Trở Về Trang chính

Tuesday, December 27, 2011

MỘT ĐƯỜNG HƯỚNG CHO VIỆT NAM : LECH WASELA, AUNG SUU KYI HAY LIBYE?



Ts Hồng Lĩnh - Lời Mở Đầu
Những thể chế độc tài, nếu không thuộc cùng một hệ thống, đều có những dị biệt và những gót chân Achille không tương dồng. Tuy phương tiện đàn áp luôn vẫn là một : Vũ lực được dùng có hệ thống với tinh vi và xảo quyệt của độc tài đảng trị CSVN, hay không có lý thuyết và nền tảng như tại Miến Diện và Libye.

Trong vấn đề giải thể những thể chế ấy, các tiến trình luôn lệ thuộc vào một yếu tố chủ động bất ngờ nào đó cũng như cơ cấu tổ chức của thể chế và tình thế hay hoàn cảnh nội tại và tới từ bên bên ngoài.
Nói trắng ra, bước ban đầu thường chỉ là một cái sảy và sau đó trờ thành cái ung. Một yếu tố chủ động cần phải có, hợp lực hay hay cộng đồng tác dụng (Synergie) với các hành động phản tác dụng của bạo quyền và các lực ép, tới từ bên ngoài.
Tại Việt Nam, vấn đề thoen chốt là làm sao gầy dựng được yếu tố chủ động đột biến ấy, đi từ cái sảy như bước đầu, có khả năng hội tụ được sức mạnh của tình thế nội tại và từ bên ngoài, cho mục tiêu tối hậu : Giải thể được độc tài CSVN đang cai trị .
Nhìn Lại Qúa Vãng Không Xa Và Rất Gần
Hai Thế Chế Độc Tài Khác Nhau Đã Đổ
Tới nay có hai sụp đổ rất ngoạn mục của độc tài nói chung. Một tại Ba Lan khá xa trong qúa khứ (1990) và một tại Libye (2011) vừa qua và nay tại Miến Điện đang tiến dần về dân chủ.
Tại Ba Lan, tuy Đức Mẹ đã loan báo, tại vùng núi Fatima vào trưa ngày 13/07/1917, cái nôi của Đệ III Quốc Tế CS là nước Nga sẽ trở lại và Ba Lan là một chư hầu nằm trong hệ thống ấy. Chư hầu đổ trước và hệ thống đổ sau hay ngược lại vẫn chung một kết qủa như nhau. Cả hai đều đổ tan tành!
Nhưng trong bài nầy, không đặt mục tiêu bàn tới hay tạm thời ở thế vô thần, không tin vào sự sắp đặt cũng như can thiệp của Thần quyền như Đức Mẹ đã báo, có tính cách quyết định, làm sụp đổ cả một hệ thống độc tài cai trị, thật tinh vi và khát máu, trong đó có Ba Lan.
Tuy không bàn tới hay cố ý cũng như gỉa vờ vô thần, hay nhất định vô thần cực đoan, liều mạng cố chấp chối bỏ nhiệm mầu. Nhưng phải khiếp đảm trước một sụp đổ cả một hệ thống, có khả năng tiêu diệt cả thế giới bằng vũ khí hạt nhân, không tốn một viên đạn !
Nhưng tập trung vào một tiến trình, tuy buổi sơ khởi, không nhắm lật đổ thể chế như tại Ba Lan và một tiến trình khác tại Libye, tự động đi từ phản kháng tới đấu tranh bạo động, đã giải thể được thế chế độc tài. Tuy độc tài cuối ấy không nằm trong một hệ thống nào cả.
Nhưng mẫu số chung, cho độc tài thuộc hệ thống và độc tài không thuộc hệ thống, đều nằm chung ở điểm : Đã cáo chung !
Yếu Tố Chủ Động Tại Ba Lan :
Biều Tình Đòi Tăng Lương.
