Trở Về Trang chính

Wednesday, November 23, 2011

Làm thế nào để thành một Đại Cường Quốc


Fareed Zakaria, Times số ngày 28 tháng 11, 2011-Trần Bích Đăng dịch
Trung Quốc đã hưởng Hòa Bình, ổn định và tự do thương mại. Họ cũng phải góp phần để tạo ra những điều đó.
Minh họa của Oliver Munday cho TIME
Chiến dịch vận động sơ bộ [cho cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ sắp tới] của đảng Cộng Hòa không thấy họ chú ý về những bàn cải về chính sách ngoại giao. Nhưng một số tuyên bố đã làm nổi bật Trung Quốc của Mitt Romney [ứng cử viên TT]. Trong nhiều buỗi thuyết trình, trong câu trả lời và trong những bài bình luận, Romney đã lấy một thế đứng mạnh bạo, buộc tội Bắc Kinh đã gian lận “gần như tất cả mọi chuyện” trong quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ và đã hứa sẽ ghi dấu nó với việc thao túng ngoại hối ngay ngày đầu tiên làm Tổng Thống. “Nếu bạn không muốn đứng lên đối diện với Trung Quốc, bạn sẽ bị thống trị bởi Trung Quốc,” ông phát biểu trong một buổi thảo luận vào tháng Mười. Thế đứng của Romney là quan trọng vì ông này đã phá vỡ một chính sách từ 40 năm nay của đảng Cộng Hòa về ngoại giao.
Ngay cả từ khi [Tổng Thống] Richard Nixon và Henri Kissinger mở cửa và đảng Cộng Hòa là đảng đã cam kết với Trung Quốc. Đảng Dân Chủ thường vận động dựa trên một cương lĩnh khó khăn hơn. Vì sao Romney – một người Cộng Hòa hòa hoãn đã có những cố gắng hết sức để không làm kinh động báo chí trong đợt vận động sơ bộ này – lại đổi giọng sắc nhọn như thế? Câu trả lời là nằm trong các kết quả điều tra dư luận. Một trong những hậu quả của cuộc Đại Khủng Hoảng lần này là công chúng Hoa Kỳ đã có ác cảm không dè dặt nhìn Trung Quốc như kẻ ăn cắp việc làm và là một đe dọa cho kinh tế [Hoa Kỳ]. Trong một cuộc điều tra dư luận gần đây của Trung Tâm Nghiên cứu Pew đã khám phá rằng có hơn một nửa dân Mỹ nhìn sự nổi dậy của Trung Quốc là một điều xấu cho Hoa Kỳ. Sự thay đổi của Romney đã phản ánh sự kiện là ngay cả giới kinh doanh – yếu tố chính yếu trong quan hê tốt với Trung Quốc – cũng đã thay đổi cách nhìn của họ. Trong khi Bắc Kinh áp dụng những chính sách nhằm ưu đãi cho các công ty Trung Quốc so với các công ty nước ngoài và từ chối truy phạt các vụ ăn cắp ngày càng tăng các sản phẩm trí tuệ, giới kinh doanh ở Mỹ bớt đam mê và nhiều lo ngại.
Không phải chỉ có dân Mỹ quan tâm. Ở Châu Phi, nơi mà Bắc Kinh có một kỳ vọng, những đầu tư và viện trợ rất tốn phí để đổi khoáng sản và năng lượng, Trung Quốc đã nổi lên như một vấn đề hết sức quan trong về chính sách ngoại giao. Trong kỳ vận động bầu cử Tổng Thống gần đây ở Zambia, chỉ có ít thảo luận về Mỹ, các nước phương Tây hay chủ nghĩa Tân Thực Dân, nhưng một ứng viên là Michael Sata đã tranh luận rằng chính phủ Zambia đã bán đứng các quyền lợi kinh tế của đất nước cho Bắc Kinh. Vấn đề được nắm bắt và không ai cần hỏi lại: xuất khảu chính của Zambia là đồng, và những công ty thuộc chính phủ Trung Quốc đã mua rất nhiều đồng. (Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến nỗi ngay sau khi đắc cử [Tổng Thống], Sata đã nhanh chóng làm hòa với Bắc Kinh, tổ chức ngay một bữa tiệc mời các nhà đầu tư Trung Quốc vào tháng Mười và hứa sẽ quan hệ tốt).
