Bất cứ ai từng sống trong xã hội xã hội chủ nghĩa, từ Mác-Lênin đến Stalin, Mao, Hồ, đều có trải nghiệm cuộc đấu tranh thường trực giữa “cái chung” và “cái riêng”. Từ tuổi ấu nhi lớn lên, vào “đội”, vào “đoàn”, rồi vào “đảng”, mọi phần tử xã hội muốn gia nhập “nhóm lợi ích cầm quyền”, phải “phân đôi” cá nhân mình ra, một nửa là “cái riêng”, một nửa là “cái chung”, hàng ngày “đấu tranh tư tưởng” với nhau, với chủ đích rất “duy ý chí”, rằng “cái chung phải thắng cái riêng, để được gọi là “giác ngộ cách mạng”. Bộ máy thống trị dùng phương pháp “phê bình và tự phê bình” để từng ngảy từng giờ theo dõi, “kiểm điểm”, lượng giá mức độ “giác ngộ cách mạng” của từng cá nhân. Lại đặt ra “chế độ hộ khẩu”, gom từng “cụm” cá nhân (có liên hệ đời sống hàng ngày) thành khóm, thành phường, buộc họ phải chịu trách nhiệm “liên đới” về từng động tác ứng xử của từng cá nhân, từng “hộ”, từng gia đình. Đó là cái “khung”, trong đó xã hội xã hội chủ nghĩa muốn “cái riêng” của mỗi cá nhân phải ngoan ngoãn phục tùng “cái chung” của chế độ. Trong phạm vi “của cải vật chất”, thuở sơ khai chưa “bị bắt bẻ” gì nhiều, các “tổ sư” Mác-Ăng-ghen gọi toạc tên cái “của cải chung” ấy là cộng sản, và cái “của cải riêng” mà quý vị ấy muốn tiêu diệt là tư sản. Vào thực tế, ngay trong triều đại Lênin, ông này đã “bớt” nói đến “cộng sản” – communism, thuyết giảng “nhiều hơn” về “chủ nghĩa xã hội khoa học” – scientific socialism. Dần dà, trên lý thuyết, “tính hão huyền” – utopian – của khái niệm cộng sản càng bộc lộ, nhưng Stalin vẫn “cố bám” lấy nó, dùng làm phương tiện duy trì một chế độ “toàn trị” – totatitarian – bạo ngược chưa từng thấy trong lịch sử cổ kim của loài người. Chế độ ấy không chống cự nổi binh hùng tướng mạnh của một chế độ bạo ngược không kém, là Đức Quốc Xã của Hitler, phải nhờ đến các “đế quốc tư bản” đánh cứu mới sống sót, rồi đi dần vào suy thoái, hướng tới sụp đổ. Sự “chết chìm” của đế quốc Liên Xô không là kết quả của “ai thắng ai” giữa “của chung” và “của riêng”, mà là sự thất bại “duy ý chí” của hệ giá trị “của chung” muốn tiêu diệt hệ giá trị “của riêng”. Con Người là một sinh vật có xã hội tính. Phần chủ yếu trong bản năng sinh tồn của Con Người là “có của riêng”; chủ trương tiêu diệt bản năng ấy là “phản nhân tính”. Xã hội tính trong Con Người buộc nó, trong khi “sở hữu và phát triển của riêng”, cũng phải “tôn trọng và bồi đắp của chung”; nói khác đi, “chiếm công vi tư” là “loạn”, phải có luật pháp đề ngăn ngừa và trừng trị. Luật pháp không phải là công cụ của “nhóm lợi ích” này chống lại hay tiêu diệt “các nhóm lợi ích khác” trong xã hội. Luật pháp phải đóng vai trọng tài cho các va chạm lợi ích xã hội. Luật pháp phải “đứng trên” tất cả các nhóm lợi ích, từ kẻ cầm quyền cho đến dân bị trị, gồm mọi thành phần công dân. Đó là “pháp trị” – rule of law. Nhóm cầm quyền tự đặt ra luật, dùng luật ấy trị dân theo ý mình, trong khi nhóm ấy cũng chỉ là một trong các “nhóm lợi ích” của xã hội. Đó là “vừa đá bóng vừa thổi còi”, thường được các bạo quyền tự nhận là “chế độ pháp quyền” – rule by law – đề cao. Nhìn “thế sự” như trên, ta hiểu rõ hơn tình hình “tang gia bối rối” hiện nay của VGCS.
