Trở Về Trang chính

Wednesday, September 7, 2011

Tại sao Trung Quốc không thể trở thành một siêu cường?

Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc

Ngày 17-6-2011, một cuộc tranh luận được tổ chức tại Toronto Canada, trong đó, TS Henry Kissinger đã nhấn mạnh là Trung Quốc không thể trở thành một siêu cường quốc hùng mạnh được.
Trong bài viết nầy, Trúc Giang tôi xin trình bày ý đồ bành trướng bá quyền của Bắc Kinh thông qua sự tăng cường khả năng của Hải quân, để thực hiện chiến lược Biển Xanh (Lam sắc quốc thổ chiến lược) của đảng CSTQ.
1* Ý đồ bành trướng
Trong những năm gần đây, Trung Quốc thực hiện chương trình hiện đại hoá quân đội với quân số 2.3 triệu người, bằng cách liên tục gia tăng ngân sách quốc phòng, đã làm cho các nước trong khu vực lo ngại. Chi tiêu quân sự năm 2011 gia tăng 12.7%, lên tới 601.1% tỷ nhân dân tệ (91.5 tỷ USD) so với năm 2010 là 532.1 tỷ Nd tệ.
Phát ngôn viên QH/TQ là Lý Triệu Tỉnh nói rằng, “Chi tiêu quốc phòng của TQ tương đối thấp so với tiêu chuẩn thế giới, còn nhỏ hơn nhiều so với Hoa Kỳ, là 553 tỷ USD của năm 2010. TQ không đặt ra mối đe dọa cho bất cứ ai, hoàn toàn vì hòa bình”.
Nhiều nhà quan sát cho rằng con số thật sự cao hơn nhiều, do tính thiếu minh bạch tài chánh của TQ.
TQ đang phát triển phi cơ tàng hình thế hệ 5 là chiếc J-20, cùng với kế hoạch đóng tàu sân bay của nước nầy là chiếc Thi Lang (Varyag). Ông Yukio Edano, một bộ trưởng Nhật cho biết “Việc TQ hiện đại hóa và gia tăng họat động quân sự bên cạnh việc thiếu minh bạch tài chánh là vấn đề đáng quan tâm”.
Tờ New York Times nói thẳng rằng, “việc gia tăng ngân sách quốc phòng của TQ làm cho các nước chung quanh đứng ngồi không yên, nên cũng phải lo tăng cường khả năng quân sự, tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang từ Ấn Độ, VN, Philippines, Nhật, Nam Hàn…
Tờ India Times của Ấn Độ cho rằng hồi tháng 1 năm 2011 vừa qua, Bộ trưởng QP/HK Robert Gates đến thăm Bắc Kinh, thì TQ đưa phi cơ J-20 ra thử nghiệm, hy vọng cạnh tranh với chiếc F-22 Raptor của HK. TQ hiện đại hóa các loại phi cơ SU-30 và SU-27 đang có, bằng cách thiết lập hệ thống tiếp dầu trên không và lập hệ thống cảnh báo sớm cho những loại máy bay đó.
Về Hải quân, tờ India Times cho biết Hồ Cẩm Đào đã đặt HQ vào ưu tiên hàng đầu trong chương trình hiện đại hóa QĐ/TQ. Đã nâng cấp các khu trục hạm và tuần dương hạm, cũng như các chiến thuyền công kích.
Việc TQ đưa ra đòi hỏi chủ quyền trên một vùng biển rộng lớn gồm các đảo ở vùng biển Đông và phía Nam, làm cho các quốc gia Đông Nam Á tức giận. Chủ quyền trên các vùng biển đó rất quan trọng đối với TQ, không những chỉ ở các mỏ dầu khí và tài nguyên biển, mà quan trọng nhất là cửa ngỏ ra vào huyết mạch để xuất cảng và nhập cảng hàng hóa và nguyên vật liệu, năng lượng từ các quốc gia bên ngoài. Nếu cửa ngỏ đó bị ngăn chận trong việc bao vâu kinh tế, thì TQ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Việc TQ tuyên bố chủ quyền trên các vùng biển là một bước trong tiến trình xây mộng bá chủ toàn cầu. Phát triển kinh tế để phát triển quân sự, khi nào đủ mạnh thì ra tay.
Hồi tháng 1 năm 2011, khi viếng thăm Hoa Kỳ, Hồ Cẩm Đào không dấu ý đồ đó, khi tuyên bố, “Việc đồng đô la ngự trị thị trường thế giới thuộc về quá khứ và trong tương lai, đồng nhân dân tệ sẽ thay thế vị trí đó”. Tham vọng của Bắc Kinh một phần do cái mặc cảm bị các cường quốc vào xâu xé TQ và sĩ nhục người Tàu trong thế kỷ trước, họ không quên, tại một công viên có treo tấm bảng “Cấm chó và người Tàu”.
Sức mạnh của TQ cũng còn có mục đích bảo vệ người Tàu đang sinh sống trên khắp thế giới, từ châu Á, đến châu Phi, Nam Mỹ và Trung Đông. Gần đây, TQ đưa chiến hạm đến đón 32,000 dân từ Libya về nước.
