Nghị định của chính phủ về việc quy định đưa người vào các cơ sở giáo dục từ lâu đã được nói đến với những bất cập sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung.
Hình ảnh ghi nhận chi Minh Hằng với biễu ngữ : “Phản đối đàn áp người ủng hộ Quốc hội ra luật biểu tình”, sau đó chị bị bắt đưa vào “Cơ sở giáo dục”
Đưa đi giáo dục, “tiền trảm hậu tấu”?
LS Nguyễn Thanh Lương: Theo điều 1 và điều 3 sửa đổi bổ sung của nghị định 125 ký ngày 11 tháng 12 năm 2008 của chính phủ (trước đó là NĐ 76/2003/NĐ-CP), quy định các đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục khá nhiều. Trước hết là những người có hành vi phạm pháp luật hơn một lần trong thời hạn một năm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc đã bị giáo dục tại địa phương. Ngoài ra, còn có các đối tượng như những người xâm phạm sức khỏe, danh dự công dân nước ngoài, xâm phạm tài sản của các tổ chức – cá nhân, gây rối trật tự công cộng hoặc lợi dụng quyền tự do tính ngưỡng, dân chủ…
Quỳnh Chi: Trình tự và thủ tục quyết định đưa một người vào cơ sở giáo dục là như thế nào?
LS Nguyễn Thanh Lương: Trường hợp do công an cấp huyện thụ lý, trong thời hạn 10 ngày thì CA cấp huyện lập hồ sơ gởi UBND cùng cấp. Kể từ ngày nhận hồ sơ, Chủ tịch UBND cấp huyện gởi hồ sơ kèm theo văn bản đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục đến thường trực hội đồng tư vấn. Hội đồng tư vấn là của công an cấp tỉnh thẩm định để thẩm định giúp UBND cấp tỉnh. Trong trường hợp cơ quan CA cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị đưa một người vào cơ sở giáo dục, theo quy định tại khoản 3 (nghị định 125 của CP), giám đốc CA tỉnh phải báo
cáo chủ tịch UBND cùng cấp. UBND cùng cấp sẽ gởi hồ sơ đến các thành viên hội đồng tư vấn.
Đây là một quy trình “khép kín”, không có luật sư bào chữa hay không có ý kiến của người bị lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục. Cho nên, thực tế sẽ xảy ra nhiều vấn đề bị lạm dụng.
LS Nguyễn Thanh Lương
Quỳnh Chi: Thưa ông, trong một hội thảo được tổ chức vào năm ngoái của Bộ Tư pháp và Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc –UNDP, các nhóm nghiên cứu cho rằng đối với nghị định này, trình tự, thủ tục, việc tổ chức và thực hiện còn có nhiều điểm bất cập. Ông có nhận xét nào về vấn đề này?
LS Nguyễn Thanh Lương: Qua nghiên cứu của tôi, những nhận định vừa rồi là đúng. Trước hết là về qui trình. Đây là một quy trình “khép kín”, không có luật sư bào chữa hay không có ý kiến của người bị lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục. Cho nên, thực tế sẽ xảy ra nhiều vấn đề bị lạm dụng. Ví dụ, giám đốc CA tỉnh ra quyết định quản lý đối tượng tại CA cấp tỉnh trong thời hạn không quá 15 ngày để trước khi tiến hành các thủ tục cần thiết trong khi chờ chủ tịch UBND tỉnh để đưa vào CSGD. Nhưng nếu trường hợp chủ tịch UBND tỉnh không ra quyết định hoặc đối tượng không đủ điều kiện, hội đồng tư vấn không đề xuất xét duyệt thì việc tạm giữ đối tượng như thế như là “tiền trảm hậu tấu”. Đó là một kẻ hở của pháp luật.
