Trở Về Trang chính

Thursday, February 2, 2012

Một người vợ Trung Quốc khác của Hồ Chí Minh




Một người vợ Trung Quốc khác của Hồ Chí Minh
胡志明的另一个中国爱人
Dương Thành Vãn Báo (Báo Dương Thành buổi chiều) 羊城晚報, 12-11-2011
Tác giả: Đinh Đông Văn





*Hình Hồ Chí Phèo với các đồng chí Nga Sô khi hắn bắt đầu làm tay sai cho Cộng sản./-



Trần Hiểu Nông ghi lại lời của cha là Trần Bá Đạt[1]: “Thời trẻ Hồ Chí Minh đã từng kết hôn. Vợ ông ta là một người Hạ Môn, nhưng đã mất rất sớm. Sau đó ông ta sống độc thân một thời gian rất dài. Sau khi cách mạng Việt Nam thắng lợi, ông muốn cưới một người Phúc Kiến làm vợ, nhưng Trung ương Đảng Việt Nam không đồng ý, ông không thể không phục tùng quyết định của Trung ương Đảng Việt Nam, vì vậy ông không bao giờ tái hôn nữa”.
Thực ra, người phụ nữ thứ nhất phải là Tăng Tuyết Minh. Người phụ nữ thứ hai là Lâm Y Lan.
Năm 1930, Hồ Chí Minh bị truy bắt ở Việt Nam, không chốn dung thân, thông qua liên lạc viên cầu sự trợ giúp từ Tỉnh ủy Quảng Đông Đảng Cộng sản Trung Quốc đang còn trong vòng bí mật. Đào Chú
[2] bố trí cho nữ đảng viên Đảng cộng sản (Trung Quốc) Lâm Y Lan giả làm vợ Hồ Chí Minh, đồng thời dặn dò nhất hiết phải đảm bảo an toàn cho Hồ Chí Minh.
Lúc đó Hồ Chí Minh 40 tuổi, ông cảm thấy Lâm Y Lan đặc biệt giống người yêu Nguyễn Thanh Linh đã hi sinh, ông viết trong nhật ký: “Cô ta giống hệt Nguyễn Thanh Linh cả về lời nói cử chỉ lẫn tính cách sở thích. Ánh mắt vừa chạm nhau, tôi đã tự thấy mình sẽ không còn là một kẻ vô thần thuần túy nữa. Tôi cho đây tất cả đều là ý trời”.
Không lâu sau, Hồ Chí Minh bị bắt, trước lúc chia tay, ông lấy cuốn nhật ký của mình giao cho Lâm Y Lan và nói: “Anh để trái tim mình lại bên em, hãy nhận lấy đi!” Ba hôm sau, Hồ Chí Minh được giải cứu. Ông hỏi Lâm Y Lan: “Đọc xong nhật ký của anh rồi chứ gì! Anh tin rằng đóa hoa lan trong trái tim anh sẽ không bao giờ khô héo”. Lâm Y Lan không ngăn được tình cảm nhào vào lòng Hồ Chí Minh.
Vào những năm 50 của thế kỷ trước, Lâm Y Lan đã là cán bộ cao cấp, nhưng vẫn ở một mình. Khi Đào Chú quan tâm đến chuyện hôn nhân của bà, bà mới nói vẫn còn yêu Hồ Chí Minh. Đào Chú hỏi: “Ông ta có yêu bà không?” Đáp: “Ông ấy bảo tôi đợi ông”.
Hồ Chí Minh sang thăm Trung Quốc vào những năm 50, yêu cầu gặp lại người bạn cũ Lâm Y Lan. Mao Trạch Đông lập tức cho gọi Đào Chú và Lâm Y Lan lên Bắc Kinh. Đúng lúc Hồ Chí Minh chuẩn bị lên máy bay về nước, Lâm Y Lan chạy đến bên ông, hai đôi bàn tay nắm chặt lấy nhau. Trước khi máy bay cất cánh, Lâm Y Lan lấy cuốn nhật ký trả lại cho Hồ Chí Minh, nhưng Hồ Chí Minh nhẹ nhàng đẩy lại và nói: “Bên mình anh không có em, rất lâu rồi anh không còn viết nhật ký nữa, cứ để nó lưu lại nơi em làm kỷ niệm!”.
Năm 1958, Hồ Chí Minh 68 tuổi, có mời Đào Chú sang thăm cùng đi câu. Ông nói: “Tôi và Lâm Y Lan yêu nhau đã hơn 20 năm, vì sự nghiệp cách mạng mà đã lỡ tuổi thanh xuân. Bây giờ tuổi đã cao, muốn nhanh chóng được đoàn tụ với Y Lan. Mong anh khi về nước thử thăm dò thái độ của Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai xem sao, nếu họ tán thành, tôi muốn đưa Y Lan đến Hà Nội cử hành hôn lễ bí mật để thỏa nỗi mong muốn đã ấp ủ từ nhiều năm”.
Mao Trạch Đông nói: “Chúng ta khuyến khích tự do yêu đương, tự chủ hôn nhân. Thế nhưng việc này lại liên quan đến mối quan hệ giữa hai Đảng và hai nước Trung-Việt, không thể khinh suất được”. Còn khi Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam họp để thảo luận về việc này, số ý kiến phản đối đã vượt quá số ý kiến tán thành.
Hồ Chí Minh không biết làm thế nào đành viết thư cho Lâm Y Lan: “Y Lan thân yêu, chúng ta không có duyên tái hợp. Em đã nghe kể về tình yêu tinh thần của Plato chưa? Hãy để cho tâm hồn của hai chúng mình mãi mãi hòa làm một!”
Lâm Y Lan trả lời: Nếu là trên trời xin làm đôi chim liền cánh, nếu là dưới đất xin làm đôi cây giao cành. Trời dài đất rộng có lúc tận, còn mối tình này không bao giờ cạn. Năm 1968, Lâm Y Lan lâm bệnh mất. Trước lúc lâm chung, bà nhờ người gửi trả cuốn nhật ký cho Hồ Chí Minh. Một năm sau, Hồ Chí Minh cũng qua đời, trong lúc hấp hối vẫn còn gọi tên Lâm Y Lan.
(Trích từ “Tham khố văn sử” số 17 năm 2011)
[1] Trần Bá Đạt (1904 – 20.9.1989,
[2] Đào ChúNguồn: http://vietsuky.wordpress.com/2012/01/31/63-mot-nguoi-vo-trung-quoc-khac-cua-ho-chi-minh/ Danlambao: Ngày 30/08/2006 tờ báo Tin nhanh Văn hóa, kỳ 421 của Trung Quốc đã đăng bài viết về "thâm cung bí sử" này.

“Tôi để trái tim tôi lưu lại với em”
Người dịch Viêm Hoàng Xuân Thu, Quan Công Nhân
Năm 1930, trong lúc khu hành chính tại Bạch Sắc bị khủng bố, các địa bàn khác cũng đang bị địch tăng cường lùng bắt các “phần tử cộng sản”. Lúc ấy, Hồ Chí Minh đã đến Quảng Châu. Xuất phát từ suy nghĩ bảo vệ an toàn cho mình, ông ta nhờ tỉnh ủy bí mật ở Quảng Đông giúp đỡ. Tỉnh ủy Quảng Đông cử Đào Chú sắp xếp cho Hồ Chí Minh cùng một nữ đảng viên cộng sản tên là Lâm Y Lan đóng giả làm một cặp vợ chồng để bảo vệ Hồ Chí Minh.
Hôm ấy, Hồ Chí Minh tìm đến chỗ ở mới, vừa mới bước vào đến cửa liền đứng sững người lại vì kinh ngạc, vì người phụ nữ đang đứng trước mặt ông ta rõ ràng là người mà ông ngày đêm tưởng nhớ : Nguyễn Thanh Linh. Tựa hồ như trong giấc chiêm bao, Hồ Chí Minh liền hỏi : “Thanh Linh, em … em chưa chết ư ?” Cô gái cũng ngỡ ngàng chưa hiểu được chuyện gì, nhìn kỹ ông ta rồi nói : “Ông có phải là Hồ Chí Minh ? Tôi họ Lâm, tên gọi là Y Lan”. Hồ Chí Minh lúc ấy mới biết là mình đã nhận nhầm người, vội mỉm cười nhận lỗi : “Xin lỗi cô, tôi thất thố quá !”.
