Trở Về Trang chính

Thursday, February 23, 2012

Bất ổn chính trị tại Việt Nam trầm trọng thêm: Quyền sở hữu Đất đai và Tổ quốc

Vietnam’s Deepening Political Destabilization: Rights of Land & Country

Nguồn Adam Bray, Diên Vỹ chuyển ngữ

“Động thái của Hà Nội nhằm thừa nhận sai trái trong việc chính quyền tấn công gia đình Đoàn Văn Vươn là một cố gắng nhằm không để ông trở thành một thánh tử đạo và một anh hùng dân tộc thời đại – một cương vị mà ông đã có được trong con mắt của người dân Việt Nam.”

Vấn nạn của nông dân Đoàn Văn Vươn và gia đình ông tại thôn Quang Vinh, Hải Phòng đã khiến báo chí quốc tế đề cập vào tháng trước khi ông và gia đình cố gắng ngăn cản một đoàn quân của hơn 100 cảnh sát và binh lính khi họ tìm cách thu hồi (giờ thì chúng ta biết rằng là bất hợp pháp) trang trại của gia đình ông. Trong trận chiến quan trọng làm ta liên tưởng đến John Rambo trong phim First Blood (1982), Vươn và các thành viên trong gia đình đã chống trả lại các quan chức bằng bom tự tạo và súng hoa cải. Sáu nhân viên công lực bị thương nặng. Vươn và gia đình cuối cùng đã bị bắt và đang đợi ngày ra toà về tội giết người. Căn nhà của họ đã bị công an san bằng.

Cưỡng bức di dời bởi chính quyền – thậm chí dùng đến bạo lực – thì thường xảy ra tại Việt Nam, đặc biệt khi nó liên quan đến dân tộc thiểu số và tổ chức tôn giáo. Tuy nhiên mức độ phản kháng của Vươn và gia đình, và việc nó được tường trình rộng rãi thậm chí trên truyền thông do nhà nước cộng sản quản lý, thì hiếm thấy. Không như những vụ tịch thu tài sản cá nhân khác, chính quyền đã không che đậy sự kiện này.

Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo sau đấy rằng việc tịch thu đất trên thì không hợp pháp và cần phải điều tra và có thêm biện pháp, việc này đã cho thấy một nhượng bộ chưa từng có trước đây trước áp lực công luận (vốn, dù không quan trọng, đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ với ông Vươn). Tuy nhiên bất chấp lời của Thủ tướng, Vươn và những người thân vẫn bị giam giữ.

Liệu sự can thiệp của Thủ tướng cho thấy sự nới lỏng gọng kềm của Hà Nội về vấn đề sở hữu đất đai? Câu trả lời rất rõ ràng là không. Thậm chí khi sự kiện này vẫn đang diễn tiến, chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục bí mật phá huỷ nhà cửa và trục xuất những người dân thiểu số và tổ chức tôn giáo tại những tỉnh vùng xa như Quảng Ngãi, Kon Tum và Quảng Nam. Tôi đã tường thuật những sự kiện này – vốn là một phần của chính sách lâu dài nhằm đốt làng Thiên Chúa giáo và phá huỷ việc xây dựng nhà thờ – chỉ vài ngày trước đây.

Động thái của Hà Nội nhằm thừa nhận sai trái trong việc chính quyền tấn công gia đình Đoàn Văn Vươn là một cố gắng nhằm không để ông trở thành một thánh tử đạo và một anh hùng dân tộc thời đại – một cương vị mà ông đã có được trong con mắt của người dân Việt Nam.

Sự kiện trên chỉ là một vụ việc mới nhất trong hàng loạt những va chạm bạo lực giữa chính quyền cộng sản và người dân của họ. Một số sự kiện nghiêm trọng được cho là đã xảy ra vào năm 2011, từ sự kiện được cho là vụ thảm sát ở Mường Nhé vào tháng Năm năm ngoái, một sự kiện được kể là quân đội Việt Nam đã nổ súng vào một nhóm giáo dân người Hmong, cho đến một cuộc nổi loạn bên ngoài Đà Nẵng trong đó người dân đã tấn công một trụ sở công an vì quyền lợi đất đai, đến một cuộc nổi loạn tại khu vực nghỉ mát ở Mũi Né trong đó có hơn 1000 người dân tụ tập và tấn công trụ sở công an địa phương, đốt cháy một số xe và làm bị thương một số công an để phản ứng lại việc công an đã tra tấn một người bị bắt giữ.