Ý đồ bành trướng không thể che dấu được ai, khi TQ gây sự, tấn công chiếm biển và đảo một cách ngang ngược, vô lý đối với các nước nhỏ trong vùng.
1.1. Chiến lược xâu chuổi ngọc trai.(The String of Pearls)
Trung Quốc muốn tạo một vành đai chiến lược, bắt đầu từ đảo Hải Nam, tiến xuống đảo Phú Lâm (Woody Island) ở Hoàng Sa, xuống một số đảo của Trường Sa, xuống kinh đào Kra, ôm lấy Miến Điện, vào Ấn Độ Dương và dừng lại ở Karachi, Pakistan. Vòng đai trên biển nầy giống như xâu chuỗi ngọc trai, mục đích khống chế Biển Đông trong đó có vùng lưỡi bò chiếm 80% vùng biển ngoài khơi VN, và một phần của Ấn Độ Dương.
Hồi đầu tháng 6 năm 2011, một giàn khoan khổng lồ hoạt động khai thác dầu khí ở độ sâu 3,000 mét được giao cho tập đoàn Dầu khí CNOOC (China National Offshore Oil Corp.) thực hiện, với phương châm xí phần, “ai đến trước thì được trước” và đặt vào trường hợp “sự việc đã rồi”, của kẻ mạnh.
1.2. Chiến lược Biển Xanh.
Chiến lược biển xanh (Lam sắc quốc thổ chiến lược), lãnh thổ màu xanh là tên gọi vùng biển có diện tích 300 triệu km2 mà TQ tuyên bố là có chủ quyền. Vươn ra biển xanh bằng một lực lượng quân sự của một cường quốc trên mặt biển, là chủ trương của TQ. Trên thực tế, trong diện tích 300 triệu km2, có những vùng biển của Nam Hàn, Nhật, Việt Nam và 3 nước Malaysia, Philippines và Brunei.
Mục đích giành vùng biển là muốn đạt được mức thu hoạch, từ 277 tỷ USD lên tới 3,080 tỷ USD từ hải dương. Để thực hiện ý đồ đó, TQ tuyên bố chủ quyền gây ra tranh chấp, và tăng cường lực lượng HQ, bao gồm tàu ngầm, tàu chiến, phi cơ, và dân sự hoá các tàu HQ để ngụy trang.
Thực hiện TSB Thi Lang cũng nằm trong chiến lược bành trướng bá quyền của TQ trên biển.
2* Hiện đại hóa Hải quân
Tờ India Times nêu nhận xét, Hồ Cẩm Đào đã đặt HQ vào ưu tiên hàng đầu của chương trình hiện đại hóa quân đội TQ. Đã nâng cấp các chiến hạm, kế hoạch hạ thủy chiếc tàu sân bay (TSB) sớm hơn dự định. Đồng thời cũng có kế hoạch mua 2 TSB tầm trung 60,000 tấn thuộc lớp Đô đốc Kuznetsov của Nga, cùng lớp với tàu hiện có là Thi Lang (Varyag), mỗi chiếc giá 2 tỷ USD. Ngoài ra, TQ đang xây căn cứ tàu ngầm nguyên tử, có khả năng phóng hỏa tiễn đạn đạo (Ballistic Missile) ở đảo Hải Nam. Đã tổ chức Cục Quản Lý Biên Phòng trực thuộc bộ Công An, trở thành một lực lượng tinh nhuệ, trang bị kỹ thuật và vũ khí hiện đại để tuần tra và quản lý mặt biển. Cục QLBP gồm 5 cơ quan, được xem là 5 con rồng trên biển: cục Cảnh Sát Biển, cơ quan An Ninh Hàng Hải, cơ quan Ngư Chính, Tổng cục Hải Quan, và cơ qua Hải Dương, với 40,000 quân và hơn 304 tàu bè lớn nhỏ.
Tàu chiến TQ mang tên các triều đại phong kiến hùng mạnh như Tần, Tấn, Hán, Minh đến Thanh, nhắc lại thời kỳ đế chế hung hăng của nước Tàu.
TQ hiện có 1,400 hỏa tiễn nhắm vào Đài Loan, thêm vào đó, Binh Đoàn Tên Lửa số 2 của TQ có từ 100 đến 400 đầu đạn hạt nhân sẵn sàng tác chiến, nhưng TQ cam kết sẽ không xử dụng trước.
3* Tàu sân bay Thi Lang (Varyag)
Ngày 9-4-2011, Tân Hoa Xã đưa ra những hình ảnh về một tàu sân bay (TSB) gần như được hòan thành và dự định sẽ cho hạ thủy vào đầu tháng 7 năm 2011. Những hình ảnh kèm theo chú thích “Con tàu chiến khổng lồ gần ra mắt, thực hiện giấc mơ tàu sân bay 70 năm của Trung Quốc”. Đó là chiếc Varyag.
3.1. Những bí ẩn chung quanh chiếc Varyag
Chiếc TSB Nga có trọng tải 67,000 tấn mà công ty Agencia Turistica&Diversoes Chong Lot mua lại của Ukraina, với ý định biến nó thành sòng bạc và nhà hàng nổi, phục vụ cho khách hàng Macau.