Lát sau, Hồ Chí Minh mới chậm rãi kể lại : 10 năm về trước ông ta có yêu một người con gái tên là Nguyễn Thanh Linh, nói đến chuyện ấy lại động lòng rơi lệ, gạt tay lau nước mắt lưng tròng. Hồ Chí Minh viết trong nhật ký : “Tôi phát hiện ra rằng tự bản thân mình cũng không thể là một con người “vô thần”, nhất định là tấm lòng chân tình của tôi đã làm cảm động đến Thượng đế, tôi quyết không để một lần nữa phải chia ly cô ấy”.
Để yểm hộ cho Hồ Chí Minh triển khai công việc tại Quảng Đông, Hương Cảng, Lâm Y Lan đã thực hiện vai trò như một người vợ thực sự, chăm sóc lo liệu cho Hồ Chí Minh từng ly từng tí trong mọi sinh hoạt hàng ngày. Hồ Chí Minh cảm động vô cùng, nhưng lại lo rằng thời cơ vẫn chưa chín muồi, sợ bị Lâm Y Lan cự tuyệt, cuối cùng cũng không dám biểu lộ ra tình yêu của mình. Về phần Lâm Y Lan thì thấy rằng Hồ Chí Minh đã dốc hết bầu tâm sự với mình, nên cũng từ rất sớm trong trái tim đã thầm hứa hẹn những điều tốt đẹp, nhưng lại nhận thấy chưa đến lúc nói ra tình cảm của mình một cách rõ ràng nên cũng lại im lặng.
Không lâu sau, do bị kẻ phản bội bán rẻ, Hồ Chí Minh bị bắt. Lúc sắp chia tay, Hồ Chí Minh ôm hôn Lâm Y Lan, lấy khăn tay lau nước mắt trên khuôn mặt cô và nói : “Kiên cường lên em, đừng để kẻ địch nhìn thấy chúng ta yếu mềm”, nói xong liền lấy ra từ trong người một quyển nhật ký được giấu kỹ đưa cho Lâm Y Lan và nói : “Tôi để trái tim lưu lại với em, hãy giữ lấy nhé !”.
Ba hôm sau, Hồ Chí Minh được cứu ra, ông ta mang hoa lan đến tặng Lâm Y Lan, nhìn thấy Lâm Y Lan với thái độ ngại ngùng, Hồ Chí Minh nói : “Em đã xem qua quyển nhật ký chưa ? Tôi tin tưởng rằng hoa lan trong trái tim này mãi mãi không bao giờ khô héo”.
Dự định bí mật tổ chức hôn lễ tại Hà Nội
Bánh xe lịch sử đã lăn chuyển đến thập niên 50 của thế kỷ 20, đất nước TC được “giải phóng”. Lúc ấy, Lâm Y Lan đã là cán bộ lãnh đạo cao cấp của tỉnh Quảng Đông, Hồ Chí Minh cũng đã về nước tiếp tục thực hiện sự nghiệp cách mạng.
Hồ Chí Minh kể từ khi tạm biệt Lâm Y Lan, lòng yêu thương nhớ nhung ngày càng thêm da diết. Vài năm sau đó, Hồ Chí Minh nhận lời mời đến thăm TC, nhân tiện đó đã đề nghị chủ tịch Mao Trạch Đông thu xếp cho mình được gặp lại các bạn cũ cùng hoạt động ở Quảng Đông để ôn lại chuyện cũ. Chủ tịch Mao Trạch Đông lập tức điện cho tỉnh ủy Quảng Đông bố trí cho Đào Chú, Lâm Y Lan và một vài người khác đến Bắc Kinh để gặp mặt Hồ Chí Minh.
Năm 1958, tại Hà Nội, bên bờ sông có hai người bạn già ngồi thong thả buông câu, họ chính là Đào Chú và Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh nói với Đào Chú một cách rất nghiêm túc : “TC có câu nói : Trẻ là vợ chồng, già làm bạn. Tôi và Lâm Y Lan thương yêu nhau đã trên 20 năm, cũng bởi vì sự nghiệp cách mạng mà làm lỡ đi tuổi thanh xuân, giờ đây cả hai người tuổi tác đều đã cao, tôi càng cảm thấy cô đơn gấp bội lần, cho nên càng muốn sớm được cùng Lâm Y Lan đoàn tụ. Mong ông khi trở về bên ấy xin ý kiến của Mao chủ tịch và thủ tướng Chu Ân Lai giúp xem giải quyết việc này như thế nào ? Nếu quả là Mao chủ tịch và Chu thủ tướng tán thành thì tôi định là sẽ đón Lâm Y Lan về Hà Nội và bí mật tổ chức hôn lễ, đấy chính là đạt đuợc nguyện vọng đã ấp ủ từ bấy nay của tôi”.
Sau khi Đào Chú về đến Bắc Kinh liền truyền đạt ngay ý nguyện của Hồ Chí Minh với Trung ương Đảng và Mao chủ tịch. Mao chủ tịch trầm ngâm giây lát rồi mới nói : “Chúng ta đề xướng “tự do yêu đương, tự chủ hôn lễ”, cá nhân tôi ủng hộ yêu cầu của Hồ chủ tịch, thế nhưng sự việc này quả là một việc “nhỏ mà không nhỏ”, nó có liên quan đến quan hệ giữa hai đảng và hai nước Việt – Trung, không thể lơ là được”. Thủ tướng Chu Ân Lai cũng nhận thấy rằng cần thiết phải bàn bạc với các đồng chí trong Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về việc này.
Lê Duẩn giơ tay phải rồi lại bỏ xuống
Trong phòng họp của Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Bắc Việt. Hồ Chí Minh và Lê Duẩn ngồi đối diện nhau, hai bên bố trí chỗ ngồi cho các ủy viên. Tất cả mọi người trong phòng họp đều ngồi lặng im không lên tiếng. Cuối cùng, Hồ Chí Minh đập bàn đứng dậy nói : “Tôi chịu như vậy đủ rồi ! Tôi không muốn sống như một con người khác nữa ! Tôi cũng có những quyền lợi của mình để tự đưa ra quyết định chứ, lần này các anh đừng mong thuyết phục tôi !”
Lê Duẩn không hề tỏ ra nóng nảy, bình tĩnh điềm đạm nói : “Cụ Hồ, cụ đừng quá nóng vội ! Phàm là làm việc gì thì cũng phải suy tính cho kỹ, không thể không tính trước tính sau, tôi cũng vì lo cho cụ mà muốn khuyên cụ thế này. Chẳng phải cụ đã từng nói : vì Việt Nam thống nhất nên trọn đời không lấy vợ ? Câu nói ấy có ảnh hưởng rất lớn, một khi mà cụ đã vi phạm vào lời hứa đó có nghĩa là chúng ta hủy bỏ sự nghiệp giải phóng miền Nam thiêng liêng, như thế không chỉ ảnh hưởng tới hình tượng “người cha già dân tộc” của cụ đối với nhân dân, mà còn làm mất đi thanh danh của Đảng cộng sản Việt Nam. Vì vậy, tôi thà bị cụ quở trách, căm ghét cũng không thể để nhân dân trách cứ chúng ta là phạm nhân thiên cổ !”
Hồ Chí Minh vẫn không giữ nổi bình tĩnh, nói : “Đúng là tôi đã nói câu nói ấy, thế nhưng con người không phải là thần thánh, ai không phải trải qua ? Vả lại, nhân dân cũng không chỉ nhìn vào lời nói của tôi, điều quan trọng là công việc của tôi như thế nào chứ. Tôi tin rằng nhân dân sẽ lượng thứ cho tôi !”
Hồ Chí Minh thấy Lê Duẩn không nói một lời, nghiến chặt răng nói : “Đã như thế, bàn bạc không thống nhất được thì mọi người biểu quyết, dựa theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số để giải quyết vấn đề này. Ai đồng ý với tôi xin giơ tay”.
Hồ Chí Minh đưa mắt nhìn bốn bên, số ủng hộ và phản đối cũng tương đương nhau, đang nhìn xem thái độ Lê Duẩn thế nào. Lúc ấy, Lê Duẩn ngập ngừng giơ tay phải lên rồi đột nhiên lại hạ xuống, thở dài nói : “ Tôi không thể hại cụ được !”
