Dưới “mái trường xã hội chủ nghĩa” thời nay (cũng như từ xưa tới nay), ngoài những bài học thường xuyên thuần túy về đường lối chính sách của đảng, tất cả các môn học khác đều được chính trị hóa tối đa, kể cả những môn thuần túy khoa học tự nhiên như toán, lý, hóa. Trong văn chương cận và hiện đại, học sinh chúng tôi chỉ học văn thơ của những nhà văn, nhà thơ cách mạng, trong đó văn thơ của Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Chế Lan Viên luôn luôn chiếm hàng đầu. Chương trình học, từ cấp 1, cấp 2, cấp 3 đến đại học, đều ở dạng “chính trị đồng tâm”, có nghĩa, từ khi còn nhỏ cho đến khi lớn lên, chúng tôi cùng học văn thơ cách mạng, nhưng nhỏ ở lớp dưới thì học ít, lớn ở lớp trên thì học nhiều. Học sinh cấp 1 học một vài bài thơ, bài văn trích của các lãnh tụ cộng sản. Lên cấp 2 học lại, nhưng sâu hơn, rộng hơn. Lên cấp 3 lại tiếp tục học. Đối với các nhà văn nhà thơ thuộc các trào lưu tư tưởng khác thì cộng sản không cho học, hoặc nếu có học cũng nặng về phê phán, chỉ trích những tư tưởng mà cộng sản coi là lệch lạc, sai trái. Thậm chí, đối với ngay cả những nhà văn nhà thơ cổ điển, hay những nhân vật lịch sử sống cả ngàn năm trước, cũng đều bị cộng sản nhào nặn để đánh giá, phê phán, dưới lăng kính chủ nghĩa cộng sản. Xin đơn cử một thí dụ, khi phân tích về Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, những người trí thức cộng sản đã tìm đủ mọi cách để gán ghép cho Nguyễn Du những đặc điểm có tính giai cấp của một người cộng sản. Đối với thơ văn thời Pháp, cộng sản chỉ khai thác những tác phẩm được cộng sản coi là có “giá trị hiện thực phê phán”, nghĩa là mô tả những tội ác, những xấu xa, hủ bại của chế độ “phong kiến thực dân”; hoặc kể lại những cảnh khốn khổ, những bi kịch của người dân nghèo. Với các môn khoa học tự nhiên, cộng sản cũng có chính sách nhằm tuyên truyền và đầu độc tuổi trẻ Việt Nam. Tất cả các nhà khoa học có công đối với nhân loại, đều được đánh giá dưới lăng kính giai cấp, chủng tộc và đảng tính. Nghĩa là ưu tiên vinh danh những khoa học gia nào là đảng viên cộng sản, hoặc là người Nga, Ba Lan, Hung Gia Lợi… là những nước cộng sản; hoặc xuất thân từ thành phần lao động, giai cấp công nhân nghèo khổ.
Bên cạnh nội dung giáo dục thuần túy tuyên truyền, cộng sản còn có cả một mạng lưới đoàn thể ngoại vi dầy đặc nhằm kiểm soát và hướng dẫn tư tưởng thế hệ trẻ, là tổ chức thiếu nhi và đoàn thanh niên. Cả hai tổ chức này đều đặt nền tảng tư tưởng cho giới trẻ, khiến cho một học sinh, ngay từ khi mới cắp sách đến trường, đã lọt vô cạm bẫy của cộng sản. Và trên con đường phát triển trí tuệ, tài năng và tay nghề, bất cứ học sinh nào, nếu đã không được kết nạp vào thiếu nhi, thì sẽ không bao giờ được kết nạp vào đoàn thanh niên. Và nếu đã không được kết vào đoàn thanh niên, thì người học sinh đó có học giỏi, có chịu khó, có tinh thần tiến thủ đến đâu đi nữa, người đó cũng khó có thể tiến thân. Sống trong xã hội cộng sản, hai chữ “đạo đức” phải được hiểu là “đạo đức cách mạng”. “Tài và đức” là thước đo giá trị của mỗi người đã trở thành “hồng và chuyên” trong chế độ cộng sản. Và khái niệm “hồng”, tức là “đạo đức cách mạng”, hoàn toàn xa cách, thậm chí trái ngược, với khái niệm “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” của truyền thống dân tộc Việt Nam.
Một người học sinh dưới “mái trường xã hội chủ nghĩa” được dậy rằng, muốn có “đạo đức cách mạng”, họ phải sẵn sàng vì quyền lợi của đảng, chấp nhận “phi nhân, bất nghĩa, vô lễ, bất trí, bất tín”. Chế độ cộng sản không dậy người học sinh, “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”đó chỉ là những sản phẩm xa xỉ của chế độ phong kiến và tư bản.
