Trở Về Trang chính

Tuesday, November 22, 2011

TQ xây Học Viện Khổng Tử trên thế giới

khổng tử

Trần Khải

Chính phủ Trung Quốc đã mở hàng trăm Học Viện Khổng Tử toàn cầu, nhưng không muốn các viện này bàn về đề tài tế nhị như Tây Tạng. Tại sao nhà nước Bắc Kinh không muốn ai bàn đến chuyện một phần thân thể của họ?

Bản tin Bloomberg ngày 1-11-2011 của phóng viên Daniel Golden có tựa đề đã nêu rõ: “China Funds U.S. Schools, Doesn’t Want Tibet Discussed” (Trung Quốc Tàì Trợ Các Trường Hoa Kỳ, Không Muốn Bàn Vê Tây Tạng).

Thử lấy một thí dụ để so sánh. Giả như rằng chính phủ Hà Nội bơm tiền ra hải ngoại, để giúp các học giả toàn cầu thiết lập và điều hành các Học Viện Biển Đông, nghiên cứu về văn hóa, ngôn ngữ, và biển đảo Việt Nam… thay vì ngồi soạn ra Luật Nhà Văn để xiết thêm những quyền cầm bút. Như thế sẽ là tuyệt vời biết bao nhiêu, vì sẽ vừa làm cho biên giới VN vững bền thêm, vừa đưa văn hóa Việt đi xa hơn.

Tất nhiên là không có chuyện đó. Bởi vì Hà Nội nghèo hơn Bắc Kinh, không dư tiền để rải khắp thế giới. Thứ nhì, học giả thế giới (và cả ở Mỹ) nghiên cứu về văn học Trung Hoa nhiều hơn về văn học VN. Thứ ba, tiền từ Hà Nội trao tặng các đạị học Mỹ có thể sẽ thấy bị “rút ruột” kiểu bê-tông cốt tre từ ngay ở tòa đại sứ thì lại mất thể diện nữa…

Bản tin Bloomberg kể rằng khi một tổ chức Bắc Kinh có quan hệ thân với chính phủ TQ đề nghị tặng đại học Hoa Kỳ Stanford University 4 triệu đôla để tổ chức một Học Viện Khổng Tử về ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa và lập một chức danh giáo sư môn này, nhưng đính kèm một lời cảnh giác: Giáo sư này không thể thảo luận về các đề tài nhạy cảm như Tây Tạng.

Richard Saller, Khoa Trưởng Nhân Văn và Khoa Học của Đại Học Stanford, nói, “Họ nói rằng họ không muốn bị bêu xấu.”

Đại Học Stanford từ chối, nêu cớ rằng cần tự do học thuật, và các cán bộ Trung Quốc mới lùi bước, theo lời kể của Saller. Tất nhiên, thời buổi kinh tế suy thoái, các viên chức đại học Mỹ cũng biết xử thế: trường dự định dùng tiền của TQ tài trợ để thiết lập một chức danh giáo sư về thi ca cổ điển TQ, như thế là xa hẳn các đề tài lịch sử cận đại như Tây Tạng và đủ thứ tương tự như Tân Cương và Pháp Luân Công.

TQ đang mở rộng sự hiện diện trong các khuôn viên đaị học Mỹ, quảng bá văn hóa và lịch sử TQ, và đáp ứng nhu cầu đang tăng trên toàn cầu là học Hoa Ngữ.

Hanban, môt tổ chức liên hệ tới chính phủ và nằm dưới quyền quản trị của Bộ Giáo Dục TQ, đã xài ít nhất 500 triệu đôla kể từ năm 2004 để thiết lập 350 Học Viện Khổng Tử toàn cầu và khoảng 75 học viện tại Hoa Kỳ, nhiều gấp 4 lần số học viện này ở bất kỳ nước ngoài khác.
Thời kỳ đầu chỉ để dạy tiếng Quan Thoại (Mandarin) và các nghệ thuật truyền thống như thư pháp ở các khuôn viên đaị học Mỹ, sau này các Học Viện Khổng Tử do Bắc Kinh tàì trợ mới đi vào bậc cao hơn bằng cách bơm hàng triệu đôla cho nghiên cứu, gây nỗi lo từ các viên chức đại học Mỹ rằng đây là âm mưu bịt miệng những lời chỉ trích về chính phủ TQ.

Chính nỗi lo vừa nói đã làm cho Hội Nghiên Cứu Châu Á Học (Association for Asian Studies, viết tắt AAS), một hội đoàn của các học giả quốc tế chuyên ngành về Trung Quốc với 8,000 hội viên toàn cầu, hồi tháng 3-2011 đã quyết định là hội sẽ không tìm tới và cũng không chấp nhận sự hỗ trợ cuả Hanban, chỉ vì không thấy có bức tường minh bạch ngăn cách chính phủ Trung Quốc với những quyết định về tài trợ.

Jonathan Lipman, giáo sư về lịch sử TQ tại đại học Mount Holyoke College ở South Hadley, Massachusetts, cũng đang giữ chức ủy viên trong Hội Đồng về TQ và Nội Á trong hội AAS, nói, “Bằng cách gạ bán một sản phẩm chúng ta muốn, tức là môn học Hoa Ngữ, các Học Viện Khổng Tử đã đưa chính phủ TQ vào thẳng học đường Hoa Kỳ bằng một cách rất mạnh mẽ. Cái kiểu chung thì rõ rồi. Họ có thể nói, ‘Chúng tôi cho các bạn tiền này, các bạn sẽ có chương trình học về Hoa Ngữ, và không ai sẽ nói về Tây Tạng cả. Trong thời kinh tế khủng hoảng naỳ, từ chối sẽ thấy rõ là tốn kém rồi.”

Trung Quốc đang đi theo khuôn mâũ các nước như Pháp, Đức và Anh, nước nào cũng có các tổ chức quảng bá ngôn ngữ và văn hóa của họ ở hải ngoại.

Trước giờ cũng từng có nhiều tranh luận về quà tặng trao cho các đại học Mỹ từ các nước như Đài Loan, Nam Hàn và Thổ Nhĩ Kỳ — những cuộc tranh luận thường là về tác động của quà tặng đối với quyền tự do học thuật.

Thực ra, chuyện này học giới Mỹ không xa lạ gì. Vì thời Chiến Tranh Lạnh, chính phủ Mỹ đã bảo trợ cho các thư viện, các cuộc diễn thuyết và các cuộc triển lãm văn hóa tại các nước khác, cũng như đưa ra nhiều chương trình kiểu như Peace Corps để tạo khuôn mặt thân thiện của Mỹ, và xóa bỏ các cảm xúc chống Mỹ.

Chính phủ Việt Nam có chương trình nào tương tự như thế không? Hiện nay hẳn là chưa, và tương lai gần có lẽ cũng chưa thực hiện được. Nhưng chắc chắn tương lai xa là sẽ phảỉ thực hiện (giả sử như Việt Nam chưa bị Trung Quốc xâm chiếm và đồng hóa trong thời gian gần).

Vấn đề là, trước khi thực hiện các bước đi văn hóa như thế, nhà nước Hà Nội cần phảỉ động viên toàn khối 3 triệu người Việt hải ngoại, nghĩa là phải thay đổi chế độ ở một mức có thể tương thích với tâm thức người Việt hải ngoại, và không có gì hơn bằng biện pháp cải cách chính trị. Nếu không thế, có thiết lập ra các Học Viện Biển Đông hay Học Viện Nguyễn Du kiểu như Học Viện Khổng Tử cũng sẽ không có lợi thực sự bao nhiêu.

No comments:

Post a Comment