Trở Về Trang chính

Thursday, February 2, 2012

Nên hay không nên xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Ninh Thuận - Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại VN

Kể từ năm 2010, nhiều diễn biến liên quan điện hạt nhân diễn ra ở VN, từ hội thảo quốc tế, triển lãm mô hình nhà máy điện hạt nhân, chọn lựa đối tác công nghệ hạt nhân tới việc ký kết hợp tác hạt nhân.

Hình bên: Ninh Thuận - Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên sẽ khởi công vào năm 2014 và đưa tổ máy đầu tiên vận hành, phát điện vào năm 2020

Ninh Thuận - Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên sẽ khởi công vào năm 2014 và đưa tổ máy đầu tiên vận hành, phát điện vào năm 2020

Có thể nói là cao điểm của những diễn biến đó là chuyện VN quyết định xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên Ninh Thuận 1 vào năm 2014. Nhưng câu hỏi cần được nêu lên là VN có nên thực hiện điện hạt nhân không – ít ra cũng trong giai đoạn đáng ngại hiện nay ? Thanh Quang trình bày vấn đề này như sau:

Việt Nam quyết tâm làm điện nguyên tử


Sau khi một loạt thảm hoạ hạt nhân xảy ra nhiều nơi trên thế giới, từ tai nạn nguyên tử Chernobyl ở Liên Xô trước đây hồi tháng tư năm 1986, thiên tai gây tai hoạ nguyên tử nghiêm trọng ở Nhật Bản hồi tháng Ba năm 2011, cho tới gần đây nhất – hồi cuối tháng rồi, 1 trong 2 lò phản ứng nguyên tử ở California, Hoa Kỳ bị ngưng hoạt động vì tình trạng rò rỉ ống hơi, thì – nói theo lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – “VN quyết tâm làm điện nguyên tử”.

Lên tiếng tại buổi tổng kết năm 2011 của Bộ KH-CN mới đây, ông Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định điều này, và yêu cầu Bộ KH nhanh chóng hoàn thiện các văn bản pháp quy, đào tạo nguồn nhân lực cho nhà máy điện nguyên tử đầu tiên khu vực ĐNÁ.

TS Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử của VN cho hay VN không chỉ xây dựng 1 nhà máy điện hạt nhân, mà theo kế hoạch, từ nay đến năm 2030, VN còn mở thêm từ 8 tới 10 địa điểm xây dựng
Người Nhật biểu tình chống điện hạt nhân sau biến cố Fukushima
Người Nhật biểu tình chống điện hạt nhân sau biến cố Fukushima, ảnh chụp năm 2011. AFP PHOTO.
điện hạt nhân nữa.
TT. Nguyễn Tấn Dũng – “VN quyết tâm làm điện nguyên tử” - tại buổi tổng kết năm 2011 của Bộ KH-CN mới đây, ông Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định điều này, và yêu cầu Bộ KH nhanh chóng hoàn thiện các văn bản pháp quy, đào tạo nguồn nhân lực cho nhà máy điện nguyên tử đầu tiên khu vực ĐNÁ.

TS Lê Huy Minh, Viện phó Trung tâm Cảnh báo Động đất Sóng thần, cũng có ý kiến về vấn đề này:

Tất nhiên bây giờ bắt đầu làm những dự án nhà máy điện nguyên tử, thì các chuyên gia VN cũng phải dựa vào tư vấn của các chuyên gia nước ngoài, thí dụ của Nga, của Nhật. Họ đưa ra những quy chuẩn để chọn lựa vị trí xây dựng nhà máy điện nguyên tử như thế nào.

Thứ hai là mình cũng rút kinh nghiệm, thí dụ như từ khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản vừa rồi vốn được xây dựng cách đây mấy chục năm. Mà vừa rồi động đất gây sóng thần cao hơn 10 mét khiến ảnh hưởng nặng. Do đó tất cả những yếu tố như thế đều phải tính đến và rút kinh nghiệm. Thành thử ở VN bây giờ có những bài học trên thế giới như thế thì VN có điều kiện để rút kinh nghiệm, để làm sao làm được nhà máy điện nguyên tử đáp ứng được nhu cầu an toàn tốt nhất.


