Trở Về Trang chính

Thursday, November 17, 2011

‘TQ cần tôn trọng luật đi lại trên biển’


Úc đồng ý đón thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong những năm tới trong động thái được xem để đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.


Úc đã đồng ý đón nhận lực lượng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong những năm tới, Thủ tướng Julia Gillard công bố tại một cuộc họp báo với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Canberra.

Bà Gillard cho biết khoảng 250 lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ tới Úc vào năm tới, và rồi sẽ nâng lên 2.500 lính. Úc đã đồng ý đón nhận lực lượng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong những năm tới, Thủ tướng Julia Gillard công bố tại một cuộc họp báo với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Canberra.

Bà Gillard cho biết khoảng 250 lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ tới Úc vào năm tới, và rồi sẽ nâng lên 2.500 lính. Việc triển khai này đang được xem là động thái để đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Obama cho biết Hoa Kỳ “tăng cường cam kết của mình cho toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, không loại trừ Trung Quốc.

“Thông điệp chính mà tôi đã nói, không chỉ công khai mà là lúc nói riêng với phía Trung Quốc, là trách nhiệm nhiều hơn đi kèm với sự lớn mạnh của họ”, ông nói.

“Điều quan trọng là họ tôn trọng luật đi lại trên biển”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân đã đặt câu hỏi liệu động thái này của Hoa Kỳ có phù hợp với sự phát triển hòa bình trong khu vực hay không.

“Tăng cường và mở rộng liên minh quân sự có thể không thích hợp lắm và không vì lợi ích của các nước trong khu vực này”, ông Lưu được hãng tin AFP trích dẫn.

Trong khi đó, phóng viên BBC tại Bắc Kinh Damian Grammaticas cho hay Hoàn cầu Thời báo đã có bài xã luận bình luận rằng “nếu Australia sử dụng căn cứ quân sự của mình để giúp Mỹ gây hại cho quyền lợi của Trung Quốc, thì chính Australia sẽ bị kẹt giữa các làn đạn”.

Thiếu tướng La Viện từ Viện Khoa học quân sự thuộc Giải phóng quân Trung Quốc nói trên Hoàn cầu Thời báo rằng cả Trung Quốc và Mỹ đều không muốn gây chiến, nhưng “nếu như các quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc như chủ quyền, an ninh quốc gia và đoàn kết dân tộc bị xâm hại thì xung đột vũ trang là điều không thể tránh khỏi”.

Tổng thống Hoa Kỳ đã bay tới Canberra sau khi họp Hội nghị Apec ở Honolulu.

Chuyến thăm được thực hiện vào lúc hai nước kỷ niệm liên minh an ninh tròn 60 năm.

Chuyển trọng tâm

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đến Úc hôm thứ Tư ngày 16/11 trong một chuyến thăm dự kiến sẽ tập trung vào việc mở rộng hợp tác quân sự giữa hai nước với một thông điệp rõ ràng rằng Washington muốn bảo vệ các lợi ích của mình và đồng minh ở khu vực.

Hoa Kỳ hiện đang trong giai đoạn chuyển hướng các chính sách an ninh khỏi Iraq và Afghanistan đến khu vực châu Á.

Ông đã có các cuộc hội đàm với thủ tướng nước chủ nhà Julia Gillard sau khi đặt chân đến thủ đô Canberra. Sau đó ông sẽ có một bài diễn văn trước Quốc hội Úc vào thứ Năm 17/11 trước khi đến thăm một căn cứ quân sự ở Darwin.

Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ được điều động sơ bộ ở con số 250

Trong bài diễn văn quan trọṇg này, Tổng thống Obama sẽ trình bày các kế hoạch tăng cường sự can dự của Mỹ vào khu vực.

Ở Darwin, ông Obama dự kiến sẽ loan báo triển khai lính thủy đánh bộ của Mỹ đến một căn cứ quân sự gần đó.

Thủ tướng Gillard cho biết, khoảng 250 lính thủy đánh bộ sẽ được triển khai trên cơ sở luân phiên ở miền bắc nước Úc vào năm tới.

Giới phân tích cho biết việc triển khai lực lược thủy quân lục chiến theo kế hoạch là qui mô nhất ở Úc kể từ Thế chiến II.

Ông Obama cho biết việc triển khai sẽ tạo điều kiện cho Hoa Kỳ “đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tác trong khu vực” về đào tạo, tập trận và “hình thái an ninh”.

Bà Gillard nhấn mạnh rằng việc củng cố liên minh Mỹ-Úc không phải là mối đe dọa đối với Trung Quốc, vốn là đối tác thương mại lớn nhất của Úc do nhu cầu tài nguyên khổng lồ để phục vụ cho sự phát triển của họ.

“Tôi nghĩ là trong khu vực ngày càng lớn mạnh này của thế giới chúng ta thật sự có thể xây dựng mối quan hệ đồng minh với Mỹ và có các mối quan hệ hữu nghị sâu sắc ở khu vực, kể cả với Trung Quốc,” bà nói.

Quân đội Mỹ và Úc đã chiến đấu cùng nhau trong Thế chiến thứ 2 và trong các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam, Iraq và Afghanistan.

Source: BBC

No comments:

Post a Comment