Trở Về Trang chính

Tuesday, September 13, 2011

VN Tính Kiện Trung Quốc Để Lấy Lại Tên ‘Buôn Ma Thuột Coffee’

TQ vét gạo VN giá cao, để VN bỏ các nước khác, tự mất thị trường cũ

HANOI/BEIJING (VietBao) --Chính phủ Trung Quốc không chỉ đánh chiếm Trường Sa và Hoàng Sa, mà cũng đánh chiếm những gì tuyệt hảo của nền kinh tế VN.
Nhiều độc chiêu liên tục đưa ra từ Bắc Kinh để đánh cho các ngành kinh doanh Việt Nam kiệt sức.
Trong đó, mới nhất là tình hình “Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột có nguy cơ bị mất”, theo báo Công An hôm Thứ hai 12-9-2011.
Và đặc biệt là cuộc khảo sát đăng trên báo Sài Gòn Tiếp thị, cho biết “Doanh nghiệp Việt Nam yếu thế khi làm ăn với Trung Quốc.” Trong đó, TQ mua gạo VN giá cao để làm thị trường gạo VN chuyển từ nước khác sang thị trường TQ, và do vậy sẽ lệ thuộc thị trườøng TQ, mất khách hàng truyền thống.
Báo Công An nói rằng:
“Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vừa được Công ty Bross & Partners (một công ty luật của Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và đại diện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ) phát hiện đăng kí bảo hộ độc quyền 10 năm tại Trung Quốc.
Nếu không đòi lại thương hiệu này, việc xuất khẩu cà phê nước ta sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột sẽ rơi vào tay doanh nghiệp Trung Quốc.”
Tình hình này được báo Công An mô tả là Cà phê Buôn Ma Thuột từ VN sẽ không xuất khẩu đi đâu được hết, vì nhãn hiệu này trở thành độc quyền của công ty TQ rồi.
Vậy, không lẽ cà phê Buôn Ma Thuột chính gốc VN phải đổi tên thành cà phê Ba Đình, hau cà phê Pắc Bó để xuất khẩu cho khỏi bị trùng tên với cà phê hãng TQ?
Báo Công An viết rằng, theo công văn của Công ty Bross & Partners vừa gửi Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, nhãn hiệu cà phê “BUON MA THUOT và chữ Hán” được một doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đăng ký bảo hộ và được cấp chứng nhận bảo hộ 10 năm (kể từ ngày 14/11/2010) cho nhóm sản phẩm 30 – nhóm có chứa cà phê. Sau đó, doanh nghiệp này tiếp tục đăng ký và được bảo hộ logo “BUON MA THUOT COFFE – 1896″ tại Trung Quốc từ ngày 14/6/2011.
Luật sư Lê Quang Vinh, Giám đốc Bộ phận Sở hữu trí tuệ Công ty Bross & Partners, nhận định: “Việc làm này của doanh nghiệp Trung Quốc đã làm thế giới hiểu nhầm về nguồn gốc địa lý cà phê Buôn Ma Thuột, đang được bảo hộ tại Việt Nam theo đăng bạ quốc gia số 00004. Nếu không ngăn chặn kịp thời, chủ sở hữu nhãn hiệu BUON MA THUOT nói trên có thể sử dụng quyền độc quyền của mình để ngăn chặn việc xuất khẩu cà phê Buôn Ma Thuột vào lãnh thổ Trung Quốc”.
Còn ông Trương Quang Trình, Chánh Văn phòng Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, cho rằng: Nhãn hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột bị đăng kí bảo hộ độc quyền tại Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến việc xuất khẩu cà phê Buôn Ma Thuột vào Trung Quốc mà còn vào nhiều nước trên thế giới. Mặc dù thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ cấp chứng nhận bảo hộ quốc gia Chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân robusta vào năm 2005, nhưng hiện nay nó chưa được đăng kí nhãn hiệu hàng hóa cho các nước xuất khẩu và tiêu thụ cà phê trên thế giới. Một khi doanh nghiệp Trung Quốc đăng kí nhãn hiệu này ra các nước trên thế giới, chúng ta cũng không thể xuất khẩu cà phê Buôn Ma Thuột đến những nước đó.
Một giải pháp đang được UBND tỉnh Đắk Lắk bàn tới là sẽ kiện ra tòa quốc tế để đòi lại tên “Buon Ma Thuot Coffee.”
Trong khi đó, báo Sài Gòn Tiếp Thị cho thấy TQ đang có nhiều độc chiếu gây rối loạn kinh tế VN. Bản tin viết:
“…Hiện nay các nước Asean – 6 (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) và Trung Quốc cùng tăng thị phần quốc tế trong các ngành như cao su, nhựa, máy móc thiết bị, động cơ, thiết bị vận tải, kim loại, nhưng nhịp độ gia tăng thị phần của Trung Quốc mạnh hơn hẳn Asean – 6. Về cân bằng thương mại, so với các nước khác thì Asean – 6 thua thiệt hơn trong quan hệ với Trung Quốc, riêng với Việt Nam sự thua thiệt này đặc biệt nghiêm trọng và xu thế xấu đi.
Ông Phạm Quang Diệu, người chủ trì bản tin AgroMonitor nêu dẫn chứng: việc Trung Quốc thu mua gạo của Việt Nam với mức giá cao hơn Đài Loan, Philippines, Angola… cũng như việc các nhà xuất khẩu gạo trong nước làm ăn với Trung Quốc từ bốn doanh nghiệp đã tăng lên 36 doanh nghiệp… đang cho thấy sự đe doạ phá vỡ cấu trúc thị trường thu mua nguyên liệu. Cụ thể, hạt gạo từ nhà nông dân, được thương lái thu gom, thay vì đưa về các doanh nghiệp rồi đưa ra bán ở thị trường tiêu thụ nội địa hay quốc tế, thì lại đi thẳng sang Trung Quốc. Như vậy nguồn cung cho nội địa có thể bị ảnh hưởng, nguyên nhân là trên sàn kinh doanh quốc tế, dẫn đến Việt Nam có thể bị mất nhiều khách hàng…”

No comments:

Post a Comment