Điều khiến Lê Duẩn bất ngờ là Hồ Chí Minh đã không những không nổi giận đùng đùng, chửi mắng ầm ĩ, ngược lại ông ta chỉ cười gượng một cách khô khan rồi bước ra bên ngoài.
Giữa lúc hấp hối vẫn nhớ đến Lâm Y Lan
Tình yêu của Hồ Chí Minh với Lâm Y Lan đã ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần Lâm Y Lan, bà ta mất vào năm 1968, trước lúc lâm chung cũng không quên lấy ra quyển “nhật ký tình yêu” mà Hồ Chí Minh tặng cho mình và nhờ người chuyển cho Hồ Chí Minh, cũng nhắn nhủ Hồ Chí Minh không nên quá buồn phiền.
Hồ Chí Minh nhận được tin người yêu thương mất, buồn không muốn sống nữa, lệ rơi như mưa. Cách một năm sau đó, ngày 02/09/1969, Hồ Chí Minh cũng đột ngột qua đời, giữa lúc hấp hối vẫn còn nhắc đến tên Lâm Y Lan.

Mối tình bi kịch giữa Hồ Chí Minh với người yêu Trung Quốc
(Trích từ: 胡志明
http://baike.baidu.com/view/63018.htm#4_4)
Trong những năm tháng đặc biệt, lãnh tụ Hồ Chí Minh của Cách mạng Việt Nam đã để lại mối tình cách mạng tấm tức suốt đời ở Trung Quốc.
Năm 1930, Trung Quốc đang lâm vào cảnh khủng bố trắng, Hồ Chí Minh đến Quảng Châu. Để yểm hộ cho việc triển khai công tác của Hồ Chí Minh ở Quảng Đông và Hồng Kông, Tỉnh ủy Quảng Đông đã bố trí nữ đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc Lâm Y Lan giả làm vợ Hồ Chí Minh. Lâm Y Lan đã chăm sóc hết mức mọi sinh hoạt ăn ở của Hồ Chí Minh, khiến cho ông vô cùng cảm kích, nhưng mãi vẫn không dám thổ lộ tình yêu. Không lâu sau, Hồ Chí Minh bị bắt vì bọn phản bội bán rẻ. Trước lúc chia tay, ông lấy cuốn nhật ký quý báu trao cho Lâm Y Lan và nói: “Anh để trái tim mình lại bên em, hãy nhận lấy đi!” Ba hôm sau, Hồ Chí Minh được giải cứu. Ông tặng hoa lan cho Lâm Y Lan và tình yêu của hai người cuối cùng đã bắt đầu.
Sau khi Trung Quốc mới được thành lập, Hồ Chí Minh về nước tiếp tục sự nghiệp cách mạng còn chưa hoàn thành. Sau khi xa cách Lâm Y Lan, nỗi nhớ của Hồ Chí Minh ngày càng nặng thêm. Khi được mời đến thăm Trung Quốc, ông xin Mao Trạch Đông bố trí cho gặp lại bạn cũ ở Quảng Đông để ôn lại tình xưa. Mao Trạch Đông lập tức gọi điện cho Tỉnh ủy Quảng Đông, Đào Chú và Lâm Y Lan… đến Bắc Kinh gặp mặt Hồ Chí Minh. Đúng lúc Hồ Chí Minh chuẩn bị lên máy bay về nước, ông thấy Lâm Y Lan chạy về phía mình. Hai người đắm đuối nhìn nhau rất lâu và đều không ngăn được những dòng lệ.
Năm 1958, Hồ Chí Minh trịnh trọng nói với Đào Chú nguyện vọng muốn đón Lâm Y Lan đến Hà Nội để cử hành hôn lễ bí mật. Sau khi về đến Bắc Kinh, Đào Chú chuyển ý của Hồ Chí Minh lên Trung ương Đảng và Mao Chủ tịch. Mao Chủ tịch trầm ngân giây lát rồi nói: “Cá nhân tôi ủng hộ lời yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thế nhưng việc này lại liên quan đến mối quan hệ giữa hai Đảng và hai nước Trung-Việt, nên không thể khinh suất được”. Chu Ân Lai cũng nói: “Nên bàn bạc với các đồng chí bên Đảng Cộng Sản Việt Nam một chút, nếu như họ đồng ý, thì chúng ta quyết không làm hòn đá cản đường”.
Thế nhưng, trong phòng họp của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Bắc Việt, một vị lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam (Lê Duẩn) đã điềm tĩnh nói với Hồ Chí Minh: “Anh đã từng nói rằng Việt Nam còn chưa giải phóng thì anh sẽ suốt đời không lấy vợ, câu nói này có ảnh hưởng rất lớn, một khi Bác đã phản bội lại lời hứa đó, thì có nghĩa là chúng ta đã từ bỏ sự nghiệp thiêng liêng giải phóng Miền Nam, điều này không chỉ làm tổn hại đến hình tượng Cha già dân tộc của anh, mà ngay cả Đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ vì thế mà mất hết sạch danh tiếng. Cho nên, tôi thà bị anh trách móc, thù ghét, chứ không thể để cho dân chúng Việt Nam chửi mắng chúng ta là kẻ tội nhân ngàn đời”.
Nghe xong, Hồ Chí Minh vô cùng nản lòng, cười một cách đau khổ, bỏ chỗ ngồi đi ra… Lâm Y Lan lúc này đang nằm trong bệnh viện thành phố của Quảng Châu mỏi mắt trông chờ, rồi điều bà trông đợi lại là một mẩu thư ngắn của Hồ Chí Minh: “Y Lan thân yêu, chúng mình không có duyên tái hợp. Em đã nghe tình yêu tinh thần của Plato chưa? Xin hãy để linh hồn của hai đứa chúng ta mãi mãi hòa làm một!” Y Lan đặt lá thư lên bậu cửa sổ, để cho gió lành cuốn nó đi. Bà nhìn theo lá thư bay lượn trong gió, lặng khóc thầm. Mối tình giữa Hồ Chí Minh và Y Lan đã đánh một cú quá lớn vào tinh thần Y Lan, bệnh tình của bà bắt đầu trở nên xấu đinăm 1968, Lâm Y Lan mất, trước lúc lâm chung, bà còn không quên nhờ người giao trả lại cuốn “Nhật ký tình yêu” mà Hồ Chí Minh đã tặng cho mình, đồng thời dặn lại ông hãy ghìm nén nỗi đau. Hồ Chí Minh đã sốc khi nhận được tin người yêu mất, đau đớn chẳng muốn sống, nước mắt giàn giụa… Sau đó một năm, cũng chính là vào sáng sớm ngày 2 tháng 9 năm 1969, Hồ Chí Minh cũng đã qua đời. Trong lúc hấp hối, ông còn đã gọi tên Lâm Y Lan…
(Trung Quốc) Bách Độ Bách Khoa.
胡志明与中国恋人的悲剧情缘
Đọc thêm:

Tăng Tuyết Minh, người vợ Trung Quốc của Nguyễn Ái Quốc
Hoàng Tranh
“Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống độc thân suốt thời gian dài lâu nhưng hoàn toàn không phải Người suốt đời không lấy vợ. Thực ra, Hồ Chí Minh từng có một giai đoạn sống trong hôn nhân chính thức. Đó là vào thời kì những năm 20 đầu thế kỉ XX khi người tiến hành công tác cách mạng tại Quảng Châu, Trung Quốc. Nói cụ thể là vào tháng 10 năm 1926, Hồ Chí Minh từng lấy cô gái Quảng Châu Tăng Tuyết Minh làm vợ, đã cử hành hôn lễ, sau khi cưới đã chung sống với nhau hơn nửa năm. Vào tháng 5 năm 1927, sau khi rời Quảng Châu, Hồ Chí Minh đã mất liên lạc với vợ và từ đó không thể gặp lại nữa. Từ đó, đôi tình nhân ấy, người không bao giờ đi bước nữa, người không một lần nào nữa cưới vợ, mỗi người một phương trời, đều sống độc thân cho đến khi từ biệt cõi đời này.”