Có 2 điều làm cho các quan sát viên thắc mắc trong việc mua bán nầy. Trước hết, công ty Agencia không có giấy phép kinh doanh sòng bạc. Kế đến, tiền mua được cho biết là 20 triệu USD, một số tiền quá nhỏ so với số tiền 361 triệu USD mà TQ phải trả cho Thổ Nhỉ Kỳ để được đi qua eo biển Bosphorus, ngăn cách châu Âu và châu Á ở Thổ Nhỉ Kỳ.
Chiếc Varyag chỉ là cái vỏ tàu, không có máy móc, không có hệ thống thiết kế thuộc thế hệ mới của Liên Xô. Mọi chú ý khơi dậy mạnh mẽ khi chiếc tàu, thay vì cập bến Macau, thì nó lại hướng về Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, nơi đó có nhà máy đóng tàu lớn nhất TQ thời đó.
Câu hỏi được đặt ra là, nó sẽ trở thành một sòng bạc nổi hay là một TSB hiện đại? Câu hỏi nầy được phái đoàn Nhật đặt ra cho Thổ Nhỉ Kỳ đúng vào lúc TQ thương lượng với Thổ Nhỉ Kỳ để cho chiếc tàu được kéo qua eo biển Bosphorus.
Công ty Agencia thuê tàu kéo chiếc Varyag dài 300 mét đến thủ đô Ankara của Thổ Nhỉ Kỳ thì bị kẹt lại. Thổ Nhỉ Kỳ đưa ra chi phí rất lớn để cho chiếc tàu được kéo qua eo biển Bosphorus. Lý do đưa ra số tiền cao là do các chính khách Thổ Nhỉ Kỳ, lo ngại TQ sẽ phát triển nó thành TSB, như câu hỏi mà Nhật đã nêu ra. Nhật cho rằng TQ sẽ nghiên cứu chiếc Varyag để chế tạo TSB, nhưng TQ lập tức bác bỏ, cho đó là phi lý. TQ còn tố cáo là Hoa Kỳ đứng sau lưng vụ làm khó dễ nầy. Tuy nhiên, TQ vẫn theo đuổi đàm phán với Thổ Nhỉ Kỳ, cho mãi đến tháng 10 năm 2001, sau 15 tháng, Thổ Nhỉ Kỳ mới chấp nhận cho TQ kéo chiếc Varyag với chi phí là 361 triệu USD.
3.2. Lịch trình chế tạo chiếc Varyag
Năm 1980, Liên Xô khởi sự đóng tàu, đến năm 1992, hoàn thành được 70% thì phải hoãn lại. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraina thừa hưởng chiếc tàu và bỏ phế nhiều năm. Năm 2001, bán cho TQ, chỉ là cái xác tàu han rỉ, không động cơ, không bánh lái, không có hệ thống điện tử và vũ khí, các thiết bị hiện đại đều bị tháo gở.
Năm 2005, tàu từng bước được chế tạo, vào thời điểm nầy, TQ chưa có phi cơ chiến đấu trang bị cho TSB. Theo báo chí, TQ chú ý đến loại phi cơ SU-33, và tin đồn là TQ đặt mua 50 chiếc cho TSB nầy.
Năm 2008, chiếc Varyag được dùng để nghiên cứu và huấn luyện cho thủy thủ và phi công tập dượt bay lên, đáp xuống.
3.3. Những chi tiết về chiếc Thi Lang (Varyag)
Thi Lang là tên của đô đốc thời nhà Minh, đầu hàng nhà Mãn Thanh, giúp chinh phục Đài Loan năm 1681. Varyag thuộc lớp TSB Đô đốc Kuznetsov, do hảng Nam Nicolayev của Liên Xô đóng. Lớp nầy thuộc loại trung, lai tuần dương hạm.
Theo Military-heat.com thì:
Tàu dài 300m, rộng 73m, trọng tải 67,000 tấn. Vận tốc 59 km/giờ. Hải trình tối đa là 7,130 km. Thủy thủ đoàn 1,960 người. Chứa 50 phi cơ (26 chiến đấu cơ và 24 trực thăng)
Vũ khí trang bị
AK-630, hệ thống hỏa tiễn phòng không (SAM), hỏa tiễn hành trình (Cruise missile), hỏa tiễn chống chiến hạm P-700 Granite và hệ thống Rocket. (Rocket chỉ mang đầu nổ chớ không có gắn bộ phận điện tử điều khiển, giống như đạn đại bác vậy)
TSB nầy có 2 đường băng chéo so với boong tàu, dài 180m và 160m. Cái khuyết điểm của TSB nầy là 2 phi cơ không thể cất cánh cùng một lúc được.
3.4. Những nhận xét về tàu sân bay Thi Lang
3.4.1. Biểu tượng là chính
Biểu tượng là mang ý nghĩa hiều hơn thực chất.
Ngày 12-4-2011, hảng tin AP loan tin, trong buổi điều trần trước Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện, Đô đốc Robert Willard, Chỉ huy Hạm Đội Thái Bình Dương đánh giá, việc TQ triển khai TSB sẽ dẫn đến việc thay đổi đáng kể về việc cân bằng lực lượng trong khu vực, tuy nhiên, nó chỉ mang tính biểu tượng về sự gia tăng sức mạnh của TQ. Ông cho rằng, Bắc Kinh phải mất một thời gian dài để huấn luyện, diễn tập, phát triển, thì con tàu mới đi vào hoạt động chính thức được.
