Trở Về Trang chính

Tuesday, September 13, 2011

Những Ngày Im Vắng

hanoi-imvang

Những ngày Chủ Nhật im vắng. Không chỉ tại Sài Gòn, nơi giới trí thức luôn luôn bị nghi ngờ là mầm mống cấp tiến, nơi các nghệ sĩ vẫn không ngừng sáng tác theo cách riêng, và là nơi trong mắt nhìn của ngưoòi dân vẫn ấp ủ một khát vọng tự do và dân chủ… mà cả tại Hà Nội, nơi giới trí thức được xem như ba đời, hay bốn đời cộng sản, nơi nhà nhà đều có người hy sinh chết trận để thóáng nhất đất nước.

Đất nước im vắng, như không một bóng người. Y hệt như những truyện cổ tích xa xưa, khi các phù thủy chiếm được cả một đất nước, và ra lệnh mọi người phải nói với nhau thật khẽ những câu thần chú khẩu hiệu ghi sẵn, để khỏi làm kinh động tới giấc ngủ ngàn năm của Người Đại Phù Thủy đang nằm dưới lăng mộ Ba Đình…

Dân chúng vẫn lũ lượt rủ nhau tới đi vòng quanh lăng mộ vĩ đạị này vào những ngaỳ lễ, và cúí đầu y hệt nhau, im lặng y hệt nhau, và rồi lặng lẽ về nhà, đóng cửa thở than về ước mơ được sống tại những quốc gia mà ngườøi dân có quyền nói bất cứ những gì họ tin là có lợi cho dân tộc, có quyền viết bất cứ nhữõng gì từ lương tâm, và có quyền chỉ trích bất kỳ ai, kể cả một triệu Người Đạị Phù Thủy trong lịch sử nhân loại. Ngày đó chưa biết bao giờ tới, nhưng 87 triệu người vẫn sống lặng lẽ dưới bóng lăng mộ Ba Đình, sau khi 11 cuộc biểu tình những ngaỳ Chủ Nhật bị dập tắt tàn bạo.

Thời gian sẽ cuốn trôi tất cả. Ai cũng tin như thế. Lịch sử rồi sẽ có nhữõng trận bão cát thời gian tới phủ lên lăng mộ của bất kỳ Người Đại Phù Thủy nào. Nhưng ngày đó, ngàỳ mà mọi người sẽ được hưởng tự do và dân chủ, vẫn có vẻ như chưa tới gần — tuy rằng, lòng người cả nước đã thấy được những mục rã trong xác ướp lăng mộ.

Những cuộc biểu tình Chủ Nhật bây giờ chỉ còn được quan sát, được nhắc tới bởi một số trang web. Hầu hết là các blog của giới trí thức quan tâm.
Nhiều trang web lớn — có liên hệ tới các chính phủ quốc tế, như VOA, BBC… — đã không nhắc tới những cuộc biểu tình Chủ Nhật nữa, hoặc vì đã gõ các bài cũ để chỗ trống cho bài mới, hoặc có thể vì vấn đề ngoại giao giữã các nước.

Tuy vậy, RFA, RFI vẫn có những bản tin liên hệ tới những người bị trù dập những ngày hậu-biểu-tình. Hay như trang tin AnhBaSam, vẫn liên tục đăng các thông tin về những chuyển biến ở quê nhà… Hay như trang Bauxite VN, tiếng nói của giới trí thức quốc nội, vẫn liên tục trở thành diễn đàn cho những người đòi quyền biểu tình, như bài của luật gia Lê Hiếu Đằng, hay của nhà thơ Đỗ Trung Quân, hay của chị Phương Bích, và cả tiếng nói hỗ trợ của người trí thức hải ngoại.

Bây giờ thì không còn người dân nào được phép bước ra phố biểu tình, vì bị công an ngăn cấm, bị côn đồ trù dập, và nhiều người đã bị bắt cóc, trong đó có hơn 10 nhà hoạt động Công Giáo.
Một cách nào đó, biểu tình đã biến mất, đúng như lời cam kết của Tướng Nguyễn Chí Vịnh với Tướng Tàu, rằng “tụ tập đông người” sẽ bị cứng rắn triệt tiêu.
Trong khi đó, Biển Đông vẫn dậy sóng với những chuyển biến mới. Trong khi Việt Nam lặng lẽ trước uy hiếp của Trung Quốc, chính phủ Phi Luật Tân vẫn kiên quyết bảo vệ các quyền lợi Biển Đông của dân tộc Phi.

