Trở Về Trang chính

Thursday, February 23, 2012

Ông Đoàn Văn Vươn phạm tội gì?

Gia Minh, biên tập viên
Dư luận trong nước tiếp tục quan tâm đến vụ việc cưỡng chế đất đầm trái luật tại Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.

Vietnamnet

Báo Vietnamnet: Sự kiện Tiên Lãng “Giọt nước tràn ly”

Trong những ngày qua có đề nghị xem xét lại tội danh của những thành viên trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn qua việc nổ súng hoa cải và bình ga để cản đoàn cưỡng chế.

Gia Minh hỏi chuyện luật sư Lê Đức Tiết về một số thông tin liên quan. Ông Lê Đức Tiết là phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ông Vươn không chống người thi hành công vụ

Trước hết ông đưa ra quan điểm về tội danh của ông Đoàn Văn Vươn:

Luật sư Lê Đức Tiết: Tôi nghiêng về tội ‘vượt quá phạm vi phòng vệ chính đáng, gây thương tích thôi’ Lập luận của tôi nói rất rõ.

Gia Minh: Những người khác thì cho rằng từ việc sai từ đầu không phải là ‘công vụ’?

Luật sư Lê Đức Tiết: Đúng rồi. Một lệnh sai rồi việc thi hành quyết định đó cũng sai nốt thì sao gọi là công vụ được. Đó là hiển nhiên mà.

Lực lượng cưỡng chế thu hồi đất nhà anh Vươn hôm 05/1/2012
Lực lượng cưỡng chế thu hồi đất nhà anh Vươn hôm 05/1/2012

Gia Minh:Đến bây giờ người ta vẫn nói truy tố ông Đoàn Văn Vươn về tội giết người, mà chỉ có những tình tiết giảm nhẹ nên cũng làm nhiều người băn khoăn?

Tôi nghiêng về tội ‘vượt quá phạm vi phòng vệ chính đáng, gây thương tích thôi’ Lập luận của tôi nói rất rõ.

Luật sư Lê Đức Tiết: Điều đó do cơ quan điều tra làm, nhưng cũng như các nước khác thôi, việc kết luận phải được cơ quan công tố thẩm định lại và đưa ra tòa; rồi phải chờ tiếng nói cuối cùng của tòa án- đây là tiếng nói cuối cùng trong xét xử. Bây giờ cơ quan điều tra họ có thể nêu tội này hay tội kia, nhưng cuối cùng tòa án sẽ quyết định thôi. Nước nào cũng vậy.

Gia Minh: Vừa qua hai bà vợ của ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý cho biết họ được nhân viên an ninh điều tra gợi ý không mời thêm luật sư nữa, vậy luật sư thấy điều đó vi phạm điểm nào?

Luật sư Lê Đức Tiết: Đó là tiếng đồn, là dư luận của quần chúng tôi. Còn việc được bào chữa là quyền của công dân chứ ai có thể… Họ có thể nói thế này, nói thế kia, đó chỉ là dư luận thôi. Khi nào tòa án hay cơ quan điều tra từ chối luật sư của hai bà vợ này mới thành vấn đề; đằng này họ chưa có quyết định, chưa có văn bản đó làm sao buộc tội họ được.

Gia Minh: Đối với bốn người trong trại, ngoài ông Đoàn Văn Vươn mời trực tiếp luật sư Nguyễn Việt Hùng, còn những người khác được cho biết cũng có gợi ý mời luật sư, vậy ông nghĩ thế nào?

Luật sư Lê Đức Tiết: Luật mời luật sư thì nước nào cũng thế thôi: do bị cáo tự quyết định, còn việc gợi ý đó chỉ là ngoài rìa, không chính thức được. Khi làm về tòa án phải có văn bản, phải có giấy tờ ví dụ cơ quan điều tra từ chối luật sư này hay luật sư kia, họ có thể làm nhưng phải nói rõ lý do tại sao từ chối.

Một lệnh sai rồi việc thi hành quyết định đó cũng sai nốt thì sao gọi là công vụ được. Đó là hiển nhiên mà.

Căn nhà ông Vươn ở ngoài khu cưỡng chế vẫn bị ủi sập. Source phapluat.com
Căn nhà ông Vươn ở ngoài khu cưỡng chế vẫn bị ủi sập. Source phapluat.com

Gia Minh: Hiện nay có kêu gọi các luật sư phải nhanh hơn để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho thân chủ, luật sư thấy lời kêu gọi đó ra sao?