· Tổng Biên tập Chang của Tạp chí Kanwa
Ông Chang cho rằng, “Sau khi chạy thử trên biển, tàu Thi Lang phải cần ít nhất 8 năm để kiểm tra radar, các loại vũ khí, trong đó có chiến đấu cơ J-15”
· Chuyên gia John Pike của của trang Web phân tích quân sự Global Security.org, nêu những nhận xét rằng, “Chỉ một TSB không tạo ra được ảnh hưởng lớn, nhiều nước khác như Thái Lan, Brazil cũng có một TSB, nhưng không tạo được điều gì khác biệt”.
· Chuyên gia Oliver Brauner, tại Viện Nghiên cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm cho rằng, sự xuất hiện của TSB/TQ sẽ không làm thay đổi cán cân quân sự ở Đài Loan.
· Một chuyên gia nghiên cứu HQ Trung Quốc, (giấu tên) nêu nhận xét với tờ Hoàn cầu thời báo (Global Times) của đảng CSTQ, “Dù TQ có hoàn thiện TSB mua từ Ukraina, công nghệ của nó vẫn lạc hậu so với tàu của các nước khác như Mỹ, về phương diện khả năng cũng như về trang bị”.
3.4.2. Tàu sân bay Trung Quốc chỉ là một đống sắt phế thải
Đó là cái tựa bài viết của nhà báo chuyên nghiệp về quân sự, David Axe, ông viết, “Còn lâu TQ mới đuổi kịp kỹ nghệ đóng tàu của Hoa Kỳ”. Ông dẫn chứng,TSB Hoa Kỳ có 2 hệ thống tác chiến tầm gần RIM-116, 2 hệ thống phóng hỏa tiễn RIM-7 Sea, cùng với vũ khí và các trang bị hiện đại khác. TSB có đường băng dài nhất dành cho phi cơ hiện đại là F/A-18 (Thế hệ 4.5) có khả năng gây nhiễu sóng radar EA-18. TSB/HK có nhiều trực thăng và phi cơ vận tải khác, trong khi TSB/TQ không có những trang thiết bị như vậy.
Chiếc hàng không mẫu hạm (HKMH) USS George Washington và 9 chiếc thuộc lớp Nimitz mang theo 90 phi cơ cánh cố định và trực thăng. So sánh về khả năng chiến đấu thì phi cơ F/A-18 Super Hornet, (Thế hệ 4.5) vượt trội hơn SU-33 (Thế hệ 4) của TQ. Hơn nữa, TSB Thi Lang không có phi cơ chỉ huy, phi cơ cảnh báo sớm, phi cơ tác chiến điện tử và cũng không có phi cơ vậnn tải. Ngoài ra, hệ thống tàu bảo vệ TSB của TQ còn một khoảng cách rất xa so với HKMH/HK. Các tàu ngầm và hệ thống thông tin liên lạc của TQ còn kém xa HK. Nói chung, hệ thống tàu ngầm và các tàu chiến khác không đủ khả năng bảo vệ TSB Thi Lang”.
Theo tổ chức quân sự, một HKMH được triển khai cùng với một số chiến hạm khác tạo thành một Liên đoàn tác chiến HKMH, gồm 3 đến 4 tuần dương hạm và khu trục hạm, có trang bị hệ thống tác chiến AEGIS, (AEGIS là hệ thống tác chiến, dùng hỏa tiễn đánh chận, tiêu diệt hỏa tiễn địch từ xa), một khu trục hạm nhỏ, tốc độ nhanh, 2 tàu ngầm tấn công bằng hỏa tiễn. Các tàu hỗ trợ có nhiệm vụ bảo vệ HKMH chống lại các mối đe dọa từ trên trời, dưới mặt biển, trên mặt nước. Ngoài ra, còn có một số tàu vận tải tiếp tế quân dụng, quân cụ, nhiên liệu và các nhu cầu về đời sống con người.
Trong biên chế của HQ/HK, hiện nay có 11 HKMH. Trong đó, 1 chiếc thuộc lớp Enterprise (CVN-65) và 10 chiếc thuộc lớp Nimitz có tên như sau: USS Nimitz (CVN-68), USS Dwight D. Eisenhower, USS Carl Vinson, USS Theodore Roosevelt, USS Abraham Lincoln, USS George Washington, USS John C. Stennis, USS Harry S. Truman, USS Ronald Reagan và USS George H. W. Bush, mang số theo thứ tự từ CVN-69 đến CVN 77).
4 tử huyệt của TSB Thi Lang là: khi triển khai ở Thái Bình Dương, thì chỉ là 1 con cừu đơn độc giữa 10 con cọp dữ là 10 TSB HK. Phi cơ J-15 (Thế hệ 4) là hàng nhái SU-33 của Nga, rất kém so với F/A-18E/F Super Hornet (Thế hệ 4.5) của HK. Hệ thống bảo vệ của TSB Thi Lang rất kém, và sau cùng là TQ chưa tìm ra hệ thống phóng phi cơ của TSB tối tân như HK.
