốc phán rằng :” Người hải ngoại vẫn còn lấn cấn ” ?
Năm nay là năm quyết định , một năm sán lạn của đấu tranh và cũng có thể là năm đánh dấu một yếu tố bất ngờ chuyển hóa được ghi vào sử sách. Một năm dấu tích của tuổi trẻ dấn thân làm nên Lịch Sử.
Đan Mạch ngày 22.02.2012
Vũ Đình Quyến
No comments:
Post a Comment