Suốt Á Châu, mọi động thái của Trung Quốc đều được chú ý theo dõi rất sát. Năm 2010, khi Trung Quốc khẳng định chủ quyền của họ trên biển và trên đảo ở vùng biển Nam Trung Quốc [Việt Nam gọi là Biển Đông, Philippines gọi là Biển Tây Philippines], họ đã gây lo ngại cho các nước lân bang từ Nhật đến Hàn Quốc đến Việt Nam. Năm nay, Bắc Kinh tỏ vẻ ngoại giao hơn nhưng căng thẳng vẫn còn đó. Tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương [APEC] họp ngày 12 và 13 tháng Mười Một vừa qua, nhiều lãnh đạo đã đồng ý với Thủ Tướng Singapore khi ông nói Hoa Kỳ được chào đón đến với khu vực và sự hiện diện của Hoa Kỳ là “chuyện tốt”. Ngày 16 tháng Mười Một Hoa Kỳ tuyên bố thiết lập lần đầu tiên một hiện diện quân sự chính thức ở Úc Châu – một căn cứ đầy đủ mọi thứ trừ cái tên [chưa đặt].
Chính quyền Obama nay âm thầm trở lại dấn thân vào khu vực Châu Á, đảo ngược lại việc cắt giảm quân số thời chính quyền Bush lúc ấy tập trung nhiều vào Iraq và khu vực Trung Đông. Các nhà ngoại giao Á Châu thường hay phàn nàn rằng sự tham gia của Mỹ vào các diễn đàn khu vực là chỉ ở mức độ quá thấp. Việc Obama có mặt ở APEC lần này đã làm một thay đổi cho cách tiếp cận đó.
Có thể Trung Quốc đã chắc chắn nhìn chuyện ấy như khởi đầu của một chính sách ngăn chận. Không phải vậy. Nhưng giới cầm quyền Trung Quốc phải phản ánh được những thay đổi về thái độ [của nước khác] đối với đất nước của họ, từ giới kinh doanh Mỹ cho đến người nông dân ở Phi Châu cho đến nhà ngoại giao Úc. Mọi người đã tỉnh thức trước tác động khổng lồ của Trung Quốc trên thế giới và điều đó dẫn đến việc vạch xem kỹ lưỡng những gì Trung Quốc làm – hay không làm. Bắc Kinh đã đứng vào một vị thế với nhiều tiêu chuẩn [xử thế] cao hơn, tiêu chuẩn của một đại cường quốc. Đây là cách mà Thế Giới đã nhìn về Hoa Kỳ trong nhiều thập niên nay. Chào mừng [Trung Quốc] vào câu lạc bộ [các đại cường].
Điều đáng lo ngại là dường như Trung Quốc vẫn bằng lòng trong lối cư xử hẹp hòi và chỉ dành riêng duy nhất cho lợi ích của họ, không hề quan tâm đến việc giúp đỡ giữ gìn các luật chơi quốc tế. Họ vui sướng hưởng Hòa Binh, ổn định và tự do mậu dịch trong khi làm rất ít để đóng góp những điều tốt lành công cộng đó. Khi họ tìm cách đặt kế hoạch kiếm lợi, những hành động của họ lại càng đáng lo ngại hơn. Dự tính trao giải Hòa Binh Khổng Tử, một bản sao của giải Hòa Bình Nobel, cho [Thủ Tướng Nga] Vladimir Putin ngày 13 tháng 12 [tới đây] liệu Bắc Kinh có nghiêm chỉnh tin rằng việc đó sẽ giúp cho hình ảnh của họ tốt hơn?
Ở Hoa Kỳ, chúng ta thường nghe những lời kêu gọi Washington phải đưa ra một chính sách mới đối với Trung Quốc. Không hồ nghi gì là chúng ta có thể làm tốt hơn, nhưng đất nước thực sự đang cần một chính sách Trung Quốc mới chính là [bản thân] Trung Quốc. Bắc Kinh cần phải hiểu rõ vị thế mới của họ trên thế giới và phải hành xử tương xứng với tầm cường quốc của họ. Nếu không, tuyên bố của Romney chỉ là đợt thứ nhất trong nhiều lần khác, và chúng có thể đến từ những nơi rất xa ngoài Hoa Kỳ.
F. Z.
Trần Bích Đăng dịch.

No comments:

Post a Comment