3.4.3. Trung Quốc cụt hứng
Trung Quốc cụt hứng vì TSB Thi Lang chưa hoạt động mà đã bị đe dọa. Hoa Kỳ tuyên bố đang sản xuất một loại hỏa tiễn tiêu diệt chiến hạm, chủ yếu là diệt tàu sân bay một cách rất hữu hiệu. Đó là hỏa tiển ở xa, ngoài tầm sát hại của hỏa tiển Đông Phong DF-21D mà TQ hảnh diện cho rằng nó là “Sát thủ tàu sân bay”.
QĐ/HK đưa ra tính năng của hỏa tiễn nầy như sau:
- Có thể xử dụng hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System-GPS) mà độ chính xác của hệ thống sai biệt từ 1 đến 3m mặc dù đối thủ có dùng thiết bị gây nhiễu phá sóng đi nữa, hoả tiễn vẫn đánh trúng TSB hay chiến hạm khác. Đó là hỏa tiễn tiêu diệt chiến hạm tầm xa (Long Range Anti-Ship Missile-LRASM). Có khả năng phi phàm, độ chính xác cao nhất thế giới, có thể vượt qua bất cứ hoàn cảnh tác chiến nào.
- LRASM thích nghi với những bệ phóng điện tử đã có sẵn trên các khu trục hạm, tuần dương hạm, và các tàu ngầm, với tổng số 8,500 bệ phóng thẳng đứng (VLS).
- Công ty Lockheed Martin đã ký hợp đồng 218 triệu USD để sản xuất loại hỏa tiển LRASM nầy.
3.4.4. Hoả tiển tiêu diệt tên lửa DF-21 D
TQ hảnh diện về tên lửa Đông Phong DF-21D, gọi là “sát thủ tàu sân bay”. DF-21D là loại hỏa tiển đạn đạo (Balistic missile) có đường đi từ nơi phóng ra đến mục tiêu trải qua 3 giai doạn: từ dàn phóng thẳng đứng, bay ra khỏi bầu khí quyển, giai đoạn hai di chuyển tự do trong vũ trụ không có sức hút của trái đất, di chuyển song song với mặt trái đất do sức đẩy của thuốc nổ trước khi ra khỏi bầu khí quyển, giai đoạn ba là rơi trở lại bầu khí quyển và đánh đúng vào mục tiêu đã cài vào bộ nhớ trong hỏa tiễn.
DF-21D có:
Tầm hoạt động: 3,000km
Trọng lượng: 14,700kg
Chiều dài: 10.7m
Đường kính: 1.4m
Đầu nổ: từ 200, 300 hoặc 500kt.
Vũ khí mới để tiêu diệt DF-21D là hỏa tiễn loại Free Electron Laser (FEL) do một khoa học gia gốc Việt, Tiến sĩ Định Nguyễn nghiên cứu chế tạo nhắm vào tên lửa DF-21D của TQ.
Công trình sáng chế của TS Định Nguyễn được tường trình trước QH/HK ngày 21-1-2011.
TQ đã ngạo mạn phô trương sức mạnh của tên lửa DF-21D, đe dọa HKMH/HK, nhưng không ngờ loại vũ khí của TS Định Nguyễn làm tan tham vọng Đại Hán của họ. Bí kiếp bị phá, thất vọng vô cùng.
Ông Định Nguyễn cho biết, ông và 15 chuyên viên khởi động chương trình nầy hồi năm 2006 tại phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos National Laboratory, do HQ/HK đài thọ.
Tàu sân bay Thi Lang bị hỏa tiễn LRASM khống chế, tên lửa DF-21D bị hỏa tiển Free Electron đe dọa, thế là bí kiếp và bữu bối xưng hùng xưng bá của TQ tan tành theo mây khói. Cụt hứng cũng phải.
3.4.5. So sánh cán cân quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
Trung Quốc. Ngân sách quốc phòng: 91.5 tỷ USD (2011). Hoa Kỳ: 739.2 tỷ USD
Tổng binh lực: 2,795,000 người. Hoa Kỳ: 1,473,900 người.
Phi cơ chiến đấu: 1,650 chiếc. Hoa Kỳ: 3,695 chiếc
Phi cơ ném bom: 112 chiếc. Hoa Kỳ: 154 chiếc
Tàu sân bay: 1 chiếc. Hoa Kỳ 11 chiếc siêu HKMH nguyên tử
Tàu ngầm: 61 chiếc. Hoa Kỳ: 72 chiếc.
Hoa Kỳ không những vượt trội hơn về công nghiệp và kỹ thuật, mà còn hơn hẳn về số lượng nữa, nhất là số lượng đầu đạn nguyên tử đã có từ thời chiến tranh lạnh với Liên Xô.
Đo đốc Robert Willard bày tỏ, “Chúng tôi chưa được chứng kiến một cuộc thí nghiệm nào trên biển về hỏa tiển chống chiến hạm của TQ cả”.