Lập Công Đoàn Lao Động
Vào những năm 70, Đệ III Quốc Tế CS rất vững chãi, không những tại cái nôi Liên Xô mà còn ngay tại các chư hầu Đông Âu trong đó có Balan. Cũng tại chốn ấy, thật giản dị và xem ra không phải là dân chủ hay tự do cũng như Nhân Quyền. Nhưng chính cái dụng cụ biểu tình, đình công đòi tăng lương của nghiệp đoàn làm đổ thể chế.
Vào năm 1967, thợ điện Lech Walesa tới làm việc tại xưởng chế tàu Lénine ở Gdansk. Ngay từ đầu, ông ta tham gia vào các đình công đòi tăng lương và trở thành lãnh tụ nghiệp đoàn, tìm liên kết hàng trăm ngàn nhân công lao động. Sự kiện được lòng dân ấy, cho phép Wasela gặp ĐTC, GH Jean-Paul II vào năm 1979. Vào dịp ấy, ĐTC chính thức ủng hộ, tuy với lời nói còn dấu diếm, chính nghiã nghiệp đoàn.
Cái sảy sa thải, vào năm 1980, đồng bạn thợ thuyền là cô Anna Walentynowicz ra khỏi cơ xưởng Lénine tại Gdansk trở thành cái ung cho chế độ.
Cả hai đứng ra liên kết được chừng 10 triệu triệu thợ thuyền lao động và không ngừng nghỉ tố cáo độc tài. Từ đó nghiệp đoàn Solidarnosc ra đời ! Ngày 31/08/1980, chế độc tài, theo thói hai tiến một lui, cử phó thủ tướng Mieczyslaw Jagielski ra bàn tròn ký kết 21 điếu khỏan với nghiệp đoàn, trong đó có điều khỏan cho phép thành lập nghệp đoàn tự do.
Từ đòi tăng lương chuyển sang chống độc tài. Rồi năm sau 1981, dụng cụ đình công được khai thác tối đa bằng đình công nầy tới đình công khác.
Sau khi đã lui một bước, chế độ lại phản công bắt ông Lech Wasela và 6000 đồng chí vào tù và Solidarnosc bị giải tán. Nhưng một năm sau đó, Lech Wasela ra khỏi tù và bị quản thúc tại gia như bao nhà dân chủ của chúng tại quốc nội. Từ nhà tù nhỏ tới nhà tù lớn. Tại tù lớn, tuy bị theo dõi, ông Wasela thành công giữ được liên hệ với các thủ lãnh trong của nghiệp đoàn, tại các chuyến tàu điện ngầm.
Vào năm 1983, ông Lech Wasela được gải thưởng Nobel hòa bình. Nhưng CS Ba Lan không cho phép ông ta tới nhận giải thưởng và bà vợ phải đại diện ông ta nhận lãnh và đọc bài diễn văn nói tới các vấn đề gặp phải tại Ba Lan.
Vào năm 1987, Ông Lech Wasela trở thành một nhà nhà đối thoại chính của tướng Wojciech Jaruzelski, vào dịp ông Jaruzelski thất bại tại trưng cầu dân ý. Tới năm 1989, quốc hội gồm hai phần thượng viện và Diète được bầu phiếu đa nguyên với ký kết là đảng CS chiếm trước 2/3 chổ tại Diète.
Sau khi bức tuờng Bá Linh sụp đổ, vào năm 1990 trong hiệp đầu bỏ phiếu tự do, ông Lech Wasela tới đầu nhưng không có đa số, vào hiệp hai, ông thắng cử với 74.25 % số phiếu và trờ thành TT dân chủ đầu tiên vào ngày 22/12/1990 .
Yếu Tố Bên Ngoài
Trong lúc nghiệp đoàn đình công với biểu tình tại quốc nội. Bên ngoài xuất hiện Holy Alliance với những con bài. Tại Nga : Cặp bài Gorbatchev-Eltsin xuất hiện, tại khối tự do : Cặp bài Reagan- Kohl và Đức Thánh Cha Jean-Paul II bên tôn giáo. Tạo áp lực cũng như thông tin và yểm trợ. Các cặp bài trùng ấy xem như là một nhiệm mầu, hay cách tiến quân của Mẹ Fatima.