“Tăng Tuyết Minh, người vợ Trung Quốc của Hồ Chí Minh, quê ở huyện Mai tỉnh Quảng Đông, sinh tháng 10 năm 1905 ở thành phố Quảng Châu. Thân phụ của Tuyết Minh là Tăng Khai Hoa, thời trẻ một mình đến Đàn Hương Sơn (Honolulu) lúc đầu làm công, sau buôn bán ; khi tích luỹ được ít vốn liếng, trở về nước tiếp tục buôn bán, gia cảnh khấm khá, vui vẻ. Người vợ đầu của ông Tăng Khai Hoa họ Phan, sinh được hai trai một gái. Sau khi bà Phan bị bệnh mất, ông lấy bà vợ kế họ Lương là người huyện Thuận Đức sinh được 7 cô con gái nữa. Tăng Tuyết Mai là con út, bởi vậy những người quen biết Tăng Tuyết Minh thường gọi cô là “ cô Mười ”. Khi cô 10 tuổi thì người cha qua đời, để lại một chút bất động sản. Bà Lương thị cùng Tuyết Minh sống qua ngày nhờ vào tiền thuê nhà, gia cảnh không được như trước. Năm 1918, mới 13 tuổi, Tuyết Minh đã bắt đầu theo chị là Tăng Tuyết Thanh, một y sĩ sản khoa, học việc hộ lí và đỡ đẻ. Đầu năm 1923, người chị ấy đưa Tăng Tuyết Minh đến Phiên Ngu để học Cao đẳng tiểu học. Nửa năm sau, Tăng Tuyết Thanh chẳng may lìa đời, Tăng Tuyết Minh mất đi nguồn chu cấp, ngay tháng 7 năm ấy phải vào trường Hộ sinh Quảng Châu học tập. Tháng 6 năm 1925, Tăng Tuyết Minh tốt nghiệp trường trợ sản, được ông hiệu trưởng giới thiệu đến trạm y tế La Tú Vân làm nữ hộ sinh. Chính thời gian này Tăng Tuyết Minh làm quen với Hồ Chí Minh lúc ấy đang tiến hành công tác cách mạng ở Quảng Châu.”
“(...) Tháng 11 năm 1924, Hồ Chí Minh từ Mạc Tư Khoa đến Quảng Châu, lấy tên là Lý Thuỵ, làm việc tại phòng phiên dịch của cố vấn Borodin, thuộc Hội Lao Liên của Tôn Trung Sơn, trú ngụ tại nhà hàng của ông Bào tại quảng trường Đông Hiệu. Sau những giờ làm công tác phiên dịch, Hồ Chí Minh dành nhiều thì giờ và tâm sức vào công việc liên kết và tổ chức các chiến sĩ cách mạng Việt Nam, sáng lập tổ chức cách mạng Việt Nam, huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam trong công tác. Trong thời gian ấy, những thanh niên cách mạng Việt Nam đến Quảng Châu trước như Hồ Tùng Mậu, Lâm Đức Thụ đều trở thành trợ thủ đắc lực cho Người. Lâm Đức Thụ cùng người vợ Trung Quốc của ông là Lương Huệ Quần chính là ông mối bà mối cho cuộc hôn nhân của Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh.”
“Lâm Đức Thụ vốn tên là Nguyễn Công Viễn, người huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, Việt Nam, sinh năm 1890 (cùng tuổi với Hồ Chí Minh). Hồ Chí Minh cùng với gia đình Lâm Đức Thụ có thể nói là chỗ giao hảo nhiều đời. Hai người quen biết nhau từ thuở thiếu thời, lại cùng chí hướng. Năm 1911, Hồ Chí Minh đến châu Âu tìm chân lí cách mạng, gần như đồng thời, hưởng ứng lời hiệu triệu của nhà chí sĩ chống Pháp lão thành Phan Bội Châu, Lâm Đức Thụ muốn Đông du qua Nhật, nhưng khi nổ ra Cách mạng Tân Hợi, Phan Bội Châu tới Trung Quốc, sáng lập Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Châu, Lâm Đức Thụ theo Phan Bội Châu đến Quảng Châu và gia nhập hội đó. Đầu năm 1922, một số thanh niên nhiệt huyết trong Việt Nam Quang phục hội cảm thấy thất vọng về cánh già bảo thủ nên đã li khai Quang phục hội để lập ra một đoàn thể cấp tiến hơn là Tâm tâm xã. Sau khi đến Quảng Châu, Hồ Chí Minh rất nhanh chóng liên hệ được với Tâm tâm xã và quyết định cải tạo tổ chức này thành một tổ chức cách mạng chân chính của giai cấp vô sản Việt Nam. Hồ Chí Minh vốn quen biết Lâm Đức Thụ từ trước nên ở Quảng Châu Người coi Lâm là cốt cán có thể tin cậy.”

Tăng Tuyết Minh ở tuổi 20
“Lâm Đức Thụ hoạt động ở Quảng Châu một thời gian khá lâu. Ở đây ông đã lấy cô gái Trung Quốc Lương Huệ Quần làm vợ. Mẹ của Lương Huệ Quần là một thầy thuốc đã mở tại thành phố Quảng Châu một dịch vụ y tế. Lương Huệ Quần có làm công tác y tá tại đó. Năm 1925, Tăng Tuyết Minh tốt nghiệp trường Bảo sinh trợ sản, qua sự giới thiệu của ông hiệu trưởng đã tới cơ sở dịch vụ y tế của mẹ Lương Huệ Quần làm cô đỡ nên đã nhanh chóng quen biết với Lương Huệ Quần và trở nên thân thiết. Lương Huệ Quần lớn hơn Tăng Tuyết Minh 3 tuổi nên cô thường gọi là “ chị Quần ”, hai cô đối xử với nhau như chị em ruột.”
Nguyễn Ái Quốc ở tuổi 30
“Lâm Đức Thụ sau năm 1927 đã từng bước phản bội, li khai hàng ngũ cách mạng Việt Nam làm không ít điều nguy hại cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Nhưng tại thời điểm mấy năm Hồ Chí Minh mới đến Quảng Châu thì ông ta cũng là một thanh niên cách mạng hăng hái có triển vọng. Hồ Chí Minh chẳng những được Lâm Đức Thụ phối hợp và chi viện trong công tác mà còn được Lâm giúp đỡ cả về mặt kinh tế. Hồ Chí Minh thậm chí đã đem cả chuyện trăm năm của mình phó thác cho Lâm Đức Thụ. Mùa hè năm 1926, Hồ Chí Minh đề xuất với Lâm Đức Thụ rằng do việc công quá bận rộn, anh cũng muốn tìm một cô gái Trung Quốc để tiện trong cuộc sống nơi cư trú có người chăm sóc. Lâm Đức Thụ cùng với vợ là Lương Huệ Quần bàn bạc thấy Tăng Tuyết Minh là đối tượng thich hợp bèn giới thiệu cho Tăng Tuyết Minh và Hồ Chí Minh làm quen với nhau. Hồ Chí Minh sau khi gặp mặt Tăng Tuyết Minh đã rất có cảm tình với cô gái Quảng Châu có gương mặt trái xoan, da trắng nõn điềm đạm, đoan trang, thông minh, sáng dạ, vì vậy sau giờ làm thường hẹn gặp và trò chuyện với cô. Nơi gặp gỡ thường là nhà Lương Huệ Quần. Cảm tình của đôi bên ngày càng sâu sắc, nhanh chóng đi đến trao đổi về hôn lễ. Thời gian này Hồ Chí Minh thường đưa Tăng Tuyết Minh đến nhà hàng của ông Bào để gặp phu nhân họ Bào và tranh thủ ý kiến của bà về việc hôn nhân của họ. Phu nhân họ Bào nhiệt liệt tán thành việc kết hôn của họ. Thế nhưng bà mẹ Tăng Tuyết Minh ngay từ đầu không đồng ý cuộc hôn nhân này vì thấy Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng phiêu lưu bạt xứ, ở không định nơi, con gái lấy người như vậy rồi sẽ khổ đau một đời. Đúng vào lúc ấy người anh hai của Tăng Tuyết Minh là Tăng Cẩm Tương, sau một thời gian sang Mỹ học tập đã trở về Quảng Châu. Anh gặp Hồ Chí Minh, dùng tiếng Anh trò chuyện, thấy Hồ Chí Minh có học vấn rất tốt, lão luyện và cẩn trọng, lại tâm huyết với sự nghiệp, vì thế anh đã thuyết phục bà mẹ đồng ý với cuộc hôn nhân này.”
“Hồ Chí Minh gặp Tăng Tuyết Minh luôn luôn. Một mặt, cố nhiên, anh thích tính giản dị, đoan trang, thông minh, chăm chỉ của cô gái ; mặt khác anh cũng cảm thấy cô còn non nớt, cần phải giác ngộ chân lí cách mạng hơn, hiểu đời hơn nữa và nâng cao năng lực hoạt động hơn. Vì vậy anh động viên Tuyết Minh thôi việc nữ hộ sinh ở cơ sở dịch vụ y tế và tham gia học tập ở một lớp huấn luyện vận động phụ nữ. Lúc ấy Ban phụ vận của Trung ương Quốc dân đảng Trung Quốc do Hà Hương Nghi chủ trì, đang dự định mở một cơ sở huấn luyện vận động phụ nữ tại Quảng Châu nhằm bồi dưỡng cán bộ phụ nữ trong nước. Hồ Chí Minh thông qua sự quen biết trực tiếp với các vị Chu Ân Lai, Đặng Dĩnh Siêu, Lí Phú Xuân, Thái Sướng, xin được hai suất cho Tăng Tuyết Minh và Lương Huệ Quần cùng vào học lớp huấn luyện vận động phụ nữ. Kì ấy, lớp khai giảng ngày 16 tháng 9 năm 1926 và kết thúc vào ngày 16 tháng 3 năm 1927, thời gian học tập là nửa năm. Quảng Châu thời ấy là trung tâm của cách mạng Trung Quốc. Trong quá trình lớp huấn luyện phụ vận tiến hành, người ta chẳng những đã mời không ít các đồng chí có trách nhiệm của Đảng cộng sản Trung Quốc đến giảng mà còn tổ chức cho học viên tham gia các hoạt động xã hội. Nhờ được học tập, quả nhiên Tăng Tuyết Minh tiến bộ rất nhanh, trong khoá học, được bạn đồng học là Trịnh Phúc Như giới thiệu, cô đã gia nhập Đoàn Thanh niên xã hội chủ nghĩa.”
“Do Hồ Chí Minh lại thúc giục nên hôn lễ của hai người đã được cử hành vào tháng 10 năm 1926. Lúc ấy Hồ Chí Minh 36 tuổi, còn Tăng Tuyết Minh 21. Địa điểm tổ chức hôn lễ là nhà hàng Thái Bình trước Ty Tài chính ở trung tâm thành phố. Đó cũng là địa điểm mà một năm trước đấy Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu mời khách đến dự lễ kết hôn của mình. Tham dự hôn lễ có phu nhân Bào La Đình, Thái Sướng, Đặng Dĩnh Siêu và một bộ phận học viên khoá huấn luyện phụ vận. Phu nhân họ Bào tặng một lẵng hoa tươi. Mấy ngày đầu sau lễ cưới, Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh tạm trú trong Tổng bộ Thanh niên cách mạng đồng chí hội, vốn là nơi nghỉ ngơi của Hồ Chí Minh. Lúc ấy, Hồ Chí Minh đang chủ trì khoá huấn luyện chính trị đặc biệt thứ III của Việt Nam, do học viên khá đông nên địa điểm học tập đã chuyển từ Tổng bộ Thanh niên cách mạng đồng chí hội đến phố Nhân Hưng ở đường Đông Cao. Mấy ngày sau Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh dọn đến trú ngụ ở quán của ông Bào, lúc đầu dùng bếp tập thể, sau tự nấu nướng. Hồ Chí Minh bận rộn công tác, mọi việc nhà đều do Tăng Tuyết Minh quán xuyến. Cô chăm sóc chu đáo mọi sự ăn uống, sinh hoạt thường ngày của Hồ Chí Minh, giúp cho anh từ tuổi 21 đã xa nhà bôn tẩu, làm “ kẻ phiêu diêu ” góc bể chân trời, thì nay sau 15 năm lại có được cảm giác ấm áp “ ở nhà mình ”. Hồ Chí Minh rất mãn nguyện về cô vợ Trung Quốc của mình. Sau ngày cưới, Hồ Chí Minh từng nhiều lần đàm đạo với Lâm Đức Thụ, Lương Huệ Quần về vợ mình, đều nói rõ điều đó.”
Uyên ương chia lìa đôi ngả
“Thế nhưng phúc chẳng dài lâu. Ngày 12 tháng 4 năm 1927, mới nửa năm sau khi Hồ Chí Minh với Tăng Tuyết Minh kết hôn, Tưởng Giới Thạch phản bội cách mạng, phát động cuộc chính biến phản cách mạng tại Thượng Hải, tình thế ở Quảng Châu cũng chuyển biến theo. Trước đó, chính phủ Quốc dân đã rời tới Vũ Hán. Trụ sở của đoàn cố vấn Lao Liên cũng rời tới Vũ Hán. Và tất nhiên, Hồ Chí Minh cũng phải chuyển đến Vũ Hán. Trung tuần tháng 5, Hồ Chí Minh lưu luyến chia tay với Tăng Tuyết Minh, trước lúc lên đường dặn đi dặn lại Tăng Tuyết Minh : “ Em phải bảo trọng, đợi tin tức của anh ; ổn định nơi chốn một chút là anh đón em ngay ”. Thế rồi, Hồ Chí Minh rời Quảng Châu, chuyển đến Vũ Hán, rồi lại chuyển đến Thượng Hải, đi đường Hải Sâm Uy, khoảng giữa tháng 6 năm 1927 đến Mạc Tư Khoa. Sau đó, Hồ Chí Minh lại vội vàng đến Đức, Pháp, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Italia... tạm ngừng công tác, cuối cùng, tháng 8 năm 1929, đến Thái Lan.”
Lev Trotsky và Nguyễn Ái Quốc năm 1924 ở Moskva
“Do Tưởng Giới Thạch phản bội, thành Quảng Châu rơi vào giữa một cuộc khủng bố trắng. Sau khi chia tay với Hồ Chí Minh, Tăng Tuyết Minh một mình về sống với mẹ và những người thân. Trong hai năm, từ tháng 7 năm 1927 đến tháng 6 năm 1929, Tăng Tuyết Minh vào trường Anh văn Kiêm Bá và trường Trung học nữ sinh Tân Á học tập. Thời gian đầu, cô còn giữ được liên hệ với một số đồng chí cách mạng quen biết ở cơ sở huấn luyện phụ vận. Về sau do Quốc dân đảng ngày càng đàn áp tàn bạo các đảng viên cộng sản, các đồng chí mà Tăng Tuyết Minh quen biết đều rời Quảng Châu, mối liên hệ về tổ chức của cô với đoàn viên Đoàn Thanh niên xã hội chủ nghĩa Trung Quốc cũng bị gián đoạn. Tháng 7 năm 1929, Tăng Tuyết Minh rời Quảng Châu, về quê nhà của mẹ ở Thuận Đức, làm nữ hộ sinh tại một trạm y tế tư ở thị trấn Lặc Lưu. Đầu năm 1930, cô lại chuyển đến làm nữ hộ sinh ở y xá Quần An của Dư Gia Viên, thị trấn Lạc Tòng, huyện Thuận Đức.”
“Thời gian này, Hồ Chí Minh có hai lần nhờ người mang thư và gửi thư liên hệ với Tăng Tuyết Minh, nhưng đều không kết quả. [...] Sau khi đến Thái Lan, Người lấy tên là Đào Cửu, tiến hành công tác tuyên truyền và tổ chức cách mạng trên đất Thái Lan. [...] đã hơn một năm Hồ Chí Minh li biệt với Tăng Tuyết Minh, nhớ nhung da diết. Nơi đây cách Trung Quốc tương đối gần, nhờ người chuyển thư cũng tiện, bèn cầm bút viết thư cho Tăng Tuyết Minh. Hồ Chí Minh cũng nghĩ đến thời cuộc biến loạn, tình huống thiên biến vạn hoá, thư có đến được tay vợ hay không, thật khó dự đoán. Vì vậy, anh quyết định dùng lời lẽ ngắn gọn, hàm súc viết một bức thư ngắn, bảo cho biết mình vẫn bình an và thăm hỏi người thân. Nội dung bức thư đó như sau : “ Từ ngày chia tay với em, đã hơn một năm trôi qua. Nhớ thương khắc khoải, chẳng nói cũng hiểu. Nay mượn cánh hồng, gửi mấy dòng thư để em yên tâm, đó là điều anh mong mỏi, và cầu cho nhạc mẫu vạn phúc. Anh trai vụng về, Thuỵ ”.