4* Hàng không mẫu hạm Gerald R. Ford, sức mạnh mới của Hoa Kỳ
Chánh phủ Hoa Kỳ đang thực hiện việc đóng 10 HKMH thuộc lớp Gerald Rudolph Ford hiện đại. Từ tháng 7 năm 2003, tập đoàn Northrop Grumman đã bắt đầu chế tạo 2 chiếc HKMH CVN-78 và CVN-79 để thay thế chiếc USS Enterprise (CVN-65) và chiếc Nimitz (CVN-68). Hai chiếc Gerald R. Ford phí tổn 11.7 tỷ USD. Phí tổn nghiên cứu cho lớp tàu nầy là 5 tỷ USD.
4.1. Việc đặt tên tàu
Có một vụ tranh cãi về việc đặt tên tàu. Hội cựu chiến binh USS America đề nghị đặt tên chiếc HKMH CVN-78 là tên America, thay vì tên Gerald R. Ford, bởi vì, đã có một chiến hạm mang tên Patric O. Ford, như thế, trong sổ đăng ký chiến hạm của HQ/HK sẽ có 2 chiêc tàu mang tên Ford.
Ngày 27-5-2011, Bộ QP/HK tuyên bố HKMH CVN-78 sẽ mang tên USS John F. Kennedy. Việc đặt tên tàu chiến được ủy nhiệm cho Bộ trưởng Hải quân HK.
4.2. Đặc tính kỹ thuật của hàng không mẫu hạm Gerald R. Ford
- Độ choán nước: 100,000 tấn
- Chỉ cần từ 500 đến 900 nhân viên. (Giảm 30% số người phục vụ)
- Công nghệ hiện đại. Tự động rất cao.
- Một cải tiến quan trọng là thực hiện 220 phi xuất mỗi ngày, nhiều gấp 20 lần so với lớp Nimitz hiện tại.
- Tuổi thọ cao. 50 năm
- Sàn bay được cải tiến, khác hẳn với lớp Nimitz.
- Hệ thống phóng phi cơ hiện đại hơn. Phóng phi cơ là dùng một lực đẩy cho phi cơ dễ cất cánh.
- Một tiện nghi đặc biệt là hệ thống nạp bom và hỏa tiễn vào phi cơ tự động, có khả năng mang vũ khí từ kho chứa đến lắp ráp vào phi cơ, công việc chỉ mất vài phút là xong, trước kia cần phải có bàn tay con người và phải mất hàng giờ mới xong.
4.3. Hệ thống vũ khí
HKMH Gerald R. Ford được trang bị một hệ thống hỏa tiễn Sea Sparrow, mục đích chống tàu cao tốc. Hỏa tiễn được cải biến thành hạm đối không, hướng dẫn bằng radar. Hỏa tiễn Sea Sparow cũng được cải biến thành không đối không (Air-to-Air Missile-AAM) truy kích ngoài tầm nhìn.
HKMH được trang bị một kho vũ khí có cấu trúc rất hiện đại, để dự trữ hoả tiễn, đạn pháo cho phi cơ và bom, thủy lôi cho tàu ngầm…
4.4. Hệ thống tác chiến điện tử
Lớp Gerald R. Ford được thiết kế một hệ thống tác chiến điện tử khá hoàn chỉnh, mục đích: áp chế điện tử, trinh sát điện tử và bảo vệ điện tử. Các hệ thống nêu trên làm vô hiệu hoá hệ thống C-31 (chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc và trinh sát điện tử), làm vô hiệu hoá hệ thống C-41RS (Chỉ huy, kiểm soát, máy vi tính, tình báo, cảnh giới trinh sát điện tử) của đối phương. Hệ thống thông tin liên lạc bằng kỹ thuật số (Digital), kỹ thuật truyền tải xung (Pulse), hệ thống mã hoá và giải mã thông tin. (Information)
4.5. Số phi cơ trên hàng không mẫu hạm
HKMH Gerald R. Ford chứa 90 phi cơ gồm F-35 (Thế hệ 5), F/A-18 E/F Super Hornet (Thế hệ 4.5). phi cơ E-2D Advanced Hawkeye tác chiến điện tử là gây nhiễu, phá sóng làm vô hiệu hóa radar, trực thăng MH-60R/S và các phi cơ không người lái (Drone).
Hê thống phóng phi cơ đi Electromagnetic Aircraft Launch System (EMALS) và hạ cánh, bảo đảm 220 lần xuất kích mỗi ngày. HKMH có 18 cửa tiếp nhiên liệu với tốc độ rất nhanh, bảo đảm thời gian khẩn cấp cần thiết.
4.6. Đội hình tàu chiến HKMH Gerald R. Ford
Một đội hình khá mạnh để bảo vệ HKMH gồm có:
- 5 tàu khu trục mang hoả tiễn điều khiển
- 3 tuần dương hạm mang hoả tiển điều khiển
- 2 khinh tốc hạm (tàu nhỏ chạy nhanh)
- 2 táu tác chiến thủy lôi
- 1 vận tải (hậu cần)
- 1 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
90 phi cơ trên HKMH được biên chế như sau:
- 4 phi đội tiêm kích và cường kích
- 1 phi dội cảnh báo sớm
- 1 phi đội tác chiến điện tử
- 1 phi đội yểm trợ các tàu vận tải
- 1 phi đội trực thăng chống tàu ngầm
- 1 phi đội phi cơ không người lái.
