VIỆT NAM (NV) -Chỉ trong hai tuần lễ nay, hàng chục container thanh long bị chặn đường vào Hoa Kỳ vì nghi chứa dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá ngưỡng an toàn.
Trái thanh long Việt Nam. (Hình: Internet) |
Tình trạng này gây nguy cơ thiệt hại hàng trăm ngàn đô cho mỗi một công ty xuất cảng.
Hầu hết công ty Việt Nam cho biết đã ngừng thu mua để xuất cảng vì sợ hàng hóa bị trả về sẽ gây tổn thất nặng hơn.
Theo ông Hồ Văn Quang, giám đốc công ty An Phú, Bình Dương, Cơ Quan Quản Lý Thuốc Men và Thực Phẩm Hoa Kỳ FDA đã từ chối nhận 8 container chứa thanh long trị giá tổng cộng gần 300,000 đô của đơn vị ông. FDA cho biết nguyên nhân từ chối cấp phép nhập cảng lô hàng này vì “dư lượng thuốc trừ sâu trong trái thanh long vượt quá mức an toàn cho phép.”
Công ty Rồng Ðỏ của Việt Nam cũng cho hay mới nhận được thông báo của FDA nói rằng “lô thanh long của công ty không đạt phẩm chất xuất cảng sang Hoa Kỳ.” Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, công ty này đang “kẹt cứng” 3 container chất đầy thanh long.
Chiều 29 tháng 11, Trung Tâm Kiểm Dịch Thực Vật thuộc Cục Bảo Vệ Thực Vật, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam xác nhận tình trạng khó khăn nêu trên của các ngành xuất cảng trái cây Việt Nam qua Mỹ vì sự thay đổi trong chính sách kiểm soát phẩm chất trái cây của FDA.
Cán bộ của trung tâm này cho biết, trước đây FDA chỉ lấy mẫu bất kỳ khoảng 10% số lượng hàng nhập cảng. Tuy nhiên, mới đây FDA quyết định đưa trái thanh long Việt Nam vào nhóm kiểm soát phẩm chất 100% trước khi “thông quan.”
Ông cán bộ này phê phán các công ty Việt Nam “chưa ý thức được đòi hỏi nghiêm ngặt về phẩm chất trái cây nhập cảng vào Hoa Kỳ.” Theo ông thì chính các công ty Việt Nam đã tự gây khó cho mình vì không đáp ứng đúng yêu cầu của thị trường “khó tính” như Hoa Kỳ.
Cũng theo Sài Gòn Tiếp Thị, Việt Nam xuất cảng sang Hoa Kỳ khoảng 850 tấn thanh long hàng năm. Trong tháng qua, chôm chôm, trái nhãn, trái vải... đang chờ tới lượt xâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sự kiểm soát nghiêm ngặt của FDA đã khóa chặt niềm hy vọng sẽ gia tăng sản lượng xuất cảng một cách dễ dàng của giới thương nhân Việt.
Cũng theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, hội chợ trái cây Việt Nam năm 2011 khai mạc tại thành phố Mỹ Tho hôm 29 tháng 11 với 300 gian hàng rầm rộ giới thiệu một số mô hình đạt tiêu chuẩn “sạch” của Global G.A.P.
Áp dụng tiêu chuẩn này có nghĩa là các nhà vườn giảm lượng hóa chất sử dụng trong vụ trồng trọt vì an toàn và sức khỏe của người tiêu thụ. Nhưng không hiểu sao, một số cây trái vốn được ưa chuộng là vú sữa Vĩnh Kim và xoài cát Hòa Lộc lại sụt giá gần một nửa.
Những tin không vui này xuất hiện đúng vào lúc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam phối hợp với cơ quan Viện Trợ Hoa Kỳ USAID mở cuộc hội thảo về rào cản và tiềm năng xuất cảng của nông sản Việt Nam vào Hoa Kỳ.
Cuộc hội thảo này diễn ra sáng ngày 29 tháng 11, theo báo Thanh Niên, hầu như không nhắc đến những sự kiện nóng hổi vừa kể.
(PL)
Xuất trái cây vào Mỹ: Có giấy phép thôi chưa đủ!
Doanh nghiệp chịu thiệt hại
Rào cản kỹ thuật mới?
Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (Food Safety Modernization Act – FSMA) là “phiên bản” mới nhất của Luật liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm của Mỹ (FDCA) có hiệu lực từ năm 1938, cho phép Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) can thiệp sâu hơn đối với các sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ, trong trường hợp Việt Nam là trái cây, nông sản, thủy sản. Do vậy FSMA bị các nước xuất hàng vào Mỹ đánh giá có khả năng gây khó khăn cho hàng hóa của họ. Luật được Tổng thống Obama ban hành vào ngày 4 -1-2011. Những thay đổi quan trọng của luật Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA) so với trước đây: - Áp dụng phương thức kiểm tra tại cảng đến và đang đối mặt với tình trạng quá tải khi khối lượng nhập khẩu tăng. - Các nhà nhập khẩu có trách nhiệm bảo đảm rằng các nhà cung ứng nước ngoài đã áp dụng đầy đủ các biện pháp kiểm soát phòng ngừa. Đặc biệt là yêu cầu thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài phải an toàn như thực phẩm trong nước. |
No comments:
Post a Comment