Lãnh đạo Nga đang đứng ngồi không yên trước việc tàu chiến Mỹ xuất hiện ngày càng nhiều tại các vùng biển thuộc lợi ích của Nga và hình thành thế bao vây nước này.
Tàu chiến Mỹ đang tiến gần nước Nga |
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trên đường trờ về từ Hawai nói với phóng viên Itar-Tass rằng Wasington không loại trừ khả năng sẽ triển khai các tàu chiến hạng nặng với các hệ thống chống tên lửa hiện đại tới các vùng biển tiếp giáp với nước Nga.
"Trong các cuộc gặp song phương trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh APEC vừa diễn tại Hawai, người Mỹ thừa nhận họ không loại trừ khả năng triển khai các tàu chiến với các hệ thống chống tên lửa hiện đại không chỉ ở Địa Trung Hải, mà còn ở Biển Đen, Biển Barents, Bắc Hải, khu vực Biển Baltic", - Ngoại trưởng Nga Lavrov cho biết.
“Chúng ta đang ở trong tình trạng bị bao vây tứ phía mà không có lối thoát”, Ngoại trưởng Nga nói về các kế hoạch triển khai toàn diện hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Ông nói tiếp: “Trên thực tế kế hoạch nói trên đang được triển khai, các thỏa thuận về việc xây dựng các cơ sở quân sự và các hệ thống radar trên mặt đất cũng như các căn cứ đánh chặn trên biển đang được ký kết. Người ta tuyên bố rằng sẽ không có bất kỳ hạn chế nào cho hệ thống này”.
“Khi được chất vấn rằng tại sao lại triển khai hệ thống AMD ở khu vực phía Bắc? Họ (phía Mỹ) trả lời rằng: cần phải như vậy. Chúng tôi đưa ra lập luận rằng Iran không có khả năng và cơ sở để bắn bất kỳ loại tên lửa nào lên khu vực phía bắc, họ nói – "Good", chúng tôi cần phải lường trước mọi tình huống sau này. Cuối cùng, chúng tôi khẳng lại lập trường của mình, thì họ nói: “Không cần phải lo lắng vì chúng không nhằm chống lại Moscow”, Ngoại trưởng Nga phát biểu trong tâm trạng đầy bức xúc.
Ông nói thêm: “Chúng ta không thể làm gì hơn được vì đây là kế hoạch đơn phương của phía Mỹ và sẽ triển khai tại các nước thành viên NATO luôn tuân theo sự sắp đặt của Mỹ. Trong cuộc gặp song phương với Tổng thống Obama, Tổng thống Nga D. Medvedev nhấn mạnh rằng Moscow muốn nhận được một sự đảm bảo rõ ràng trên giấy chứ không phải là những phát ngôn.
Trong khi đó, khi trả lời phỏng vấn của tờ Pravda chuyên gia quân sự Pavel Zolotarev, Phó giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ và Canada lại đưa ra một cách nhìn khác về vấn đề này.
Ông Zolotarev cho biết: "Một số chính trị gia Nga thường chỉ có thể ca thán mối quan hệ căng thẳng với phương Tây bằng những tuyên bố như vậy. Nhưng trên thực tế sự xuất hiện của những chiếc tàu chiến đó chưa hẳn đã có thể gây ra mối đe dọa thực sự đối với an ninh chiến lược của Nga.
Thứ nhất, họ (Mỹ và NATO) nếu muốn có được hệ thống phòng thủ tên lửa đầy đủ và có khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga (ICBM), cũng không thể sớm hơn trước năm 2020.
Bây giờ hệ thống của họ chỉ có thể phá hủy tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, trong khi đó, từ lâu Nga đã loại bỏ chúng theo các hiệp định cắt giảm vũ khí hạt nhân trước đây với Hoa Kỳ.
Thứ hai, ngay cả trong những hoàn cảnh như vậy, việc đánh chặn thành công ICBM của Nga cũng sẽ rất hạn chế, bởi vì chúng được trang bị các yếu tố ưu việt nhất để vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Và thực tế là người Mỹ làm điều đó là hoàn toàn bình thường. Những hành động như vậy là khá phù hợp với kế hoạch nhằm bảo vệ mình trước tất cả các bất ngờ có thể xảy ra. Đặc biệt là sự xuất hiện không lường trước của một ICBM bất kỳ mà có thể là kết quả của lỗi kỹ thuật hoặc lỗi điều khiển của con người.
No comments:
Post a Comment