4.7. Thông số kỹ thuật
Dài: 333m
Sàn bay: 77m
Máy tàu: 2 lò phản ứng nguyên tử
Tốc độ: 56km/giờ
Số phi cơ: 90 chiếc
Thủy thủ đoàn: 900 người.
4.8. Phi cơ F-35 Lightning II
HKMH Gerald R. Ford được trang bị bằng chiến đấu cơ F/A-18 E/F và F-35.
Hoa Kỳ hiện đang xử dụng 13 chiếc F-35 Lightning II (Thế hệ 5) và những chiếc khác đang trong quy trình sản xuất.
F-35 nằm trong dự án Phi cơ tiêm kích tấn công kết hợp (Joint Strike Fighter-JSF). Theo đơn đặt hàng của các quốc gia, công ty Lockheed Martin có kế hoạch sản xuất 4,500 chiếc F-35. Úc, Nhật, Thổ Nhỉ Kỳ, Singapore mỗi quốc gia đặt 100 chiếc. Anh 150, Italy 131, Canada, Đan Mạch, Na Uy, Do Thái, Hàn Quốc đặt từ 60 chiếc trở lên.
F-35 tiêm kích, một chỗ ngồi, thế hệ 5, có khả năng tàng hình và đa năng, là có thể thực hiện: không chiến (Tiêm kích), tấn công mặt đất (Cường kích) và ném bom. Như vậy, một chiếc F-35 có thể thay thế cho 3 chiếc phi cơ nói trên, cắt giảm được chi phí. Đa năng là ưu điểm nên được ưa chuộng nhất.
F-35 được chế tạo bởi một tổ hợp 3 công ty, Lockheed Martin là chủ thầu và 2 công ty khác là BAE System, chuyên về điện tử, Northrop Grumman chuyên về radar…
F-35 được thao diễn năm 2000. Cất cánh xử dụng lần đầu tiên ngày 15-12-2006. Có 3 biến thể là:
- F-35A. Cất cánh bình thường
- F-35B. Cất cánh đường ngắn và đáp xuống thẳng đứng
- F-35C. Dành riêng cho hàng không mẫu hạm.
Một số cải tiến
- Kỹ thuật tàng hình bền bĩ, bảo trì ít tốn kém
- Hệ thống radar và điện tử hiện đại nhất. Phối hợp thông tin với mặt đất nhanh nhất. Giúp phi công nhận biết tình huống của địch và giúp xử dụng vũ khí nhanh chóng và hữu hiệu.
Đặc tính kỹ thuật
Đội bay: 1 người
Dài: 15.37m
Sải cánh: 10.65m
Cao: 5.28m
Trọng lượng không tải: 12,000kg
Trọng lượng có tải: 20,100kg
Động cơ: 1 máy
Tốc độ: mach 1.8 (1,930km/giờ)
Tầm bay xa tối đa: 2.200km
Bán kính chiến đấu: 1,100km
Tốc độ lên cao: (Thông tin mật không công bố)
Vũ khí
1 đại liên 25mm với từ 180 đến 220 viên đạn
4 hoả tiển không đối không (Air-to-Air Missile-AAM), hoặc 2 không đối không, 2 không đối đất (Air-to-Surface Missile-ASM, hay Air-to-Ground Missile – AGM)
Vũ khí gắn trong khoang chứa bom bên trong thân máy bay. Trường hợp không cần tàng hình, thì vũ khí có thể gắn bên ngoài, ở dưới cánh và ở 2 đầu chót cánh. Một số vũ khí mới được đưa vào xử dụng trên chiếc F-35.
Phi cơ của Nga đối thủ với F-35 là chiếc PAK F/A T-50. Nga dự định sản xuất 1,000 chiếc vào năm 2020. Trong đó VN đặt mua 24 chiếc từ 2020 đến 2035. TQ đặt mua 100 chiếc từ 2025 đến 2030.
F-35 chiếm lợi thế hơn T-50 của Nga là đã ra lò sớm hơn 6 năm.
5* Tóm tắt những lý do khiến TQ không trở thành siêu cường được
Những lý do mà TS Henry Kissinger nêu lên khiến TQ không trở thành một siêu cường quốc hàng đầu được như sau: mâu thuẩn nội tại giữa kinh tế và chính trị, tùy thuộc vào ngoại quốc, chưa đủ mạnh về quân sự.
5.1. Những mâu thuẩn nội tại
Kinh tế thị trường (thuộc chế độ tư bản) của TQ phát triển đến điểm đỉnh sẽ phá vở chế độ chính trị độc tài đảng trị của Cộng Sản TQ. Phép biện chứng mà CS xử dụng cho rằng, hạ tầng cơ sở kinh tế sẽ quyết định thượng tầng kiến trúc chính trị. Kinh tế nào, chính trị đó. Mâu thuẩn đối kháng nội tại giống như cái trứng, khi mà hạt nhân bên trong phát triển đến đỉnh điểm, thì bước đột biến xảy ra, tức là con gà phá vở cái trứng.
Những mâu thuẩn khác trong nước TQ là cái hố ngăn cách giàu nghèo tạo ra 2 tầng lớp xã hội mâu thuẩn nhau, tầng lớp đặc quyền đặc lợi mâu thuẩn với những người thấp cổ bé miệng, nhưng căng thẳng nhất là các vấn đề Tây Tạng, Nội Mông và Hồi giáo Tân Cương.