Theo kế hoạch thì dự án nguyên tử đầu tiên của VN sẽ đặt tại tỉnh Ninh Thuận, sẽ khởi công xây nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào năm 2014 và bắt đầu phát điện vào năm 2020.

Nhắc đến Ninh Thuận, nhiều chuyên gia quan ngại về vấn đề địa chấn, nhất là lo sợ địa điểm dự kiến xây cơ sở nguyên tử vừa nói trong vùng vành đai núi lửa có đới đứt gãy điạ chất, giữa lúc khu vực Miền Trung này từng xảy ra hiện tượng sủi bùn đáng ngại. TS Lê Huy Minh giải thích:
ở VN bây giờ có những bài học trên thế giới như thế thì VN có điều kiện để rút kinh nghiệm, để làm sao làm được nhà máy điện nguyên tử đáp ứng được nhu cầu an toàn tốt nhất.
TS Lê Huy Minh

Động đất gây cháy lan rộng ở thành phố Natori, tỉnh Miyagi , đồng thời làm nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima hồi tháng 03/2011. AFP PHOTO.
Động đất gây cháy lan rộng ở thành phố Natori, tỉnh Miyagi , đồng thời làm nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima hồi tháng 03/2011. AFP PHOTO.
Thật ra hiện tượng phun bùn ở khu vực Ninh Thuận, thì hiện tượng sủi bùn như thế liên quan đến những khối bùn ở bên trong vỏ trái đất. Hiện tượng như thế người ta cũng gọi tạm thời là hiện tượng núi lửa bùn. Nhưng thực tế thì nó không thực sự là núi lửa.

Vì nói núi lửa thì nó phải có magma (đá nhão nóng chảy) phún từ dưới sâu đi lên. Hiện tượng núi lửa bùn này cũng có hiện tượng phun chất từ trong lòng đất đi ra, nhưng đó không thật sự là magma. Mà nó chỉ là những túi bùn trong quả trái đất mà bị một điều kiện nào đó, bây giờ có điều kiện phun ra.

Những hiện tượng phun bùn như thế thường không liên quan đến động đất. Do đó chúng tôi đánh giá là hiện tượng này không liên quan đến hoạt động động đất ở đới đứt gẫy. Cho nên chúng tôi cũng đánh giá rằng khu vực Bình Thuận hầu như không có những đới đứt gẫy hoạt động có thể gây ra những trận động đất lớn khiến ảnh hưởng đến việc xây dựng mà máy điện nguyên tử ở đó.


Điện hạt nhân không phải là tương lai của loài người


Trong khi các quan chức VN bày tỏ lạc quan và xem chừng như “quyết tâm làm điện hạt nhân”, thì GS Hoàng Xuân Phú thuộc Viện Toán học, Viện Khoa học-Công nghệ VN; Viện sỹ Thông tấn Viện Hàn Lâm Khoa học Heidelberg, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Bavaria Đức, lưu ý rằng “điện hạt nhân không phải là tương lai của loài người” nên VN không nên tiến vào lãnh vực này:
Về chuyện hạt nhân thì theo tôi, không những ở VN mà ngay cả những nước tiên tiến, như Cộng hoà Liên bang Đức, hay Nhật…đã đi đến nhận thức rằng điện hạt nhân không phải là tương lai của loài người. Các nước đang có điện hạt nhân rồi, người ta cũng rút dần khỏi điện hạt nhân.