Song song với trường học và các đoàn thể ngoại vi, cộng sản còn có cả một mạng lưới kìm kẹp và nhuộm hồng trí tuệ của tuổi trẻ qua hàng trăm hội đoàn, đoàn thể khác. Thậm chí, ngay cả gia đình, nền tảng đáng tin cậy cuối cùng của tuổi trẻ trên căn bản cùng huyết thúc, cũng bị cộng sản phá vỡ. Kết quả, ngay cả những câu hỏi ngây thơ, những thắc mắc chân tình của tuổi trẻ đối với cha mẹ hay anh chị trong nhà, cũng rất ít khi có được câu trả lời đúng đắn, nếu không nói là cha mẹ, anh chỉ đã chủ động trả lời gian dối, chủ động tuyên truyền lừa bịp. Bằng sự kìm kẹp tư tưởng, bằng chế độ tem phiếu, bằng mạng lưới công an chìm nổi và các hội đoàn, đoàn thể, cộng sản VN đã thực sự gieo rắc sự sợ hãi, gian dối, bao che tội lỗi, và đồng lõa với tội ác trên khắp quê hương Việt Nam. Vì vậy, nếu ở Miền Nam, có ai than thở băn khoăn cho thế hệ trẻ khi viết “bò non gặm cỏ cháy”, thì ở Miền Bắc, tôi phải nói, “bò non gặm cỏ độc”.
Một ai đó đã nói, con người là sản phẩm của tuyên truyền. Câu này rất đúng vì có thể nói hầu hết mọi người sinh ra và lớn lên trong xã hội cộng sản, họ đều dễ dàng trở thành những cán bộ tuyên truyền cộng sản. Điều này khiến họ vừa là nạn nhân của chế độ cộng sản, lại vừa là thủ phạm gây ra những nạn nhân khác sống chung quanh họ. Vì bản chất của chế độ cộng sản là phi nhân, gian trá và lừa lọc, nên không sớm thì muộn, đến một lúc nào đó, hầu hết những nạn nhân của chế độ cộng sản đều tỉnh ngộ, thức tỉnh. Nhưng ngay cả khi họ thức tỉnh, sự tê liệt về ý chí, cùng những tội lỗi mà họ đã phạm, và nỗi xấu hổ trước sự nông cạn về trí tuệ khiến họ mắc lừa cộng sản, đã khiến họ tiếp tục sa lầy trong vũng bùn cộng sản…
Một trong những kỷ niệm ám ảnh mãnh liệt nhất và có sức tàn phá khủng khiếp nhất đối với thế hệ trẻ Việt Nam, hiện nay là, không ít trong chúng tôi, chúng tôi thần thánh hóa Hồ Chí Minh. Để có thể hiểu được mức độ tàn phá của cái gọi là “thần tượng” Hồ Chí Minh đối với thế hệ trẻ Việt Nam như thế nào, xin các bạn hãy nhìn vào thực tế, trong nước hiện nay, vẫn có những người Việt khoa bảng lớn tuổi, điên cuồng bênh vực Hồ Chí Minh là người Việt yêu nước. Họ vẫn nằng nặc không tin Hồ Chí Minh đã có nhiều vợ và có con; HCM là chánh phạm tạo nên những thảm kịch thời cải cách ruộng đất; HCM đã tạo ra những cuộc thủ tiêu rùng rợn các đảng phái quốc gia thời 9 năm kháng chiến chống pháp. Có thấy được sự cuồng tín bênh Hồ Chí Minh bằng mọi giá của tầng lớp khoa bảng thân cộng sản trong quốc nội, qúy vị mới thông cảm cho những học sinh nghèo khổ, lớn lên sau rặng tre làng, bị nhào nặn dưới “mái trường xã hội chủ nghĩa” đã ngây thơ tin tưởng vào “thần tượng” Hồ Chí Minh như thế nào…. Với tuổi trẻ Việt Nam, ngây thơ lớn lên giữa cả rừng cạm bẫy và gian dối, lại bị guồng máy tuyên truyền của cộng sản nhào nặn, cũng bởi nền giáo dục xã hội chủ nghĩa con người không có tính nhân bản. Nên ngày nay, nhiều học sinh nhất là nữ sinh có xu hướng dùng bạo lực với nhau .
Và một người khi còn trẻ, đã tin, đã yêu thương, tôn thờ một thần tượng, để rồi một ngày kia, nhận ra mình bị lừa, nhận ra thần tượng đó là thủ phạm của không biết bao nhiêu tội ác, thì khi đó, chính mình vừa thất vọng, vừa căm hận, vừa xấu hổ. Đời người chỉ sống có một lần, và chỉ một lần có tuổi thanh xuân. Vĩnh viễn không bao giờ mình được đi lại những năm tháng tuyệt vời đó. Vậy mà chính những năm tháng tuyệt vời đó, mình lại ấp ủ tôn thờ một tên đồ tể của quốc tế cộng sản, tên tội đồ của dân tộc – thử hỏi còn nỗi đau đớn nào lớn hơn, quằn quại thê thảm hơn?… Nhất là khi nhiều người khi nhận biết được điều đau đớn đó là lúc tội lỗi của họ đã ngập đầu, và hai tay của họ đã chót nhúng chàm. Như đám công an cộng sản Việt Nam và những tướng lãnh cộng sản đã gần đất xa trời . Tuổi trẻ Việt Nam thế kỷ 21, với những phương tiện kỹ thuật hiện đại đừng để nền giáo dục cộng sản nhồi sọ các bạn.Hãy dũng cảm nói ra sự dối trá của cộng sản ,và tất cả tội ác của chúng với nhân dân Việt Nam.
Hỡi các bạn trẻ Việt Nam yêu nước.
Hãy làm những gì cộng sản sợ – Đừng sợ những gì cộng sản làm
(TTYN) Thầy Giáo Thất Nghiệp – Hà Quang Việt
No comments:
Post a Comment