Yếu Tố Chủ Động Tại Libye :
Biểu Tình Phản Đối Bắt Bớ Nhà Đối Kháng
Biều Tình Thành Nỗi Loạn
Như thường lệ, chúng ta hãy đi vào toàn bản văn. Mouammar Kadhafi nắm quyền từ 41 năm nay, một nhà độc tài Á Rập có quyền bính lâu dài nhất của vùng nầy.
Libye, cựu thuộc địa của Ý, được độc lập vào năm 1951 và trờ thành một quân chủ chuyên chế. Bị Kadhafi lật đổ vào năm 1969.
Như bất cứ một nhà độc tài tự trọng, Kadafi đặt các thành phần của gia đình hay của bộ lạc của ông ta vào những vị trí thoen chốt của chính phủ hay quân đội giống kiểu CSVN.
Kadhafi mắc bệnh hoài nghi, nên chia quân đội ra hai phần. Gồm 7 lữ đoàn tinh nhuệ, trang bị tối tân, do gia đình hay bộ lạc của ông ta chỉ huy. Còn phần kia, tập luyện kém cõi và trang bị thô sơ. Kadhfi và CSVN cùng chung một chừng bệnh trầm kha: Tham nhũng rất trầm trọng và quốc sách.
Không một lời báo trước. Những cuộc biểu tình xảy ra vào ngày 13/01/2011, trong khi cuộc cách mạng hoa Lài tại Tunisie trong thời kỳ phát động mãnh mẽ.
Quyền bính Kadhafi lấy vài biện pháp ngăn ngừa, cấm tập trung hay vài biện pháp có tính cách xã hội. Rồi vào ngày 24701/2011, ngăn chặn vào các Youtubes và ngày 27/01/2011, tuyên bố thành lập qũy với trị giá 24 tỉ USD để cung cấp nhà ở và phát triển quốc gia. Kadhafi cố làm như thế để tránh hiện tượng Domino (đổ giây chuyền). Ben Ali (Tunisie) đổ ngày 14/01/2011 và các cuộc biểu tình tại Ai Cập bắt đầu vào ngày 25/01/2011. Đó là văn bản.
Cái sảy xảy ra kéo theo những đàn áp tăng dần
Vào ngày 15/02/2011, tại Benghazi, dân chúng biểu tình chống việc bỏ tù một luật sư hoạt động cho Nhân Quyền và bị cảnh sát đàn áp tàn nhẫn. Ngày hôm sau (16/02/2011), dân chúng biểu tình. lại bị lực luợng dân quân bảo vệ chế độ tấn công bắng gậy có đinh nhọn và các cây kiếm. Một số tù nhân được trả lương (loại quần chúng tự phát của CSVN) tới đàn áp biểu tình.
Từ đó, các cuộc biểu tình khác xảy ra tại phía Tây, đặc biệt tại thành phố Zenten. Ngày 17/02/2011, các cuộc biểu tình phát triển mạnh. Quân đội bắn chết nhiều người trong các thành phố ấy.
Cái sảy, bị đàn áp tàn nhẫn,
Tạo ra cái ung nỗi loạn chống Kadafi.
Quân đội gửi một lữ đoàn để chiếm lại Zenten. Nhưng lại gặp phải đám biểu tình. Và biểu tình bắt đầu thành nỗi loạn: Các thành phố Benghazi và El Beïda do dân biều tình nắm quyền kiềm soát. Từ đó, một số quân sĩ và cảnh sát về với biểu tình. Nhưng Kadhafi lại dùng lính đánh thuê Phi Châu đàn áp (dùng đạn thật) biểu tình. Ngày 19/02/2011, tại Banghazi, 50 dân biểu tình bị giết chết và Kadhafi cúp Internet vào đêm 18 sáng ngày 19.
Ngày 20/0272011, bộ lạc Warfala, có dân số 1’000’000 người và hai bộ lạc Touaregs về với nỗi loạn. Tại chính phủ, một số nhân vật rời hàng ngũ và tới với nỗi loạn. Từ đó một dằng co. Hai phe khi tiến khi lui. Ngày 27/02/2011, Hội Đồng Quốc Gia Lâm Thời ra đời.
