Kiêm Ái
“Kiến ăn cá hay cá ăn kiến”. Cá lên bờ thì bị kiến ăn, kiến xuống nước thì bị cá táp, ý nghĩa của câu thành ngữ này là tùy thuộc hoàn cảnh chứ không tùy thuộc sức mạnh hay mưu trí. Một khi kiến “sẩy chân” xuống nước không biết bơi, dù có bơi cũng không kịp vào bờ đã bị cá đớp rồi. Còn cá một khi đã lên bờ không chân để đi, để chạy trở về nước, chỉ biết dùng sức mạnh của xương sống nẩy lên, có khi vì thế mà càng xa bờ, bị kiến bu lại cắn lấy thịt, tha về tổ cho đến khi cá chỉ còn bộ xương. Cũng như “giang sơn nào, anh hùng đó”, hoặc “rừng nào cọp nấy”. Nhưng…
Cho đến bây giờ, người ta vẫn thắc mắc tại sao vụ việc ông nông dân Ðoàn Văn Vươn, bị cán bộ xã Vinh Quang và huyện Tiên Lãng cưỡng chế đất đai, đã phải dùng súng, dùng mìn để tự vệ, và lần đầu tiên có 4 công an và 2 bộ đội bị thương nhẹ mà ông thủ tướng lại công khai can thiệp? Vì đây không phải là lần đầu tiên mà Việt Cộng ăn cướp ngày, và cũng không phải lần đầu tiên nông dân chống lại Việt Cộng, vụ Thái Bình còn sờ sờ ra đó. Lần này rắc rối là do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
- Nếu đúng như vậy thì Nguyễn Tấn Dũng đã có thái độ, chỉ thị khác nhắm mục tiêu Ðoàn Văn Vươn, hoặc ra lệnh trả tự do cho họ Ðoàn, bồi thường thiệt hại về ngôi nhà và thủy sản bị tổn hại, cách chức trừng phạt những kẻ gây nên sự việc. Ðó là cách hành sử của một đại quan triều đình, ở đây lại là một ngài thủ tướng.
Có phải vì lần đầu tiên nông dân dùng vũ khí chống lại “chính quyền”?
- Ðiều này rất có lý, vì cái gọi là các cuộc cách mạng của Cộng Sản luôn luôn được đề cao là “cách mạng bạo lực”. Nay ông Ðoàn Văn Vươn dùng bạo lực chống Cộng Sản nên Thủ Tướng thấy xa trông rộng, sợ vết dầu loang bạo lực có thể lật đổ chế độ nên ra tay dập tắt trong trứng nước. Nếu như vậy thì hành động của thủ tướng “chưa đạt” tiêu chuẩn.
Hay vì đã đến lúc không thể để một nước Việt Nam tồi tệ, vô thiên vô pháp như bây giờ mà thủ tướng phải ra tay can thiệp, hoặc có những biến chuyển quốc tế mà thủ tướng chịu ảnh hưởng, hay vì áp lực “nhân quyền” của Hoa Kỳ mà thủ tướng phải có một hành động dù “chẳng ra chi” để gọi là trấn an dư luận?
- Ðây là “quán tính” của Việt Cộng. Chúng thường hay té nước theo chiều để kềm chế tác hại mỗi khi có phản ứng chống đối để sau đó mọi sự vẫn như cũ. Nhưng quả thực trong vụ này người ta thấy không phải như vậy.
Hay vì thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn ra oai với tên Bí Thư Thành Ủy Nguyễn Văn Thành đã có những hành động “đâm sau lưng thủ tướng vì hắn ta là người nhà của Tướng Công An Trần Ðại Quang, Bộ Trưởng Công an”. Và tại sao một bí thư thành ủy như Nguyễn Văn Thành lại gần như công khai chống lại chỉ thị của thủ tướng mà Bộ Chính Trị không dám can thiệp?
- Chuyện chống đối nhau trong nội bộ Cộng Sản, thậm chí thanh trừng nhau không gớm tay xảy ra đều đều, nhưng có lẽ lần này Thủ Tướng muốn đánh tớ dằn mặt chủ.
Nếu quả thực như vậy thì nội bộ Cộng Sản đang hồi chống nhau chí chóe. Ðiều đáng chú ý là tên Bí thư thành ủy Hải Phòng đã công khai thách thức Nguyễn Tấn Dũng. Trước khi có kết luận của thủ tướng, hắn ta đã “đi trước thủ tướng một bước” bằng cách ngưng chức 2 tên huyện ủy Tiên Lãng”. Chức vụ hai tên này thuộc về hành chánh, tại sao thành ủy đảng lại tự tiện cách chức chúng?
