Một chuyên gia ngoại quốc về hệ thống pháp lý của Trung Cộng đang lên tiếng thúc giục Bắc Kinh nên mở các cuộc thảo luận song phương với Hà Nội về Quần Đảo Hoàng Sa đang tranh chấp.
Quần đảo đang tranh chấp giữa Trung Cộng và Việt Nam. Trung Cộng đã sử dụng vũ lực để đánh bật quân đội Việt Nam ra khỏi Hoàng Sa vào năm 1974, và hiện nay do Trung Cộng chiếm đóng hoàn toàn.
Các đảo nhỏ thuộc Quần Đảo Hoàng Sa (Lưu ý là đa số tên các đảo này đều bằng tiếng Pháp vì Pháp đã thăm dò, đo lường chính xác và vẽ bản đồ các đảo này trong thời Đế Quốc Bảo Hộ Việt Nam từ 1859-1949 (ngày Pháp xâm lăng lần đầu và ngày độc lập của Việt Nam được chính quyền Pháp công nhận.)
Quần Đảo Hoàng Sa là một nhóm đảo san hô và những tảng đất cát lồi rõ ở ngoài khơi Trung Cộng và Việt Nam. Một số đảo chỉ vừa đủ cho một bãi đậu xe tại khu thương xá trung bình và không có đảo nào rộng hơn một phi trường lớn ở Hoa Kỳ.
Nếu hai bên giải quyết được thì có thể giúp giảm bớt các mối căng thẳng “nguy hiểm” tại Biển Đông và cũng giúp giải quyết những vụ tương tự với những nước khác cũng đòi chủ quyền một số đảo, ông cho biết như thế.
Giáo Sư Jerome Cohen, giám đốc Viện Luật Pháp Hoa Kỳ-Á Châu tại Trường Luật của Viện Đại Học New York, hôm qua có nói là ông tin rằng một lãnh tụ mới như Phó Thủ Tướng Lý Khắc Cường, theo dự liệu sẽ thay thế Thủ Tướng Ôn Gia Bảo vào Tháng Ba, 2013, có thể thấy dễ giải quyết các vấn đề này hơn là giới lãnh đạo hiện nay.
“Tất cả các quốc gia này hiện nay đều lo ngại,” ông Cohen lên tiếng trước cử tọa tại Câu Lạc Bộ Ký Giả Ngoại Quốc Hương Cảng. Trung Cộng đã phạm “một sai lầm lớn” về vấn đề Biển Đông và ắt phải muốn tỏ ra biết điều.
“Mọi phía nên bắt đầu nhượng bộ một chút và hãy thử thách phía Trung Cộng,” ông nói như vậy sau nhiều lần đề cập đến việc đề xướng mở các cuộc thảo luận về Hoàng Sa. Họ có thực sự tin vào việc giải quyết trong hòa bình hay không? Có hy vọng là họ có thể cũng thấy như vậy.”
Nhận xét về quá trình được đào tạo pháp lý của họ Lý, ông Cohen nói thêm: “Tôi nghĩ là có thể thuyết phục được ông ta. Đối với ông ta thì giải quyết vấn đề này dễ hơn nhiều so với vấn đề nhân quyền tại Trung Cộng.”
Trung Cộng muốn giải quyết song phương các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, thay vì các giải pháp đa phương theo đòi hỏi của những nước nhỏ hơn – Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai và Brunei.
Sau khi giải quyết các tranh chấp phức tạp về biên giới trên đất liền và ở Vịnh Bắc Bộ (Tonkin) với Trung Cộng, Việt Nam đã muốn mở các cuộc thảo luận về Hoàng Sa với Bắc Kinh nhưng bị bác. Trung Cộng nói rằng không có tranh chấp gì về việc họ chiếm đóng quần đảo này. Chỉ có Trung Cộng và Việt Nam đòi chủ quyền ở Hoàng Sa trong khi cả năm nước đều đòi chủ quyền tại quần đảo Trường Sa lớn hơn về phía nam. Các đòi hỏi của Đài Loan cũng giống hệt như Bắc Kinh.