Không đợi đến cái ngày “chết chìm” thật sự năm 1991 của đế quốc Liên Xô, nhóm cầm quyền đế quốc ấy mới “bật ngửa” vì chết đột ngột. Sau khi Stalin “đột tử” năm 1953, nhóm “kế thừa” đã manh nha xu hướng “xét lại”. Xu hướng ấy “ra công khai” với đại hội XX đảng cộng sản Liên Xô, hạ bệ “thần tượng” Stalin, nhưng vẫn còn “hơi hám cố bám”, chỉ coi sự “chung sống giữa của riêng và của chung” trong xã hội là tạm thời, là “thời kỳ quá độ”, ngầm ý “vẫn chủ trương tiêu diệt tư hữu ở cuối đường”. Cho đến khi Gorbachev đưa ra “chủ trương kép” Glasnost & Perestroika, tái cấu trúc kinh tế theo mô hình thị trường tư bản, đồng thởi “cởi trói” chính trị, xã hội, nhất là “minh bạch” về lợi quyền các “nhóm lợi ích”, khởi sự “tự diễn biến”, hướng tới “dân chủ hóa” chế độ. Bọn “cố bám” LX “phản ứng sảng”, đưa LX đến sụp đổ ngoài ý muốn của Gorbachev. Ở VN lúc đó, VGCS “ăn theo” LX, mới vừa kịp hô hoán “đổi mới hay là chết” thì LX đã … “chuyển sang từ trần”. Đột ngột trở thành “chó mất chủ”, VGCS hốt hoảng đi đầu hàng Tàu Cộng, cam tâm “bán nước” để “cầu sinh” (không phải “cầu vinh”, vì “vô cùng điếm nhục”). Nhắc lại chuyện quá khứ, ta nhìn thời sự hôm nay minh bạch hơn. Cộng sản thất bại (nói chúng “sai lầm”, e rằng “hơi rộng lượng”) vì nuôi ảo vọng áp đặt một hệ giá trị “phi nhân tính” lên xã hội Người. Trở lại tình hình trước mắt bọn “cộng sản sống sót ở Châu Á” ta thấy gì ?
Cộng sản đem kinh tế “kế hoạch tập sản tập trung” vào kinh tế “thị trường tư bản tự do kinh doanh”, tức là đem “sở hữu tập thể” – collective ownership – sống chung với “sở hữu tư” – private ownership. Nói khác đi, “của chung” áp đặt sự cộng sinh lên “của riêng”. Trên nguyên tắc, cộng sinh có nghĩa là “nương tựa, bổ túc nhau để cùng sống”. Dù lấy “cạnh tranh” làm “động lực phát triển”, cũng phải cạnh tranh “công bình và lương thiện”. Không thể cộng sinh, nếu từ bản chất, “cái nọ có yếu tính loại trừ cái kia”. Từ bẩm sinh, lý do hiện hữu – raison d’être – của cộng sản là tiêu diệt tư sản. Xã hội cộng sản chủ trương xóa bỏ cá thể, hòa tan cá thể vào tập thể. Thực tế lịch sử gần một thế kỷ vừa qua đã cho thấy : hệ giá trị cộng sản áp đặt vào bất cứ xã hội nào đều đưa tới lụn bại, thất bại, dù phải trả giá với hàng trăm triệu oan hồn uổng tử. Nó “bất khả tương dung” – incompatible – với mọi hệ đương hữu, nên không gì có thể cộng sinh với nó. Ép uổng cộng sinh, nó trở thành “quái thai”, không giá trị nào “ăn khớp” với giá trị nào. Hãy nhìn về một góc “mây mù thế kỷ” cộng sản ở Việt Nam.