Hàng tháng sau các đơn vị đặc biệt tiếp tục phun loại nhựa chống phóng xạ lây lan quanh khu vực Tepco của nhà máy điện hạt nhân Fukushima . AFP PHOTO.
Hàng tháng sau các đơn vị đặc biệt tiếp tục phun loại nhựa chống phóng xạ lây lan quanh khu vực Tepco của nhà máy điện hạt nhân Fukushima . AFP PHOTO.
Về chuyện hạt nhân thì theo tôi, không những ở VN mà ngay cả những nước tiên tiến, như Cộng hoà Liên bang Đức, hay Nhật…đã đi đến nhận thức rằng điện hạt nhân không phải là tương lai của loài người. Các nước đang có điện hạt nhân rồi, người ta cũng rút dần khỏi điện hạt nhân. Cho nên VN chưa vào thì không nên vào, vì đấy là con đường mà sau mấy chục năm phát triển điện hạt nhân, thế giới nhận ra đó là điều không nên.

Do đó, nếu như ta có đầy đủ tiền rồi thì ta không nên vào lãnh vực này, huống chi hiện giờ VN thiếu về vốn, mà vào điện hạt nhân thì cần rất nhiều vốn, và vốn ấy ta phải đi vay hết. Riêng điều đó đã không nên rồi. Còn về nhân lực hạt nhân của chúng ta thì hầu như là chưa chuẩn bị. Mà khi nhân lực chưa được chuẩn bị kỹ càng, thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức, thì nguy hiểm của điện hạt nhân phải nhân lên gấp bội. Như tôi đã nói, các nước khác không muốn tiến vào điện hạt nhân thì VN lại càng không nên tiến vào lãnh vực này.


Qua bài tưạ đề “Nhà máy điện hạt nhân vào năm 2014, nên chưa ?”, tác giả Trần Sơn Lâm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Công nghệ thuộc Viện Địa chất và Khoáng sản VN, nguyên trưởng phòng phân tích Đồng vị-Địa niên lưu ý rằng “Để xây dựng nhà máy điện hạt nhân, ngoài việc phải tiến hành khảo sát rất kỹ về cấu trúc, nền móng địa chất, phải tiến hành quan trắc môi trường hàng chục năm trước khi đưa nhà máy vào vận hành”.

Theo các nhà địa chất học thì VN thuộc vùng vành đai núi lửa TBD, nơi các nhà khoa học ghi nhận thường xuyên các dư chấn động đất ở Miền Trung và cả Nam Bộ VN. Do đó, không có gì bảo đảm rằng Ninh Thuận là nơi an toàn cho nhà máy nguyên tử.

Tác giả Trần Sơn Lâm phân tích nhiều yếu tố thiết yếu liên hệ, từ môi trường địa lý, cấu tạo địa chất, việc lựa chọn công nghệ điện hạt nhân, vấn đề kinh phí, nhiên liệu, cho tới nguồn nhân lực và “văn hoá an toàn” để nêu lên nghi vấn rằng “ Nước ta đã sẵn sàng cho việc xây dựng nhà máy điện nhân vào năm 2014 như kế hoạch chưa ?”
Theo các nhà địa chất học thì VN thuộc vùng vành đai núi lửa TBD, nơi các nhà khoa học ghi nhận thường xuyên các dư chấn động đất ở Miền Trung và cả Nam Bộ VN. Do đó, không có gì bảo đảm rằng Ninh Thuận là nơi an toàn cho nhà máy nguyên tử

Theo tác giả thì khí hậu VN thuộc vùng nhiệt đới có độ mặn nước biển lớn, độ ẩm ước và khô hanh thất thường, tần suất biến đổi khí hậu rất lớn khiến ảnh hưởng đến các chi tiết, thiết bị lò phản ứng nguyên tử.

Về mặt địa chất, ông đề cập tới những ghi nhận khoa học về dư chấn xảy ra ở Miền Trung VN vốn nằm trong vùng vành đai núi lửa TBD.