Trong cuộc họp với các cán bộ các ban, ngành tại địa phương Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố việc phá nhà của ông Ðoàn Văn Vươn là sai luật, hôm nay, Việt Cộng Hải Phòng lại phá luôn cái lều của anh Vươn. Ðây là một hành động tát vào mặt thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cả Lê Ðức Anh nữa, vì ngay sau sự việc ở Tiên Lãng bùng nổ, Lê Ðức Anh một người coi như “cha già” của Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố: “Tôi đang theo dõi sát vụ việc này nên có thể khẳng định chính quyền sai từ Xã đến Huyện. Điểm sai đầu tiên là để sự việc kéo dài quá nhiều năm mà không xử lý đến nơi đến chốn và thấu tình đạt lý. Người làm được, làm tốt đáng lẽ phải động viên tạo điều kiện nhưng lại cố thu hồi của người ta, đó là cái sai thứ hai. Việc thu hồi còn trái pháp luật là cái sai thứ ba. Cái sai thứ tư là chính quyền cố tình vi phạm luật pháp, dồn người dân vào chân tường, là họ uất ức đến mức phải chống lại. Chính quyền phải bồi thường cho gia đình ông Vươn. Cả gia đình họ mất nhiều năm mới có thành quả như hiện nay mà chính quyền muốn thu hồi, điều đó không được. Nếu thành phố Hải Phòng và Trung Ương không xử lý nghiêm minh việc này thì rất nguy hại.”.
Với những hành động sau khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ra về, những cái sai của cán bộ Tiên Lãng mà Lê Ðức Anh đã vạch ra lại đã trở thành những cái đúng qua lời phát biểu của bí thư thành ủy Việt Cộng Nguyễn Văn Thành. Trong khi đó thì tên Ðại tá Công an Việt Cộng Hải Phòng Ðỗ Hữu Ca, người đích thân cầm đầu tấn công cơ ngơi của ông Ðoàn Văn Vươn vẫn nhởn nhơ, vẫn coi những lời vàng ngọc của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như “pha”.
Sự kiện trống đánh xuôi kèn thổi ngược này cũng thường xảy ra ở Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Tuy nhiên, đây là sự đối đầu giữa địa phương một tỉnh với Trung Ương!!! Nguyễn Tấn Dũng khi “xắn tay áo lên” hành động trong vụ này tất phải trực tiếp hay gián tiếp được sự đồng ý của Bộ Chính Trị. Nguyễn Văn Thành, Ðỗ Hữu Ca ở Hải Phòng cũng không thể có hành động coi trời bằng vung, nếu không được sự chống lưng của một thế lực nào đó tương đương với quyền lực của một thủ tướng và cả Bộ Chính Trị. Cái mớ bòng bong này là tại sao? Làm sao mà gỡ?
Cái khó cho cả Nguyễn Tấn Dũng và của địa phương Hải Phòng là nếu thi hành những gì thủ tướng Dũng nói mà trả lại đất đai nhà cửa cho ông Ðoàn Văn Vươn thì Việt Cộng đã đóng dấu bất khả xâm phạm lên tất cả những đất đai đang bị nhà nước “đòi lại” chẳng những ở Hải Phòng mà ở các tỉnh khác. Như vậy sẽ gây nên một phong trào đòi lại tất cả những đất đai mà Việt Cộng đã cướp được của dân!!!??? Nhưng nếu không xử sự đúng cách thì bộ mặt của một ông Thủ Tướng cắt vứt đi đâu? Vì mọi sự đã đưa lên báo, lên đài, lên trên các cơ quan ngôn luận quốc tế? Việc “phá lều” của ông Ðoàn văn Vươn không phải là một hành động bất trí nhất thời mà là hành động có suy nghĩ, đó là một cách kềm hãm lòng người dân quá hân hoan phấn khởi vì lời tuyên bố của Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, sự kềm hãm này sẽ có hậu quả ra sao? Lòng dân không oán trách Trung Ương mà tất cả giận dữ sẽ đổ lên đầu bọn Việt Cộng địa phương Hải Phòng. Ðây là đường “chết” của Việt Cộng Hải Phòng mà Trung Ương cứu không được. Vì chính Thủ Tướng đã tuyên bố như ra lệnh mà tỉnh không thi hành.