Từ “ đấu tranh giai cấp” 1950-1956 qua Exodus I – hàng triệu người Miền Bắc từ bỏ cộng sản di cư vào Nam – đến Exodus II sau 30-4-1975 “đánh tư sản mại bản” – lại hàng triệu người nữa bỏ nước “vượt biên” – ta đủ thấy hệ giá trị “của chung” cộng sản không cách chi “ăn khớp” với hệ “của riêng” truyền thống, chẳng những của dân tộc VN, mà của cả loài người. Mãi sau này mới thấy VGCS mô tả sự “trật khớp” đó là “vênh”. Lúc đó, sau “thắng đại mùa Xuân”, chỉ thấy Lê Duẩn “vênh váo” với câu “ai thắng ai”, sau khi đã “phạch ngực” tuyên bố “ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”. Trong não trạng “vênh váo” ấy, Luật Đất Đai 1987 đã ra đời cùng với câu nói “bất hủ” trong “sinh hoạt nội bộ” của Lê Đức Thọ : “nhà cửa ruộng vườn chúng (“ngụy”) ta thu hồi, vợ chúng ta “lấy”, con em chúng ta cho đi kinh tế mới, đi bộ đội giải phóng Kampuchea …” Trong không khí “cướp cạn” sau 30-4-1975, chúng “thu hồi” 16 tấn vàng của Ngân Hàng Quốc Gia VN chia nhau, rồi vu vạ cho Tổng Thống Thiệu. Chiến dịch “cướp ngày” với làn sóng “kẻ chiến thắng” từ Miền Bắc “vào vơ vét về” mọi thứ “của riêng” thuộc sở hữu tư của “người bại trận”, bị gọi là “ngụy”, bị lưu đày khổ sai dưới danh nghĩa sặc mùi xã hội chủ nghĩa, là “lao động cải tạo”. Khi một hệ giá trị bị hệ khác áp chế để thay thế, người ta bảo đấy là một cuộc “đổi đời”. Chính cái không khí “đổi đời” ở VN (cả Nam lẫn Bắc) sau năm 1975, đã là “tiền đề” cho Luật Đất Đai 1987 ra đời, với khái niệm quái đản “quyền sở hữu toàn dân”. Nó là “con đẻ” của một hệ giá trị lộn giống – hybrid value system – cộng sản “lộn sòng” với tư sản, “kinh tế thị trường” (tự do cạnh tranh) “định hướng” (cẩu hợp với) “xã hội chủ nghĩa” (“quốc doanh chủ đạo”, ai dám cạnh tranh ? ai cạnh tranh nổi ?). Với “tuổi đời” 25 năm, Luật Đất Đai 1987 đã bị sửa đổi đến 5 lần. Tại sao thế ? Ngày 13-9-2011, nói chuyện với Trung Ương Hội Nông Dân VN, “tổng bí” Trọng tâm sự : “… vấn đề sửa Luật đất đai sẽ cần phải được nghiên cứu thận trọng. Nhiều vấn đề đang còn tranh luận, chẳng hạn, khái niệm về sở hữu toàn dân … Cho dù Quốc hội đã nhiều lần đề xuất đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nhưng thảo luận mãi vẫn chưa chốt lại được”. Hiện nay VGCS đang bàn cãi sửa Luật Đất Đai lần thứ 6, nhưng “thảo luận mãi vẫn chưa chốt lại được”. Tại sao thế ? Tại vì một chữ vênh ác hại. “Tổng bí” Trọng đã nói toạc ra rằng “… ý kiến còn khác nhau thì xin phép chưa sửa đổi, sửa rồi mai kia lại vênh”. Tại sao vênh ? Cái gì vênh ? Không nói ra, ai cũng biết cái vênh thường trực đó là sự “cẩu hợp” của “định hướng xã hội chủ nghĩa” với “kinh tế thị trường”, đẻ ra “quái thai sở hữu toàn dân”. Khi “hệ giá trị lộn giống” cộng sản còn bị “vênh” với “đạo lý xã hội Việt Nam” (Võ Tòng Xuân – Thời Báo Kinh Tế Saigon) thì Ba Dũng còn khốn khổ vì “điều chỉnh vi mô/vĩ mô”, quốc hội bù nhìn VGCS còn chưa thể “chốt” được cuộc tranh cãi sửa Luật Đất Đai. Từ khi luật này ra đời, nó đã là một tử huyệt , với hàng triệu Dân Oan sẵn sàng đứng lên đánh đuổi bạo quyền khi họ bị dồn đến đường cùng. Trước mắt, trái bom Tiên Lãng có thể coi như “pháo lệnh” chuyển hướng đấu tranh bất bạo động sang hình thức “bạo tợn” hơn. Cách xử lý của Ba Dũng (được giàn loa “con vẹt” của “lề phải” ca tụng là “thấu tình đạt lý”), thực ra chỉ là “gỡ ngòi nổ đã nổ rồi” trong khi lẽ ra phải lo “chữa cháy”. Đám cháy này bùng lên do hệ quả sự “đối kháng kịch liệt” kéo dài nhiều chục năm giữa Lòng Dân và Ý Đảng. Nói cho cùng, Ba Dũng dù có tìm cách “chữa cháy” cách nào cũng là “vô vọng”, vì đã quá muộn.
Diễn biến của vụ bom Tiên Lãng cũng như hành xử của các phía trong cuộc đã bộc lộ xu thế “không thể đảo ngược” của tình hình. Tại sao ?
Ba Dũng không dám xử phạt bọn chóp bu Thành Ủy Hải Phòng, vì thực ra chúng hành xử “hoàn toàn đúng ý đảng” : núp sau danh nghĩa “sở hữu toàn dân”, biến “của riêng’ của “nhân dân bị trị” thành “của chung” do “nhà-nước quản lý”. Nhà-nước lại do “đảng lãnh đạo”. Vậy “sở hữu tư” của Dân Oan có chui vào “túi riêng” của quan chức nhà-nước, chẳng qua là “giữ giùm” thôi mà. Hơn nữa, Luật đã nói rõ : dân chỉ có “quyền xử dụng” chứ đâu có “quyền sở hữu” mà đòi này đòi nọ.
Ba Dũng cũng không dám để cho Đoàn Văn Vươn bị hiếp đáp quá đáng, vì sợ Lòng Dân đang từ “bất mãn chuyển thành phẫn nộ”, e sinh “bạo loạn”. Bèn xử theo kiểu “trớt quớt” : hy sinh hai tên tép riu, mà cũng không dám mạnh tay, chỉ cho “thôi việc 15 ngày”, chờ “thanh tra làm rõ”. Thành phần “làm rõ” lại chính là những tên “ác bá đỏ” của Thành Ủy Hải Phòng, bọn đã “tự kiểm điểm” và “chịu trách nhiệm” là có “sai sót không vì tư lợi” trong vụ này. Từ chóp bu Hà Nội đến “sứ quân” Hải Phòng, phong cách ứng xử của chúng bộc lộ rõ rệt “pháp quyền xã hội chủ nghĩa” chẳng qua là cỗ máy “thứ nhất rỉ tai, thứ hai mã tấu”, cai trị dân bẳng “tuyên truyền kèm theo khủng bố”. Cỗ máy ấy được trang trí thêm hệ thống “tam quyền phân công do đảng lãnh đạo thống nhất”, thì Dân Oan cũng như Thợ Thuyền Oan, Bộ Đội Oan, Giáo Oan, Trí Thức Oan, Thanh Niên Sinh Viên Oan … không còn con đường nào khác, phải noi gương Đoàn Văn Vươn, nhất tề “vươn vai đứng dậy” cho bọn VGCS biết đạo lý dân tộc là thế nào. Uổng công “chữa cháy” của tập đoàn VGCS. Ngày phán xét đã đến.
Dưới đây là bài bình luận ứng khẩ̉u ngày 19-2-2012 của LS Đinh Thạch Bích ….
No comments:
Post a Comment