Báo Thanh Niên hôm 11-9-2011 cho biết rằng “Trung Quốc lại đưa tàu đến Trường Sa.” Nhưng không chỉ một tàù cá, mà là 500 tàu cá. Bản tin viết:
“…Tân Hoa xã dẫn lời Cục trưởng Cục Ngư chính khu vực Nam Hải (cách Trung Quốc gọi biển Đông) Ngô Tráng cho biết nước này hiện có đến 500 tàu cá đang hoạt động lâu dài ở khu vực Trường Sa.” (hết trích)

Và chính phủ VN vẫn im lặng, và vẫn ngăn cấm người dân yêu nước biểu tình.
Trong khi đó, báo Philippine Daily Inquirer loan tin hôm Thứ Ba 13-9-2011: “Công ty dầu Phi Luật Tân Philex Petroleum Corp. hôm Thứ Hai loan báo kế hoạch khai thác dầu nơi Biển Đông, ở vùng Trường Sa, thuộc bãi Recto Bank (tên cũ: Reed Bank), tọa lạc khoảng 148 kilômét phía tây tỉnh Palawan, và tin rằng mỏ dầu này chứ được 3.4 ngàn tỉ cubic feet chất khí đốt thiên nhiên…” (hết trích dịch)

Thật là buồn thảm cho VN. Không biết nói gì với nhà nước Hà Nội này. Và không biết nên ca ngợi nhà nước Phi thế nào.
Một nhà thơ có tên là NNguong, trên mạng DanLamBao, hôm Thứ Hai qua bài thơ nhan đề “Khi thành phố yên tịnh” đã viết, trích:

“…khi công viên chẳng còn băng rôn bích chương biểu ngữ
hàng cây lặng lờ mang bóng mát an ủi
phủ lên những bóng người ngồi không cần ghế đá
lẩm bẩm rù rì câu kinh lý tưởng…
*
khi hà nội khóc, saigon câm lặng
là đường phố đeo vành khăn tang mới
cho một nghĩa trang khác
cho một ý thức dân tộc
đang bị vùi, lấp
bởi những cuốc, xẻng vô thần
xới nát những nấm mồ uất ức…”

Có phải rằng ý thức dân tộc đang bị vùi lấp, như thi sĩ NNguong đã nói? Có phải rằng những cuộc biểu tình 11 ngày Chủ Nhật đã bị vùi lấp vào một quá khứ không ai nhớ nỗi?
Và có phải dân tộc Việt Nam đã bị kềm kẹp quá lâu, để không còn nhớ rằng ngay trong Hiến Pháp VN hiện đang ghi rằng, người dân Việt có quyền tự do biểu tình, tự do báo chí, tự do phát biểu, tự do lập hội, tự do bầu cử và ứng cử…?

Và rồi khi giới trí thức và nghệ sĩ bươc xuống phố để nhắc về các quyền như thế, là họ sẽ bị trù dập như hiện nay.

Chỉ có một vấn đề quan trọng cần nêu ra, mà nhà thơ Đỗ Trung Quốc nêu ra trong bài viết trên mạng Boxit VN, nhan đề “Khi nào thành “phiên bang” mới thôi….” khi kể về một cuộc hội thảo ở Đại học Hoa Sen ngày 9-9-2011, trích:

“GS Tsuboi nhấn mạnh đất nước nào cũng thế, rất cần những người cầm quyền thật sự đặt lợi ích quốc gia cao hơn lợi ích cá nhân. Bàn đến Trung Quốc, ông Tsuboi chỉ ra một điều không bất ngờ nhưng lại ít được Việt Nam chú ý: Ông thấy rằng Trung Quốc thường xuyên nghiên cứu về Việt Nam và nghiên cứu bằng một chiến lược lâu dài. Đúng như ông nhận định, việc nghiên cứu ấy sẽ còn không chỉ hôm nay mà cho đến ngày tham vọng biến được Việt Nam thành “phiên bang” của họ [ý của người viết]….”(hết trích)

Từ ngăn cấm biểu tình, tới lúc trở thành phiên bang… sẽ mất bao lâu? Trả lời có phải vẫn là sự im vắng?

Trần Khải

No comments:

Post a Comment