Tác giả Trần Sơn Lâm cũng lưu ý rằng “trong nhà máy điện hạt nhân mà Nga dự định xây dựng ở VN có nhiều chi tiết, cụm chi tiết, thiết bị mà Nga phải nhập của nước ngoài” nên rắc rối có thể xảy ra liên quan vấn đề thiết bị. Việc Nhật Bản vẫn chưa xuất khẩu được nhà máy điện hạt nhân ra nước ngoài cũng là yếu tố phiá VN cần tìm hiểu “ưu, nhược điểm của nhà máy điện hạt nhân của Nhật”.

Theo tính toán của chuyên gia Trần Sơn Lâm thì để xây dựng nhà máy điện hạt nhân có công suất 1.000 MW, dự kiến kinh phí mà VN phải vay trên dưới 5 tỷ đô la,và 1 tháng VN phải trả tiền lãi trên 12 triệu rưởi đô la, chưa kể lương công nhân, chuyên gia. Trong khi việc mua nhiên liệu hạt nhân cho nhà máy cũng bị hạn chế vì Hiệp ước Chống Phổ biến Võ khí Nguyên tử giữa lúc trữ lượng mỏ urani trên thế giới dùng cho các nhà máy điện hạt nhân đang trên đà cạn kiệt.
Nếu như tai nạn hạt nhân xảy ra ở VN thì đấy là một thảm họa và không có cách gì để chống đỡ được cả. Khả năng chống đỡ của VN về mặt kinh tế lẫn khả năng y học cùng tất cả điều kiện khác đều cách rất xa so với mức có thể gọi là tối thiểu để khắc phục hậu quả hạt nhân.
GS Hoàng Xuân Phú


Trong khi hiện việc VN chuẩn bị nguồn nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân “ vẫn chưa có tiến triển gì đáng kể”, theo lưu ý của ông Trần Sơn Lâm, thì tình trạng cần nhân lực này khiến VN phải chi từ 5 tới 9 triệu đô la hàng tháng cho tiền thuê ít nhất từ 700 tới 1.000 cán bộ kỹ thuật.

Chuyên gia Trần Sơn Lâm nhân tiện cũng cảnh báo rằng trong khi Nhật Bản từng chuẩn bị tất cả kịch bản an toàn, kể cả việc ứng phó động đất, sóng thần, nhưng đã không lường được thiên tai động đất, sóng thần quá dữ dội hồi tháng 3 năm ngoái khiến xảy ra thảm hoạ hạt nhân nghiêm trọng tại Fukushima. Như vậy, công luận trong nước có thể bày tỏ bất an rằng một khi tai nạn hạt nhân xảy ra ở VN thì sao ? GS Hoàng Xuân Phú nhận xét:

Nếu như tai nạn hạt nhân xảy ra ở VN thì đấy là một thảm họa và không có cách gì để chống đỡ được cả. Khả năng chống đỡ của VN về mặt kinh tế lẫn khả năng y học cùng tất cả điều kiện khác đều cách rất xa so với mức có thể gọi là tối thiểu để khắc phục hậu quả hạt nhân.

Những nước như là Nhật Bản mà còn lúng túng trong chuyện khắc phục hậu quả hạt nhân thì VN lại càng không có khả năng khắc phục hậu quả ấy. Những người có trách nhiệm ở VN phải nhận ra điều đó. Người ta cứ nghĩ rằng chuyện đến đâu hay đến đấy. Nhưng hậu quả điện hạt nhân, khi tai nạn xảy ra, thì nó nằm ngoài mọi tầm với của con người. Không khắc phục được. Mà VN thì lại càng bế tắc trong chuyện này.


Bài “Nhà máy điện hạt nhân vào năm 2014, nên chưa ?” của tác giả Trần Sơn Lâm kết luận rằng “Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân cần hết sức tránh tư duy văn hóa nhiệm kỳ và phó thác hoàn toàn về mặt công nghệ cho đối tác nước ngoài theo tư duy chìa khóa trao tay. Văn hóa an toàn hạt nhân phải đề cao sự ủng hộ của dân chúng”.

Nguồn: RFA

No comments:

Post a Comment