Việc Trung Cộng sử dụng vũ lực để chiếm giữ quần đảo này từ chính phủ Nam Việt Nam đang suy yếu hồi năm 1974 đã để lại một chuỗi “các căng thẳng và phẫn uất”, Cohen nói thế.
Ông nói: “Lực lượng chiếm đóng không bao giờ muốn nhìn nhận là có tranh chấp – chiếm đóng là 90 phần trăm của ván cờ”.
Ông cũng nhắc đến “trường hợp tiền hậu bất nhất” khi Nhật Bản không chịu thảo luận với Trung Cộng về việc Nhật chiếm đóng Quần Đảo Diaoyu (Điếu Ngư) ở Đông Hải (East China Sea) nhưng vẫn đòi thảo luận với Hán Thành (Seoul) về các quần đảo xa hơn về phía bắc hiện đang do Nam Triều Tiên chiếm đóng.
“Tình hình nay đã đến lúc các nước phải thống nhất lời nói với hành động,” Cohen nói. “Ngày nay không ai chấp nhận được thái độ hoàn toàn mâu thuẫn nhau như vậy nữa.”
Cohen đã có nhiều hoạt động liên quan đên hệ thống pháp lý của Trung Cộng và quen biết nhiều thế hệ lãnh tụ, mặc dù ông đã thẳng thắn chỉ trích quá trình nhân quyền của nước này.
Các văn kiện Lịch Sử và Pháp Lý của quá trình trấn giữ Hoàng Sa của Việt Nam trước khi xảy ra cuộc xâm lăng của Trung Cộng vào năm 1974:
Đảo Hữu Nhật (Robert Island) thuộc Quần Đảo Hoàng Sa, được đặt tên theo tên của đội trưởng đội thủy quân Hoàng Sa là Phạm Hữu Nhật.
Ngọn hải đăng của Việt Nam trên Hoàng Sa (Paracel) trước năm 1945.
Bia chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa năm 1930.
Quân đội Pháp-Việt Nam chào cờ trên Hoàng Sa trước năm 1945.
Nguyễn Giao, nhân viên đài khí tượng Hoàng Sa, đang đo nhiệt độ và ẩm độ tại trạm khí tượng Hoàng Sa.
Quần Đảo Hoàng Sa với các cơ sở quân sự và khí tượng của Việt Nam vảo năm 1968.
Văn phòng hành chánh của Việt Nam trên Hoàng Sa trước năm 1945.
Thư Hoàng Đế Bảo Đại phê chuẩn ban thưởng cho sĩ quan trên Hoàng Sa vào năm 1939
Hoàng Đế Bảo Đại phê chuẩn ban “Nam Việt Long Bội Tinh” (Đại Nam Long Tinh Viện) cho một sĩ quan Pháp phục vụ trên Hoàng Sa vào năm 1939.
Quốc Gia Việt Nam phê chuẩn dịch vụ khí tượng tại Hoàng Sa vào năm 1955.
Chiếu Chỉ của Hoàng Đế Minh Mạng ra lệnh cho Đội Thủy Quân Hoàng Sa xây đền và trồng cây trên Hoàng Sa vào năm 1833.
Hoàng Sa/Paracel bị Trung Cộng chiếm đóng ngày nay:
Hải Quân Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa vào năm 1974.
Đảo Phú Lâm của Quần Đảo Hoàng Sa. Với sáng kiến thêm nữa thì có thể xây phi trường đủ lớn cho mục đích vận tải quân sự trên một số đảo ở đây. Nhưng cách này trông hơi giống như một con rắn nuốt ngang người cá sấu.
Quân Trung Cộng trên Hoàng Sa
Nhờ sáng kiến nên có thể xây các hải cảng giống như hồ bơi, phản lớn được các chiến hạm sử dụng và do đó những người cho xây cảng hy vọng là không bao lâu nữa thì tàu chở dầu cũng sẽ sử dụng cảng này.
No comments:
Post a Comment