Cái không ngờ cho Kadhafi.
Sản xuất dầu bị mất ¾. Gía dầu tăng vụt. Dân chúng tìm tới gõ cựa các nước lân cận, nhất là Boat People tràn ngập Ý Đại Lợi và Ý Đại Lợi, chơi xỏ anh em Âu-Châu, cấp giấy cho chạy tóan loạn sang các nước láng giềng. Các lý do thúc đẩy các dân chủ Âu-Châu tạo lối thoát.
Ngày 10/03/2011, nước Pháp mau mắn thừa nhận Hội Đồng Quốc Gia lâm thời và nghĩ đền các không tập chọn lọc để chận đứng các hành động mà nước Pháp xem là đàn áp của Kadhafi. Cho mục tiêu ấy, Bộ Truờng ngoại giao là ông Alain Jupé, thuyết trình tại New-York để thuyết phục Hội Đồng Bảo An LHQ bỏ phiếu nghị quyết Anh-Pháp-Liban, cho phép dùng biện pháp quân sự, tạo vùng không phận bất khả xâm phạm, để che chở dân chúng bằng cách loại khỏi vòng chiến lực lượng của Kadhafi. Nghị quyết 1973 được chấp thuận với số phiếu : thuận 10, 5 phiếu trắng.
Chấm Dứt Chế Độ Kadhafi
Ngày 19/03/2011, lực luợng Không-Thủy của Pháp can thiệp và ngày 29/03/2011 các Tomahawk của khu trục hạm USS Barry đâm sầm xuống quân của Kadhafi. Rồi từ tháng 3 tới tháng 8, OTAN thay thế ONU và cuộc phân tranh đi vào trường kỳ cho tới ngày 20/10/2011, trên đường đào thoát khỏi Syrtre, Kadhafi, bị thương, bị bắt và bị hành quyết hay bị trúng đạn tử thương. Vấn đề không ai rõ. Chấm dứt một độc tài cá nhân hay dùng quần bọn côn đồ và chúng tự phát như CSVN !
Con Đường Của Bà Aung San Suu Kyi
“Sự Thật, Công Lý Và Lòng Từ Bi Tại Miến Điện”
Vũ Khí Phòng Thủ Chống Lại Quyền Lực Tàn Nhẫn”
Aung Suu Kyi là con gái của lãnh tụ giải phóng Aung San của Miến Điện bị ám sát vào năm 1947. Cô chào đời vào năm 1945 tại Rangoon, ngay trước lúc Miến Điện tự giải thoát khỏi sự giám hộ của Anh quốc thực dân. Mẹ cô theo ngành ngoại giao và cô Suu Kyi được nuôi nấng tại Ấn Độ và Anh quốc. Cô theo học triết lý, kinh tế và chính trị học tại đại học Oxford. Cô đeo đuổi sự nhiệp cạo giấy tại đại học cho tới khi trở về Miến Điện vào năm 1988, để phụng dượng mẹ già đau ốm.
Vào tháng 07/1988, tướng Ne Win, đứng đầu đám quân phiệt từ năm 1962, bị bó buộc từ chức. Rối loạn tiếp theo, bị quân đội đàn áp dã man. Được ảnh hưởng bởi triết lý, tư tưởng của Thánh Địa Mahatma Gandhi và của Martin Luther King, cô Suu Kyi và các bạn chính trị của cô thành lập vào năm 1988 LIÊN ĐOÀN QUỐC GIA vì dân chủ (LND). Sự dấn thân bất bạo động của bà cho công cuộc, lập một thể chế dân chủ được dân chúng ủng hộ.