Thư gửi Tăng Tuyết Minh bị Mật thám Đông Dương chặn được ngày 14.8.1928, hiện tàng trữ tại C.A.O.M. (Aix en Provence). Xuất xứ : Daniel Hémery, HO CHI MINH De L’Indochine au Vietnam, Gallimard, Paris 1990, tr.145.
PHIÊN ÂM : Dữ muội tương biệt, chuyển thuấn niên dư, hoài niệm tình thâm, bất ngôn tự hiểu. Tư nhân hồng tiện, Dao ký thốn tiên, Tỷ muội an tâm, Thị ngã ngưỡng/sở vọng. Tinh thỉnh Nhạc mẫu vạn phúc. Chuyết huynh Thuỵ.
DỊCH : Cùng em xa cách Đã hơn một năm Thương nhớ tình thâm Không nói cũng rõ. Cánh hồng thuận gió Vắn tắt vài dòng Để em an lòng Ấy anh ngưỡng vọng. Và xin kính chúc Nhạc mẫu vạn phúc. Anh ngu vụng : Thuỵ (Bản dịch của N.H. Thành)
“ [...] Không rõ người mang thư sơ suất, hay là anh ta vốn dĩ không thể tin cậy, mà bức thư đó đã nhanh chóng lọt vào tay cơ quan mật thám Pháp ở Đông Dương, cuối cùng thành vật lưu trữ tại Cục hồ sơ can án quốc gia của nước Pháp. Năm 1990, trong dịp kỉ niệm 100 năm sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Gallimard ở Pháp đã cho ra mắt bạn đọc cuốn sách Hồ Chí Minh - từ Đông Dương đến Việt Nam, giữa tranh ảnh minh hoạ trong sách có bản in chụp bức thư bằng Trung văn nói trên của Hồ Chí Minh gửi cho vợ, với những dòng thuyết minh : “ Thư của Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh) viết cho vợ. Chuyển tới cơ quan đặc vụ Đông Dương ngày 14 tháng 8 năm 1928 ”. [...] Một tác giả tên là Bùi Đình Kế trên báo Nhân Dân của Việt Nam, số ra ngày 19 tháng 5 năm 1991 đã dẫn lại bức thư đó trong bài nhan đề Về một tài liệu liên quan sinh hoạt cá nhân của Nguyễn Ái Quốc. Bài báo đã phân tích và phỏng đoán bức thư đó liệu có phải của Hồ Chí Minh hay không. Tuy nhiên, đã không đưa ra được kết luận rõ ràng. Thực ra, bức thư đó chính xác là do Hồ Chí Minh viết. Một là, đối chiếu với những thư cảo Trung văn của Hồ Chí Minh thì bức thư đó hoàn toàn ăn khớp với bút tích của người. Hai là, lúc Hồ Chí Minh viết bức thư đó cách thời điểm chia tay với Tăng Tuyết Minh đúng là hơn một năm như nói ở trong thư. Ba là, tên kí dưới thư Thuỵ đúng là bí danh Hồ Chí Minh dùng trong thời gian ở Quảng Châu. Bốn là, Tăng Tuyết Minh từ nhỏ mất cha, chỉ có mẹ lúc ấy còn sống, và Hồ Chí Minh nắm rõ điều đó, nên trong thư chỉ vấn an nhạc mẫu. Căn cứ những điều trên, bức thư đó do Hồ Chí Minh viết, không còn nghi ngờ gì nữa. Thư viết xong đã rơi vào tay mật thám Pháp, đó là điều Hồ Chí Minh đã không thể lường trước được.
“Lúc ấy, Hồ Chí Minh công tác ở Thái Lan đến tận tháng 11 năm 1929. Sau đó, Người được Quốc tế Cộng sản cử đến Hương Cảng, triệu tập hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản. “ Hội nghị thống nhất ” đã khai mạc tại Hương Cảng ngày 3 tháng 2 năm 1930, chính thức tuyên bố thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau hội nghị, tháng 3 năm đó Hồ Chí Minh trở lại Thái Lan, tháng 4 lại đến Hương Cảng. Sau, nhiều lần lại từ Hương Cảng đến Thượng Hải, tiến hành công tác tuyên truyền và tổ chức cách mạng trong Việt kiều tại tô giới Pháp ở Thượng Hải. Lúc ấy, các đảng viên cộng sản Việt Nam Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Lương Bằng... cũng đang hoạt động trong Việt kiều ở Thượng Hải. Đầu tháng 5 năm 1930, Hồ Chí Minh lại viết một bức thư nữa từ Thượng Hải gửi Tăng Tuyết Minh. Bức thư này gửi qua Quảng Châu cho Tăng Tuyết Minh lúc ấy đang làm nữ hộ sinh ở cơ sở dịch vụ y tế tại Gia Dư Viên, thị trấn Lặc Lưu, huyện Thuận Đức. Nội dung yêu cầu Tăng Tuyết Minh mau mau đến Thượng Hải đoàn tụ. Trong thư có hẹn kì hạn và nói rõ nếu quá hạn đó mà Tăng Tuyết Minh không đến sẽ đành một mình xuất ngoại. Thế nhưng, với cả bức thư này nữa, cũng đã xảy ra chuyện ngoài ý muốn, Tăng Tuyết Minh cũng không sao nhận được. Tài liệu hồi ức do Tăng Tuyết Minh viết cũng như lời kể lại của bà qua thư từ trao đổi với tác giả bài này đều nói tới hoàn cảnh của sự cố này.
“Hoá ra, tháng 7 năm 1929 Tăng Tuyết Minh sau khi đã rời Quảng Châu, làm nữ hộ sinh ở trạm y tế của bác sĩ Dư Bác Văn mới mở ra ở thị trấn Lặc Lưu, huyện Thuận Đức, đến cuối năm. Đầu năm sau, cô lại chuyển đến làm nữ hộ sinh tại y xá Quần An của Sa Khiếu ở thị trấn Lạc Tòng cũng huyện Thuận Đức. Bức thư của Hồ Chí Minh chuyển đến cho trạm y tế của Dư Bác Văn ở thị trấn Lặc Lưu thì lúc ấy Tăng Tuyết Minh đã rời đi rồi. Trưởng trạm y tế Dư Bác Văn chẳng những không kịp thời chuyển thư đến Tăng Tuyết Minh mà ngược lại còn tự ý mở thư trước mặt vợ mình, lại còn gọi thêm cả nữ y sĩ Hoàng Nhã Hồng, xem trộm nội dung thư, sau đó đem đốt đi. Nửa năm sau khi xảy ra chuyện đó, Tăng Tuyết Minh trở lại Quảng Châu thăm mẹ và nhận lời mời đến dự lễ khai trương cơ sở y tế tại nhà một bạn đồng học cũ. Tại đây cô bất ngờ gặp lại nữ y sĩ Hoàng Nhã Hồng, người đã từng làm việc cùng tại thị trấn Lặc Lưu, huyện Thuận Đức. Nữ y sĩ đó đã đem toàn bộ sự việc tuôn ra hết ngọn ngành. Lúc ấy so với thời hạn Hồ Chí Minh hẹn gặp nhau ở Thượng Hải thì đã qua nửa năm. Tăng Tuyết Minh chỉ còn biết kêu khổ khôn nguôi, nuốt nước mắt vào lòng. Như vậy con người kia đã gieo tại hoạ khiến Tăng Tuyết Minh mất đi cơ hội được trở lại bên chồng, cũng gây cho cô một bi kịch suốt đời trong tương lai.”