Để nuôi 1 tỷ 300 triệu cái miệng ăn trong tình trạng nguyên vật liệu ngày càng cạn dần, khan hiếm, kinh tế phải luôn luôn phát triển, không phải là chuyện dễ.
TS Kissinger tuyên bố “Tôi không tin rằng một quốc gia đang cố sức giải quyết những thay đổi căn bản trong nước, lại có đủ thì giờ để thống trị thế giới.”
5.2. Tùy thuộc vào ngoại quốc
Kinh tế TQ dựa vào xuất khẩu ra thị trường ngoại quốc là chính. Vậy khi hàng hoá xuất khẩu bị ngoại quốc đánh thuế cao thì giá cả gia tăng, cạnh tranh yếu và số lượng bán bị hạn chế, nhất là khi tỷ giá hối đoái thay đổi, như đồng đô la bị phá giá, nghĩa làm làm giảm giá trị, thì giá cả của hàng hoá xuất khẩu tăng cao, bán không chạy ở các thị trường ngoại quốc, thì công nhân trong nước mất việc làm, đưa đến bất ổn xã hội. Chế độ độc tài nào cũng lo sợ sự nổi dậy của quần chúng.
5.3. Trung Quốc là chủ nợ của Hoa Kỳ
Trung Quốc đang nắm trong tay 2,500 tỷ đô la của Hoa Kỳ dưới mọi hình thức. Nhiều ý kiến cho rằng chủ nợ TQ có khả năng tác động vào con nợ HK. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, “Nếu ngân hàng cho bạn vay 1,000 đô la, thì ngân hàng là ông chủ của bạn. Nếu ngân hàng cho bạn vay 1 triệu đô la, thì bạn là ông chủ của ngân hàng”.(If the bank lends you a thousand dollars, the bank owns you. But if the bank lends you a million dollars, you own the bank.) Cụ thể là, nếu HK phá sản thì TQ trắng tay. Nếu HK phá giá đồng đôla 50% (Con số ví dụ cho dễ hiểu), thì 2,500 tỷ trong tay TQ chỉ còn giá trị 50%, tức là 1,250 tỷ.
5.4. Trung Quốc còn yếu về quân sự
Trước khi TQ có đủ sức mạnh ngang bằng, hoặc vượt qua Hoa Kỳ, thì TQ buộc phải chấp nhận một tình trạng gọi là “một trật tự mới” trong đó “không có ai được giơ tay cao hơn”. Nếu TQ không chấp nhận, thì hành vi hiếu chiến của TQ sẽ bị thế giới vây đánh. Kissinger nói “Trung quốc phải hiểu rằng giới hạn về sức mạnh của mình trong việc xác lập lợi ích trên toàn cầu”.
Tóm lại, về kinh tế và quân sự thì TQ không thể theo kịp HK hoặc vượt qua HK, để trở thành một siêu cường quốc thống trị thế giới được.
6* Kết
Trung Cộng rất khó trở thành một siêu cường chúa tể thế giới, cho nên đâu có gì phải sợ.
Có ý kiến cho rằng, nếu Việt Nam hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ và các quốc gia ở Đông Nam Á, thì hy vọng giữ được nước trước ý đồ bành trướng của Bắc Kinh, nhưng đã quá trễ. Cái truyền thống làm tay sai đã đặt VN lệ thuộc vào TQ từ lâu rồi. Về kinh tế, thì VN đã lệ thuộc vào Trung Cộng, quân sự thì quá yếu, và về chiến lược, thì TC đã ầm thầm xâm chiếm toàn cõi VN, chỗ nào trên đất Việt cũng tràn ngập người Tàu. Họ sống thành những cộng đồng biệt lập, mà luật pháp VN không được tuân hành. Có thể xem như một quốc gia trong một quốc gia.
Điều quan trọng nhất là tinh thần và thái độ khiếp nhược trước kẻ thù của lãnh đạo đảng CSVN. Các nước nhỏ trong vùng Đông Nam Á đâu có sợ Trung Cộng một cách quá đáng như CSVN đâu.
Bây giờ mới lòi ra ra thêm nhiều tội ác của đảng CSVN, ngoài tội dùng vũ khí Nga Tàu và của các nước Cộng Sản để tấn công giết hại đồng bào miền Nam, lòi ra thêm tội bán nước để đổi lấy vũ khí, tội nói láo lừa bịp, cụ thể như “Trung Cộng vĩ đại, đối với chúng ta không những là đồng chí, mà còn là người thầy tin cẩn, đã cưu mang chúng ta nhiệt tình, để chúng ta có ngày hôm nay”. “Người thầy tin cẩn” đã cướp đảo, cướp biển. “Có ngày hôm nay” là đã bị cho quan thầy cho từ bài học nầy đến bài học khác, bằng những cái bạt tai xiểng niểng mỗi khi làm phật ý người thầy tin cẩn. Nói dóc là, chế độ XHCN là ưu việt, khi lên tới CNXH thì của cải vật chất thừa mứa, mọi người làm việc theo khả năng mà thụ hưởng theo nhu cầu…
Trúc Giang
Minnesota ngày 5-9-2011

No comments:

Post a Comment