Quỳnh Chi: Ông vừa nói đến qui trình khép kín. Cũng đã có ý kiến cho rằng việc lập hồ sơ là do công an, việc duyệt hồ sơ cũng lại do công an. Nhiều người cho rằng công an “độc diễn” trong quá trình đưa một người vào CSGD. Nhận xét của ông như thế nào?
nếu trường hợp chủ tịch UBND tỉnh không ra quyết định hoặc đối tượng không đủ điều kiện, hội đồng tư vấn không đề xuất xét duyệt thì việc tạm giữ đối tượng như thế như là “tiền trảm hậu tấu”. Đó là một kẻ hở của pháp luật.
LS Nguyễn Thanh Lương
LS Nguyễn Thanh Lương:Mặc dù thành phần trong hội đồng tư vấn có nhiều đơn vị, tổ chức như sở tư pháp…nhưng cơ bản là do công an chủ trì vì thường trực hội đồng tư vấn là công an. Cho nên, những ý kiến như trên cũng có phần đúng.
Bất cập của nghị định
Quỳnh Chi: Quy định về vai trò của luật sư trong nghị định này như thế nào?
LS Nguyễn Thanh Lương: Nghị định không có quy định về luật sư tham gia, cũng không cấm luật sư tham gia. Nhưng ý tôi muốn nói quy trình này cũng chưa đảm bảo nguyên tắc công khai minh bạch. Có nhiều trường hợp họ mời luật sư nhưng tôi cho rằng vai trò luật sư cũng mờ nhạt vì nghị định này không có chế định cho luật sư tham gia. Đây là tôi muốn nói đến một qui trình đơn phương, khép kín.
Quỳnh Chi:Nếu một người đã bị quyết đưa vào cơ sở giáo dục thì có cơ hội nào họ kháng lại quyết định đó hoặc được trở về nhà trước thời hạn không?
Bất cập ở chỗ mặc dù quy định như vậy nhưng khi một người đã mãn hạn, họ vẫn bị gia hạn ở lại trung tâm. Theo khoản 1, điều 26 của NĐ này, một khi người chấp hành chưa tiến bộ thì giám đốc cơ sở sẽ có biện pháp quản lý giáo dục tiếp.
LS Nguyễn Thanh Lương
LS Nguyễn Thanh Lương: Điều 55 của nghị định này có quy định về việc khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện hành chánh. Nếu khiếu kiện hành chính thì có thể khiếu kiện cơ quan hoặc cá nhân người ra quyết định.
Quỳnh Chi: Những bất cập của nghị định này có thể gây ra hậu quả gì thưa ông?
LS Nguyễn Thanh Lương:Theo điều 2, thời hạn đưa vào CSGD là từ 6 tháng đến 24 tháng. Bất cập ở chỗ mặc dù quy định như vậy nhưng khi một người đã mãn hạn, họ vẫn bị gia hạn ở lại trung tâm. Theo khoản 1, điều 26 của NĐ này, một khi người chấp hành chưa tiến bộ thì giám đốc cơ sở sẽ có biện pháp quản lý giáo dục tiếp. Việc này không phù hợp với pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Nói thẳng đó là điều trái luật vì pháp lệnh không có quy định nào là gia hạn xử lý hành chính.
Quỳnh Chi: Ngoài điểm ông vừa trình bày, còn việc nhiều người bị đưa vào “oan” thì sao?
LS Nguyễn Thanh Lương: Gọi là “oan” thì làm tôi nhớ lại một trường hợp của một minh tinh điện ảnh. Đó cũng là một cái oan. Mà oan thì sẽ không khắc phục được và cũng chưa có qui chế bồi thường thiệt hại trong trường hợp này. Nó gây ra nhiều hệ lụy mà hiện nay luật pháp chưa điều chỉnh. Cụ thể, nó chi phối quyền tự do cá nhân, quyền nhân thân theo qui định bộ luật dân sự. Nhưng tương lai, việc này có thể được khắc phục qua dự thảo luật xử lý vi phạm hành chính sắp tới.
Quỳnh Chi: Cám ơn ông.
No comments:
Post a Comment