Luật sư Loseby, người bảo vệ N.A.Q. ở Hồng Kông
“Đến cuối năm 1931, rốt cuộc Tăng Tuyết Minh cũng có được một cơ hội gặp Hồ Chí Minh nhưng lại là tại toà án của nhà đương cục Anh ở Hương Cảng xét xử Hồ Chí Minh. Tăng Tuyết Minh chỉ có thể nhìn thấy Hồ Chí Minh từ rất xa, còn Hồ Chí Minh thì hoàn toàn không biết vợ mình có mặt tại toà. Cuối những năm 20 - đầu 30 hoàn cảnh của các nhà cách mạng Việt Nam hoạt động tại Hương Cảng rất tồi tệ. Trong hàng ngũ cách mạng có kẻ phản bội, các cơ sở bí mật bị phá hoại, chính quyền thực dân Pháp và nhà đương cục Anh ở Hương Cảng cấu kết với nhau bắt bớ các chiến sĩ cách mạng. Hồ Tùng Mậu bị các nhà đương cục Anh bắt rồi giao cho mật thám Pháp “ dẫn độ ” về Việt Nam giam cầm. Hồ Chí Minh cũng bị các nhà đương cục Anh bắt ngày 5-6-1931, lí do là làm tay sai cho hội Lao Liên, âm mưu tiến hành hoạt động phá hoại tại Hương Cảng. Sau khi Hồ Chí Minh bị bắt, Quốc tế Cộng sản thông qua hội Chữ thập đỏ quốc tế kêu gọi cứu giúp. Tổ chức đó lại mời một luật sư tiến bộ người Anh ở Hương Cảng là ông Loseby bào chữa cho Hồ Chí Minh. Sau vài tháng bị giam giữ, Hồ Chí Minh bị đưa ra xét xử. Lần này đến Hương Cảng, Người lấy bí danh là Tống Văn Sơ. Nhưng sau khi bị bắt nhà đương cục Anh đã phát hiện đó chính là Lý Thuỵ, cũng tức là Nguyễn Ái Quốc. Lúc ấy rất nhiều báo Hương Cảng đưa tin. Cùng thời gian này, thân mẫu Tăng Tuyết Minh đang bị bệnh. Cô cùng mẹ đến Hương Cảng trú tại cơ sở chữa bệnh của anh cả là Tăng Cẩm Nguyên. Đọc được tin toà sẽ xét xử chồng mình là Lý Thuỵ liền nhờ bạn bè cũ cùng đến toà. Người đến dự thính xét xử rất đông. Tăng Tuyết Minh phải ngồi nghe cách xa phòng xử án. Nhìn thấy hình dáng tiều tuỵ của người chồng xa cách đã năm năm mà lòng khôn ngăn trăm mối ngổn ngang. Nhưng do khoảng cách khá xa, lại giữa toà án vợ chồng chẳng những vô phương trò chuyện mà Hồ Chí Minh thậm chí chắc chắn không hề biết Tăng Tuyết Minh đang ở trước mắt mình. Tăng Tuyết Minh muốn đến thăm nom nhưng có lời truyền ra rằng đây là một trọng phạm chính trị không được phép thăm hỏi, gặp gỡ. Tăng Tuyết Minh hỏi dò nhiều nơi và biết được rằng hội Hồng thập tự quốc tế và luật sư Loseby đang tìm cách cứu Hồ Chí Minh, tình cảnh có lẽ cũng sẽ chuyển biến, đành cùng thân mẫu trở về Quảng Châu, lòng hoang mang không biết làm sao.
N.A.Q. khoảng năm 1934 khi ra tù, trở lại Moskva.
Bà Tăng Tuyết Minh (ảnh chụp năm 1965, ở tuổi 60)
“Tháng 2 năm 1932, thân mẫu Lương thị của Tăng Tuyết Minh bệnh nặng qua đời, hưởng thọ 76 tuổi. Tăng Tuyết Minh chuyển đến công tác ở y xá Quần An ở huyện Đông Hoàn, vốn là cơ cấu phân chi của y xá Quần An huyện Thuận Đức, vẫn làm nữ hộ sinh. Lúc này, cha mẹ cô đều đã mất, anh em đông nhưng người thì đi xa, người thì chết sớm, Tăng Tuyết Minh côi cút độc thân, thật là buồn khổ. Năm 1943, sau tiết xuân, thầy giáo cũ là Trương Tố Hoa mở tại đường Long Tân ở Quảng Châu một phòng chẩn trị, có lời mời Tăng Tuyết Minh đến giúp sức. Cô bèn xin thôi việc ở Đông Hoàn, đến phòng chẩn trị của Trương Tố Hoa làm nữ hộ sinh và làm việc ở đó cho đến tận ngày (Trung Quốc) giải phóng. Sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, chính phủ tiến hành cải tạo và chỉnh đốn các cơ sở kinh tế tư nhân, thành lập các trạm vệ sinh bảo vệ sức khoẻ tại các khu. Tăng Tuyết Minh hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ, đã đến công tác tại trạm số 8 ở khu vực phía Tây. Về sau trạm này đổi gọi là Viện Vệ sinh Kim Hoa (nay là Viện Y học Trung y khu Lệ Loan). Tăng Tuyết Minh công tác ở đó, hành nghề nữ hộ sinh đến tận năm 1977 khi về hưu.”
Thế là từ sau lần trông thoáng thấy chồng ở Hương Cảng, không bao giờ Tăng Tuyết Minh gặp lại Nguyễn Ái Quốc nữa. Theo tác giả Hoàng Tranh, tháng 5-1950, thấy hình Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên Nhân dân Nhật báo cùng với tóm tắt tiểu sử, bà tin chắc Hồ Chí Minh chính là chồng mình, nhất là sau khi tìm mua được cuốn Truyện Hồ Chí Minh (nhà xuất bản Tân Hoa). Bà đã “báo cáo với tổ chức”, đồng thời gửi mấy bức thư cho chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh là Hoàng Văn Hoan. Những bức thư ấy “đều như đá chìm biển khơi (...) thậm chí chúng có được gửi ra khỏi Quảng Châu hay không là điều còn đáng hoài nghi”. Tuy nhiên, một cán bộ lãnh đạo Quảng Châu đã tới gặp Tăng Tuyết Minh, trao cho bà lá thư của bà Thái Sướng (một trong những người đã tới dự tiệc cưới năm 1926 cùng với bà Đặng Dĩnh Siêu, vợ của Chu Ân Lai) “chứng thực Hồ Chí Minh chính là Lý Thuỵ cũng tức là chồng Tăng Tuyết Minh”. Cán bộ này cũng “ giải thích (...) lí do tại sao không tiện liên lạc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, hy vọng Tăng Tuyết Minh hiểu và lượng thứ việc này, yên tâm công tác”. Vẫn theo sử gia Hoàng Tranh thì về phần mình, Hồ Chí Minh đã “từng thông qua Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu dò tìm tăm tích của Tăng Tuyết Minh, năm 1960 lại nhờ Bí thư Trung Nam cục Đào Chú dò tìm dấu vết của bà” song “việc trên đương nhiên không thể có bất kì kết quả gì ” vì “điều này vào thời ấy hoàn toàn không kì lạ”.
Bà Tăng Tuyết Minh đã “yên tâm công tác” cho đến năm 1977 mới về hưu, sau 52 năm tận tuỵ với nghề nữ hộ sinh. Theo Hoàng Tranh, gia đình bà theo đạo Công giáo từ đời ông nội, và bà “thường xuyên đi lễ ở giáo đường”. Bà “có thói quen ăn uống đạm bạc, không dùng cá thịt”, cuộc sống “vô cùng giản dị”, “luôn vui vẻ giúp người”...
“11 giờ 15 phút ngày 14 tháng 11 năm 1991, sau 86 năm trải qua con đường đầy lận đận long đong, tại nơi cư ngụ [687 đường Long Tân Đông, Quảng Châu], cụ bà Tăng Tuyết Minh đã bình yên nhắm mắt, thanh thản trút hơi thở cuối cùng”.