Sự thành công ấy dẫn bọn quân phiệt nắm chính quyền quản thúc bà tại gia vào năm 1989 tới nay là 21 năm, trong mục tiêu giảm ảnh hưởng của bà đối với quần chúng. Nhưng biện pháp ấy không ngăn cản được LND thắng 80% số ghế của cuộc tuyển cử vào năm 1990. Quân đội nắm chính quyền từ chối kết qủa và tăng đàn áp cũng như sát hại đối phương và các dân thiểu số, chiếm 1/3 của 50 triệu dân Miến Điện. Mặc dầu thế, bà Suu Kyi, được dân chúng gọi là “ĐÔ= Dì “ Suu Kyi tiếp tục chống cự và được xem là lãnh tụ đối lập. Bà được giải thưởng Nobel Hoà Bình năm 1991.
Thay Đổi Tại Miến Điện
Miến Điện Với Tổng Thống Thien Sein Đi Vào Cải Tổ
Sau các cuộc cách mạng hoa Lài tại Trung Đông vừa qua, nhất là tại Libye, các quân phiệt thấy thật nguy cơ cho một chế độ độc tài quân phiệt, nên tháng ba vừa qua tự giải thể và giao lại chính quyền cho một chính phủ « dân chủ » để hạ cánh an toàn. Tổng Thống Thien Sein tại thủ đô mới Naypyidraw, bày tỏ thiện chí cải cách mạnh mẽ, đi vào con đường hỏa giải dân tộc, mong ước một mối liên kết đều đặn với Mỹ, trong yêu cầu Mỹ bỏ lệnh trừng phạt ban hành vào năm 1990. Trà tự do cho Dì Suu Kyi và cho phép đảng LND của Dì Suu Kyi được hoạt động trở lại, giống bên Ba Lan hồi ấy đối với Salidarnosc và tại Nam Phí của Clerk. Miến Điện đã tiếp đón ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (30/11/2011) và Thủ Tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra (20/12/2011
Dì Suu Kyi
Và Đảng LND Của Gì Đi Vào Tuyển Cử Sắp Tới
Dì Chủ Tịch Suu Kyi của Liên Đoàn Quốc Gia LDC và các quan chức khác của LDC đã đăng ký tuyển cử với Ủy Ban bầu cử tại thủ đô Mypyidraw.
Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân chủ đã tẩy chay các cuộc bầu cử năm ngoái , vì các quy tắc bầu cử là loại trừ bất kỳ khả năng của Dì Suu Kyi ra ứng cử.
Dì chiến thắng giải Nobel Hòa bình năm 1991 đã gặp riêng Khin Aung Myint và Thura Shwe Mann, chủ tịch của thượng và hạ viện của Quốc hội. Cuộc họp này là lần đầu tiên, đặc biệt là giữa Suu Kyi và Shwe Mann, xếp hạng thứ ba của chính quyền cho đến tháng bà vừa qua.
Ông nghỉ hưu từ quân sự phụ trách các cuộc họp của các chế độ dân sự mới.
Ngay sau khi lệnh bãi bỏ quản thúc tại gia được ban ra trong tháng mười, bà Aung San Suu Kyi, đã cam kết tiếp tục các hoạt động chính trị của ông, sau những cải cách được khởi xướng bởi chính phủ dân sự mới tại Miến Điện.
Đại Diện Chính Quyền Dân Chủ Mỹ Và Âu Á
Sau 50 năm gián đoạn thăm viếng của chính quyền Mỹ đối với Miến Điện, ngày 02/11/2011 Ngoại Trưởng Mỹ Hillary tới thăm và dùng cơm với Dì Suu Kyi tại tư gia.
Tiếp theo ngoại trường Hillary Clinton, ngày 20/12/2011, Nữ Thủ Tướng Thái Lan là bà Yingluck Shinawatra đã tới thăm và ủng hộ Dì Suu Kyi trong cuộc tuyển cử sắp tới. Từ trước tới nay Thái Lan rất dè dặt can thiệp vào nội bộ của Miến Điện.
Vào giữa tháng giêng sắp tới, ngoại trưởng Pháp là ông Alain Jupé sẽ qua Miến Điện. Vào đầi năm tới thủ tướng Anh quốc William Hague loan báo sẽ qua Miến Điện. Hai nhân vật nầy chắc chắn sẽ gặp Dì Suu Kyi.