Luật sư Lê Đức Tiết: Quá trình điều tra phải ít nhất ba hoặc bốn tháng, có những vụ việc phức tạp hơn có thể kéo dài thời gian hơn. Vụ việc này mới xảy ra từ hôm tháng giêng năm 2012, đến ngày 10 tháng 2 năm 2012 mới có quyết định làm lại vụ việc. Đến nay vẫn chưa hết tháng hai, các luật sư thân chủ lựa chọn đang chuẩn bị. Có nhiều luật sư tự nguyện muốn tham gia, nhưng thân chủ không mời thì đành chịu. Anh Vươn chọn người anh có thể tin tưởng dù có nhiều luật sư tự nguyện… Đây theo tôi là điều bình thường

Điều tra một vụ oan trái không thể là người trong cuộc

Gia Minh: Như luật sư nói, đúng là qui trình điều tra xét xử phải có thời gian, nhưng nay cách giải quyết sao cho hai bà vợ và những đứa con ổn định cuộc sống cần phải làm gì?

Luật sư Lê Đức Tiết: Ở địa phương cũng đã có chỉ thị rồi, có quan tâm sắp xếp nhà ở cho chị đó, rồi Mặt trận cũng kêu gọi và nhiều người tự nguyện đến giúp đỡ gia đình. Điều đó địa phương có làm, và các nơi có làm. Không thể ngày một ngày hai được. Bây giờ chị ta cũng xoay quanh vấn đề đó. Nước nào cũng thế thôi: trong dân chúng có người hiểu, có người không hiểu.

Có thể nói hiện nay cả hai bà vợ đó đang trong tình trạng khó khăn; nhưng cũng được những người không chỉ tại địa phương mà tại những địa phương khác trải lòng đến giúp đỡ, quà tết cũng có… Nhưng làm sao bằng cuộc sống người bình thường được.

Gia Minh: Đúng là như vậy nên mọi người cũng quan tâm làm sao giúp cho hai gia đình đó được ‘tốt nhất’. Vụ việc hiện nay giao cho thẩm quyền địa phương giải quyết thì có thể đến nơi đến chốn được không?

Người điều tra, thẩm phán xét xử một vụ oan sai, thì nhất thiết những người đó không được phân công xét xử trong vụ này; những người từng dính líu vào vụ việc này thì không được tiến hành điều tra. Rất tiếc hiện nay ở Hải Phòng, những người điều tra lại là những người trong cuộc.

Luật sư Lê Đức Tiết: Tôi cũng chia xẻ vấn đề này và có góp ý: về nguyên tắc tòa án nước nào cũng thế thôi phải hết sức khách quan. Người điều tra, thẩm phán xét xử một vụ oan sai, thì nhất thiết những người đó không được phân công xét xử trong vụ này; những người từng dính líu vào vụ việc này thì không được tiến hành điều tra. Rất tiếc hiện nay ở Hải Phòng, những người điều tra lại là những người trong cuộc.

Như thế trái với nguyên tắc trong tiến hành điều tra, xét xử vụ án. Bây giờ dân cũng có ý kiến. Chứ còn phải chờ đến Tòa án Tối cao, Bộ Công An xem xét và sẽ làm. Còn tôi tin dư luận của người dân là dư luận đúng. Người trong cuộc: tham gia, ra lệnh cưởng chế, thi hành cưởng chế mà lại tham gia giải quyết vụ việc thì không khách quan đâu. Dư luận có ý kiến, riêng tôi cũng không tán thành việc như thế.

Gia Minh: Không tán thành thì đối với Mặt Trận Tổ quốc nơi luật sư đang tư vấn, thì có kiến nghị gì?

Luật sư Lê Đức Tiết: Mặt trận Tổ quốc đại diện cho nhân dân, có nhiệm vụ theo dõi các cơ quan thi hành lệnh của thủ tướng, và thi hành luật pháp. Nếu chúng tôi thấy việc thi hành những điều đó chúng tôi sẽ kiến nghị các cơ quan đó và những cơ quan trên những cơ quan đó.

Gia Minh: Cám ơn về những trình bày của luật sư.

No comments:

Post a Comment