Hoàng Tranh
Toàn văn bài này, Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh, đã đăng trên số tháng 11-2001 của tạp chí Đông Nam Á tung hoành (Dọc ngang Đông Nam Á), xuất bản tại Nam Ninh. Tác giả Hoàng Tranh (Huang Zheng) là nhà sử học, viện phó Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, tác giả cuốn Hồ Chí Minh với Trung Quốc (Nhà xuất bản Tân Tinh, Nam Ninh, 1990). Bản dịch của Minh Thắng. Theo thông tin từ Hà Nội, một tạp chí sử học có ý đăng bài này, những đã bị chặn lại.NGUỒN : Diễn Đàn số 121 (tháng 9.2001), tr. 17-20.
http://www.diendan.org/tai-lieu/bao-cu/so-121/tang-tuyet-minh-nguoi-vo-trung-quoc-cua-nguyen-ai-quoc/
*
Đọc thêm:

Không bao giờ đánh đổ được huyền thoại Hồ Chí Minh
QĐND - Chủ Nhật, 15/05/2011, 21:8 (GMT+7)
Bắc Hà (QĐND) - Tổng kết kinh nghiệm “Diễn biến hòa bình” - tiến hành cuộc “chiến tranh không có khói súng” ở nhiều nước XHCN, các thế lực thù địch cho rằng, muốn đánh đổ chế độ xã hội XHCN, thì không chỉ tiến công vào hệ tư tưởng, cường điệu các sai lầm, khuyết tật của Đảng Cộng sản, của cán bộ đảng viên mà còn phải “hạ bệ thần tượng”, đánh đổ “huyền thoại” - những người tiêu biểu nhất cho ý chí cách mạng, khát vọng của nhân dân, trí tuệ của dân tộc, làm sụp đổ tận gốc niềm tin của quần chúng đối với con đường cách mạng do Đảng Cộng sản dẫn dắt.
Về Chủ tịch Hồ Chí Minh, những kỳ tích của Cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp, đạo đức của Người, đã thật sự là một huyền thoại trong tâm thức của nhân dân ta và bè bạn quốc tế.
Hằng năm, cứ vào dịp Tháng Năm lịch sử, cả dân tộc ta vui mừng tổ chức ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người con ưu tú nhất của dân tộc, linh hồn của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX; người khai sinh ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; Người đã cùng Đảng ta lãnh đạo nhân dân cả nước làm nên Cuộc cách mạng Tháng Tám lịch sử và chống lại những kẻ thù xâm lược hung bạo nhất thời đại, giành lại độc lập dân tộc, các quyền công dân và quyền con người cho nhân dân ta, mở ra giai đoạn mới cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Cũng trong thời điểm đó, các thế lực thù địch lại dấy lên làn sóng xuyên tạc, vu cáo, bôi nhọ thân thế, sự nghiệp, đạo đức của Người, với tham vọng “đánh đổ huyền thoại Hồ Chí Minh”.
Khác với nhiều năm trước khi các thế lực thù địch thi nhau nói bậy, chửi càn…, năm nay chúng lại cạnh tranh, nói xấu nhau theo kiểu “lục súc tranh công” về các thủ đoạn chống Cộng. Có kẻ nói DVD "Sự thật về Hồ Chí Minh" do linh mục Nguyễn Hữu Lễ, một thầy tu phá giới và Trần Quốc Bảo, khổ công thực hiện đã không đáp ứng được cái mà chúng mong đợi, tức là trừ khử được cái huyền thoại về Hồ Chí Minh… Có kẻ còn cho rằng: DVD là “một thất bại”, vì đã không đánh đổ được huyền thoại Hồ Chí Minh, trái lại đã “remodel” (làm lại, củng cố) nó, thậm chí DVD “là một kế hoạch rất tinh vi và thâm độc, kín đáo và tài tình trong âm mưu duy trì và củng cố cái ngôi thần tượng Hồ Chí Minh trong lòng người dân Việt Nam và mãi mãi con cháu sau này”…
Việc những kẻ sản xuất ra DVD “Sự thật về Hồ Chí Minh" do Nguyễn Hữu Lễ và Trần Quốc Bảo tổ chức thực hiện với nguồn tài chính đáng ngờ thực ra chỉ là những điều nhặt nhạnh, gom góp lặt vặt, hoặc là “những suy luận chủ quan” theo kiểu “suy bụng ta ra bụng người”, hoặc những sự kiện chẳng có liên quan gì đến Hồ Chí Minh “mà chỉ là một sản phẩm chống Hồ Chí Minh, và chống Cộng sản, hoàn toàn vô giá trị” (Trần Chung Ngọc - Hoa Kỳ). Có người còn cho rằng, sản xuất DVD này là một thủ đoạn kiếm tiền một cách khéo léo của Nguyễn Hữu Lễ, Trần Quốc Bảo dựa vào các lực lượng cực hữu trong chính quyền Mỹ và những kẻ vẫn còn giữ hận thù với cách mạng Việt Nam.
Sau đây là một vài ví dụ chúng dẫn ra trong DVD này: Về ngày sinh và ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng cho rằng Bác và những người Cộng sản Việt Nam là những người “không trung thực”. Nhận định đó hoàn toàn không khách quan, thiếu trí tuệ. Cũng như nhiều người, nhất là ở một quốc gia phong kiến, lạc hậu trước đây vì không có giấy khai sinh, không nhớ ngày sinh hoặc vì những lý do khác nhau, Cụ Hồ chọn ngày 19-5 làm ngày sinh của mình là bình thường, không có gì là không trung thực cả. Vì ở đây không có động cơ xấu xa nào. Còn về ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì hoàn toàn không gắn gì với Người. Về sự kiện này, trước khi có DVD trên một chục năm, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã nói: "Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời lúc 9 giờ 47 phút ngày 2-9-1969… Để ngày Bác mất không trùng với ngày vui lớn của dân tộc, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đã quyết định công bố Chủ tịch Hồ Chí Minh mất vào lúc 9 giờ 47 phút ngày 3-9-1969. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) cho rằng, nay cần công bố lại đúng ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời”.
Thêm một ví dụ khác, DVD của Nguyễn Hữu Lễ và Trần Quốc Bảo cho rằng: “Hồ bị Chủ nghĩa Mác mê hoặc” (trả lời phỏng vấn của Bùi Tín); “Hồ là tín đồ cuồng tín của chủ nghĩa Cộng sản” (trả lời phỏng vấn của Olivier Todd)... Sự thật thì sao? Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói rằng, Người lựa chọn Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là vì học thuyết đó đã trả lời cho Người câu hỏi phải làm gì và làm như thế nào để cứu nước và giải phóng dân tộc. Đồng thời, Người sẵn sàng chọn lọc, học hỏi tất cả những tinh hoa trí tuệ của nhân loại, không phân biệt phương Đông hay phương Tây, kể cả những mặt tích cực của tôn giáo nhằm mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Bản Tuyên ngôn Độc lập do Người soạn thảo và Tuyên bố vào ngày mồng 2-9-1945 đã trích Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776; Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789 là một ví dụ. Trong một văn kiện khác, Người nói: Học tập Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là "học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người, và đối với bản thân mình,…là để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta”.
Vậy, huyền thoại Hồ Chí Minh là gì? Các thế lực thù địch dù có quỷ quyệt, thâm độc đến đâu cũng không thể đánh đổ được huyền thoại đó, là vì Huyền thoại Hồ Chí Minh là thành quả vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX - là sự nghiệp giành và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, mở ra con đường đưa dân tộc ta, Nhà nước ta, xã hội ta tiếp cận với các giá trị của nền văn minh nhân loại trong thời đại ngày nay. Đồng thời, bằng chính sự nghiệp đó dân tộc ta đã góp phần quan trọng mở ra thời đại cách mạng giải phóng cho các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới.
Huyền thoại đó chính là cuộc đời, sự nghiệp, trí tuệ, ý chí, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh - một tấm gương hiếm có trong các vĩ nhân của nhân loại. Người đã dành trọn cả cuộc đời mình với những hoạt động cách mạng phong phú, đầy gian nan, nguy hiểm vì dân tộc Việt Nam, vì công cuộc giải phóng các dân tộc thuộc địa và vì nhân loại.
Huyền thoại đó sẽ không bao giờ có thể bị đánh đổ, bởi vì những thành quả của cuộc cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng của Người lãnh đạo đã trở thành một trong những trang lịch sử đẹp nhất, đáng tự hào nhất của dân tộc ta. Huyền thoại đó sẽ không bao giờ có thể mất đi còn bởi vì đạo đức, lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kết tinh văn hóa của dân tộc, là sự hội tụ văn hóa của cả phương Đông và phương Tây. Hơn nữa, đó còn là một dự báo về một nền “văn hóa của tương lai” của nhân loại../.
Bắc Hà

No comments:

Post a Comment