Lời Kết
Trong các tiến trình đòi DÂN CHỦ và TỰ Do từ các độc tài vừa kể trên. Các nhà tranh đấu đã chọn một trong hai chiến lược để giải thể độc tài: Bất bạo động và bạo động. Hay bắt đầu bằng bất bạo động, rồi chuyển qua bạo động như tại Nam Phi của cựu TT Mandela.
Con đường bất bạo động qua ngã chiếm quốc hội và con đường bạo động qua ngã nỗi loạn vũ trang.
Cả hai luôn cần có sự hổ trợ của quốc tế. Hổ trợ qua giải thưởng Nobel Hòa Bình cho lãnh tụ của phong trào hay bằng bom đạn giúp đoàn quân giải phóng. TT Lech Wasela và Dì Suu Kyi cả hai đã có giải thưởng ấy. Một điều kiện tối cần theo hai kinh nghiệm kể trên. Dấu hiệu báo trước tan tành của CSVN. Một vấn đề mà các nhà vận động phài quan tâm!
Con đường bất bạo động phải chịu vào tù ra khám, trường kỳ và không thanh toán được câu chuyện con tắc kè thay hình đổi dạng, hầu tiềp tục nắm quyền trong thể chế tự do như tại Đông Âu.
Con đường bạo động phải chấp nhận nhiều tổn thất về nhân mạng. Nhưng mau chóng và giải quyết được trò chơi của con tắc kè như tại Libye.
Trong tài liệu nội bộ của đàng CSVN, bọn chúng sợ một một Mini Thiên An Môn cảm tử của số đông hay sợ người dân cảm tử vì tuyệt vọng.
Và từ 36 năm qua, các nhà dân chủ Việt Nam luôn hô hóan đầu tranh bất bạo động giải thể độc tài. Như vậy CSVN đã biết trước sẽ không có Mini Thiên An Môn hay cảnh tuyệt vọng của người dân. Nên chúng tập trung vào các sa bàn chống đấu tranh bất bạo động.
Nhưng tại Libye, nếu không có bạo động, thời chắc Kadhafi đã không thua và đã không chết như vậy.
Như vậy, nếu dân Việt chỉ muốn đấu tranh bất bạo động, phải làm sao tạo được loại lãnh tụ như Lech Wasela hay Dì Suu Kyi với giải thưởng Nobel Hòa Bình. Một vấn đề thật khó khăn với hình luật 88 của CSVN !
Nếu muốn đánh vào cái sợ hãi cho thân xác của tư bản đỏ CSVN, như trong tài liệu nội bộ đảng bật mí, và bắt chúng phải cẩn thận khi dùng vũ lực đàn áp người dân, phải chấp nhận một số thiệt hại. Cái gía phải trả. Chưa đánh được người ta, mặt đỏ như vang. Đánh xong mặt vàng như nghệ. Cái mà CSVN phải biết trước ! Cho nên cũng phải chuẩn bị hướng đi nầy. Phải làm sao LHQ có cớ đặt quyền con người trên quyền lãnh thổ, để có cớ can thiệp vào nội bộ CSVN để cứu con người.
Vì thế, không cần hô hóan đấu tranh bất bạo động hay bạo động đối với CSVN. Vì Chúa có phán : « Kẻ nào chơi dao, sẽ chết vì dao ».
Tại Việt Nam nay chỉ có cái bóng của cái hình Solidarnosc hay cái hình của Dì Suu Kyi, qua TGM Ngô Quang Kiệt và phong trào cầu nguyện đòi Công Lý và Sự Thực. Cần chuyển bóng thành hình. Cần tập hợp ! Vì CSVN, rất khác với Jaruzelski, ông nầy không dùn quần chúng tự phát như CSVN. Do đó, CSVN là một tập hợp của nhiều Kadhafi ghê gớm. Nên phải dùng biện pháp mạnh đối với chúng.
Ts Hồng Lĩnh
baotoquoc.com

No comments:

Post a Comment