Ngoài cái lều và mấy chục mẫu đất của gia đình ông Vươn ra, 4 người họ Ðoàn đang bị giam giữ mà chính Nguyễn Tấn Dũng cũng không cho là họ vô tội, phải xét xử nhưng lại xin khoan hồng. Phải hành động ra làm sao để hiến pháp và luật pháp được bảo vệ và lòng dân được yên ổn mà cái phong trào thừa thắng xông lên của nông dân về vấn đề ruộng đất? Trả tự do cho 4 người này, vì theo hiến pháp và luật pháp họ không có tội. Ðiều này chắc chắn là địa phương Hải Phòng không làm nỗi, vì cán bộ các ban ngành sẽ không còn mặt mũi nào tiếp tục công tác về đất đai, dù là mặt mũi Cộng Sản. Nếu miễn tố – mà theo hiến pháp và luật pháp phải được miễn tố – hay tha bổng, thậm chí là một án treo cũng là những cái tát vào mặt “chính quyền địa phương”. Nguyễn Tấn Dũng đã đặt Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng trước một mớ bòng bong, một tình huống tiến thối lưỡng nan, ngoại trừ trường hợp Nguyễn Tấn Dũng đã có một quyết tâm làm điều gì đó, một giải pháp thứ 3 sẽ hóa giải được thế tiến thoái lưỡng nan này. Ðó là một cuộc cải cách hoàn toàn mới, giống như Miến Ðiện đã quay 180 độ. Nguyễn Tấn Dũng có ý định này hay không? Có ý định là một việc, thực hiện là một chuyện, liệu có bao nhiêu người trong Bộ Chính Trị, trong Trung Ương Ðảng đồng ý với Nguyễn Tấn Dũng?
Có phải cuộc họp 6 ngày của những tên chóp bu Việt Cộng đã đồng ý chỉnh đốn Ðảng mà vụ Tiên Lãng là cái cớ để Nguyễn Tấn Dũng thực hiện chỉ thị của Bộ Chính Trị. Ðây chỉ là những điều dự đoán, tuy nhiên cuộc tranh chấp đã thành hình, đã công khai hóa cho cả nước biết giữa Nguyễn Tấn Dũng và địa phương Hải Phòng không thể không giải quyết, mà giải quyết cách nào thì nông dân cũng nổi lên từ Hải Phòng!!!
Nếu áp dụng hiến pháp và luật pháp thì cán cán bộ địa phương không còn chỗ đứng, đất đai sẽ trở về với nông dân, Ðảng chỉ còn “ăn bơ” (mỏ). Yếu tố “phấn kích” cán bộ hung hăng không còn. Một sự tai hại nghiêm trọng cho chế độ. Nếu bôi mặt mà vẫn thu hồi đất đai ông Ðoàn Văn Vươn, vẫn xử tội gây thương tích cho “người thi hành công vụ” thậm chí “giết người” thì Việt Cộng cũng không tránh khỏi một cuộc nổi dậy của nông dân. Cuộc nổi dậy lần này sẽ có võ trang như phát súng Tiên Lãng đã khơi mào.
Kiến ăn cá, cá ăn kiến. Tiên Lãng chống lại Thủ tướng hậu quả sẽ ra sao, nông dân chống lại Nhà Nước hậu quả thế nào, mớ bòng bong này Việt Cộng từ đầu não Trung Ương xuống tới xã ấp làm sao gở?
Ðồng bào hải ngoại cũng như trong nước cần phải “giúp Việt Cộng một tay” bằng cách đẩy mạnh phong trào đòi hỏi chủ quyền đất đai cho nông dân, dựa theo lời phát biểu của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Lời nói của Nguyễn Tấn Dũng sẽ là cái khiên đỡ tất cả những mũi dùi phản công của Việt Cộng toàn quốc trước dư luận quốc tế và quốc nội.
Nguyễn Tấn Dũng đã vứt “con cá tham nhũng đất đai của nông dân” lên bờ, những con kiến nông dân hãy nhanh tay “xẻ thịt” con cá, đem lại đất đai cho nông dân, nhờ đó công nhân cũng có thể có quyền lập nghiệp đoàn, đại diện công nhân, quyền đình công v.v…
Kiêm Ái
No comments:
Post a Comment