Trong khi đó vào năm 2011 tờ báo Tuổi Trẻ nổi tiếng, trong một động thái bất ngờ nhưng cuối cùng cũng đã bị bịt miệng, liên tục tường thuật hàng tuần những câu chuyện về sự bạo hành của công an, việc tường thuật này đã kéo dài trong vài tháng. Những vụ việc từ những trường hợp công an thường xuyên tra tấn trẻ em, cho đến những vụ làm chết người khi bị giam giữ. Sự kiện điển hình nhất là cái chết của Nguyễn Công Nhựt, một nhân viên công ty Kumho Tire, khi bị công an giam giữ. Sau đó công an đã thừa nhận là đã tìm cách ép buộc vợ Nhựt làm tình để giảm nhẹ tội cho chồng mình. Nhiều người tin rằng công an đã giả mạo thư tuyệt mệnh sau khi giết chết Nhựt, người đã tình nguyện hợp tác với công an (và đã không bị truy tố một tội danh nào) trong quá trình điều tra hàng hoá trong kho của Kumho. Một số công an đã bị khiển trách nhưng vợ Nhựt đã không bao giờ tìm được công lý cho cái chết của Nhựt trong tay của cảnh sát. Những sự kiện liên quan đến việc bạo hành của cảnh sát tiếp tục tăng cao nhưng đã không còn được báo chí nhà nước tường thuật thể theo bất kỳ một qui chế nào đấy.

Trong năm 2011 vấn đề khai thác Bauxite ở vùng Tây Nguyên bởi những lao động “bất hợp pháp” Trung Quốc (được đưa sang Việt Nam qua các hợp đồng của quan chức chính quyền) đã là một vấn đề gây tranh cãi lớn. Chỉ riêng vấn đề này đã dẫn đến việc bắt giữ những blogger và người phải đối, làm chính quyền rất đau đầu. Khi những cuộc nổi dậy “Mùa xuân A Rập” xảy ra tại Trung Đông vào năm ngoái, Việt Nam đã trở nên lo lắng về một phong trào phản đối trên toàn thế giới và đã bắt đầu phô diễn những cuộc diễn tập chống bạo loạn của công an tại những quảng trường công cộng – một hành động chắc hẳn hàm ý cảnh báo đến dân chúng đừng nghĩ đến việc biểu tình. Vấn đề này sau đó đã bị che khuất bởi những đụng độ với Trung Quốc trên vùng biển Đông vào mùa hè năm ngoái.

Chính quyền Việt Nam đã lưu ý đến làn sóng bất bình của công chúng – cả về hành động của Trung Quốc lẫn cách ứng xử của Hà Nội trước tình hình trong vùng biển Đông – và lo ngại rằng sẽ không thể quản lý được nếu nổ ra những cuộc biểu tình. Trong một động thái tài tình, chính quyền đã tự tay tổ chức những cuộc biểu tình, được sắp đặt bởi công an chìm và những người lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Những cuộc biểu tình vào mỗi Chủ Nhật được kiểm soát chặt chẽ tại Sài Gòn và Hà Nội đã có lợi thế trong việc giảm nhiệt sự bất bình của công chúng (đến khi chính quyền ra lệnh chấm dứt) cũng như để nhận diện những người chống đối chính trị. Trong khi nhiều nhà hoạt động chính danh đã bị bắt giữ một cách bí mật qua những cuộc biểu tình, Bùi Thị Minh Hằng đã có được sự chú ý của quốc tế khi chính quyền kết án bà hai năm tù tại một trại cải tạo chính thức (mà chính quyền gọi là “trung tâm cai nghiện”) mà không qua toà xét xử.

Lo sợ việc tường thuật tin tức độc lập từ trong nước, chính quyền Việt Nam tiếp tục bắt giữ và bỏ tù những blogger Việt Nam cũng như một công dân Pháp là Phạm Minh Hoàng trong năm 2011. Một số nhà báo Việt từ nước ngoài cũng bị bắt giữ trong năm 2011 và một số tiếp tục tường trình việc liên tục bị công an quấy nhiễu.

Sự kiện gần đây ở Hải Phòng không phải là một vụ việc riêng thuần đơn giản chỉ vượt quá tầm kiểm soát. Nó là một biểu tượng của mối bất bình ngày càng cao của dân chúng Việt Nam trên xứ sở cộng sản. Vấn đề hiện nay không phải là việc chính quyền Việt Nam sẽ đối phó với người dân của mình ra sao trong những vụ tranh chấp đất đai; mà là những người dân bị tịch thu đất và quyền tự do sẽ phản ứng ra sao với chính quyền cộng sản.

Theo X-cafe

No comments:

Post a Comment