(viết theo lời kể của một người từng phục vụ trong Sở An Ninh Xã Hội, Phủ Thủ Hiến Bắc Việt)
Tưởng cũng nên nhăc lại là Hiệp Định Genève 1954 ký kết này 20/7/54 qui định 300 ngày cho 2 bên di chuyển lực lượng quân sự cũng như thường dân về khu vực dành riêng cho mình. Trong 300 ngày đó, Thủ Đô Hà Nội, Gia Lâm, Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên và đường số 5 (nối liền Hànội và cảng Hải Phòng) và các tỉnh giáp ranh Hànội vẫn do Quân Đội Pháp kiểm soát.
Sau khi hiệp Định được ký kết, một Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát, tiếng Anh là ICC (international Control Commission) gồm lực lượng quân sự của 3 nước Canada, Poland và Ấn Độ, do Ấn Độ làm chủ tịch, được phái đến 2 miền của VN. Tại 2 miền này nhân sự của Ủy Hội được phân tán ra rộng khắp để kiểm soát sự thi hành cuả các bên, và phổ biến cho dân chúng quyền lựa chọn của họ về miền đất họ muốn sống.
Ở miền Nam thì sự hoạt động của Ủy Hội được tiến hành rất thuận lợi. Ủy Hội muốn đến nơi nào là tuỳ, Nam VN không buôc phải đưa ra lộ trình trước, và Ủy Hội có quyền tự mướn thông ngôn, hoặc nếu có yêu câu thì chính phủ Nam VN sẽ cung cấp. Ủy Hội cũng có quyền yêu cầu giới chức địa phương tập họp dân chúng để phổ biến quyền lựa chọn miền của họ.
Các đơn vị Cộng Sản tập trung tại Cần Thơ, An Giang, Mỹ Tho, Tây Ninh, Long Khánh v...v... để được xe GMC của Pháp chở ra bến Ninh Kiều hoặc Vũng Tàu, và rồi cũng do chiến hạm của Pháp chở ra miền Bắc. Ngoại trừ một số rất ít gia đình cán binh CS đi theo (thực ra rất nhiềư gia đình cán binh chọn ở lại miền Nam), tuyệt đối không có một người dân nào bỏ miền Nam ra miền Bắc.
Ngược lại ở miền Bắc, các tổ của Ủy Hội phải có mấy cán binh vũ trang đi kèm với danh nghĩa là bảo vệ an ninh và thông dịch. Điều đáng nói là Uỷ Hội muốn đi đâu phải nạp sơ đồ lộ trình một tuần trước, với lý do để thông báo địa phưong sắp xếp. Tại các nơi Ủy Hội đến, dân chúng đã tụ tập rất đông. Ủy Hội nói về quyền chọn miền và phát cho mỗi người một mẫu đơn xin di cư. Cán bộ đi theo còn mang bảng đen ra rồi chỉ dẫn cặn kẽ hướng dẫn việc điền đơn sao cho hợp lệ.
Nhân viên Ủy Hội mừng rỡ, và ký giả ngoại quốc đi theo đã đánh điện về cơ sở chính: "Local authorities fully cooperated".
Nhân viên Ủy Hội về Quận nghỉ ngơi và chờ đợi người dân đến nạp đơn di cư. Nhưng cả nửa tháng sau không thấy ma nào đến nạp đơn cả. Thắc mắc thì CS địa phương giải thích: "Đơn giản là họ không muốn di cư". Nhưng điều mà nhân viên Ủy Hội cũng như ký giả ngoại quốc đi theo không hề biết là ngay sau khi Ủy Hội rút đi thì các đảng viên CS, các thanh thiếu niên, phụ nữ thuôc các tổ chức ngoạì vi của CS được lệnh đến từng nhà thâu hồi lại hết các mẫu đơn di cư, kèm với lời hăm dọa không được tiết lộ việc thu đơn này.
Tại một vùng khác, khi xe đang chạy bon bon trên đường, Tổ Trưởng của Ủy Hội ra lệnh ngừng xe lại và gọi các nông dân đang làm dưới ruộng lên hỏi xem họ có muốn di cư không. Hầu hết đều từ chối, không nhận mẫu đơn. đặc biệt còn có người giận dữ, hét vào mặt nhân viên Ủy Hội: "Tại sao tôi phải di cư? Đây là đất nước của tôi nay đã hoà bình, độc lập thì chúng tôi phải gắng sức làm việc để xây dụng đất nước chứ! Sao lại rủ tôi di cư? Cút đi và để chúng tôi yên". Nhân viên Ủy Hội tịt ngòi, và ký giả đi theo đánh điện về: "Local residents were absolutely furious at the suggestion to immigrate to the South". Đó là một cú lừa ngọan mục dành cho Ủy Hội và đám ký giả đi theo; vì những người làm đồng hôm đó không phải là nông dân thuần túy, mà là các đảng viên CS và đoàn thể chân rết được bố trí thay thế. Còn nông dân bữa đó bị cấm ra đồng.
Tuy nhiên, dù CS tìm đủ trăm phương ngàn kế để ngăn cản đồng bào có ý định di cư, vẫn có khoảng trên một triệu người đến được bến bờ tự do. Do đâu cuộc "bỏ phiếu bằng chân" thành công như vậy?
Đáp xe lửa ra Hải Phòng
Thứ nhất: Do công tác tuyên truyền của cả VN lẫn Pháp hoạt động với tần suất cao, phổ biến tận hang cùng, ngõ hẻm, cách thức tốt nhất để di cư. Nhà cầm quyền VN cho gia tăng xe lửa và nhà binh pháp sắp sẵn xe tải trên các quốc lộ gần Hànội, và những giang thuyền hải quân trên các sông nhánh cuả Hồng Hà để đón người di cư.
Thứ hai: Do các vị chủ chiên tại các giáo xứ đã khéo léo chuẩn bị cho các con chiên của mình với những hành trang, lộ trình và ngày giờ thích hợp nhất để ra tới các đường lớn vẫn còn do quân Pháp kiểm soát, và từ đó đáp xe, tàu về Hải Phòng. Đó là tại những vùng xa biển và gần quốc lộ.
Xe GMC chở ra Hải Phòng
Thứ ba: Tại những vùng ven biển thì ngoài khơi không quá xa bờ, các vận tải hạm của Pháp và Mỹ đậu san sát, dễ nhận thấy bằng mắt thường. Ban đêm các tàu này bật đèn sáng trưng, trông như một thành phố nổi. Đó là một sự mời gọi rất hấp dẫn đối với ai muốn di cư. Những gia đình chài lưới chỉ cần dong thuyền ra khơi khoảng 2 tiếng đồng hồ là tới các chiến hạm. Nhưng các họ đạo còn tổ chức ra khơi qui mô hơn bằng cách dỡ nguyên mái nhà (mái nhà miền quê Bắc Việt thường làm bằng tre luồng, lợp rạ. có thể tháo ra và ráp lại), chồng hai mái lên nhau là đã thành cái bè lớn, có thể chứa hàng mấy chục người.
Thứ tư: Các xe tải nhà binh và các xe đò, kể cả xe du lịch tư nhân, các tàu thuyền trên sông...liên tục chở người về cảng Hải Phòng, bãi biển Đồ Sơn, Vãi Cháy để từ đó xuống các tàu "há mồm"
Lên tàu há mồm
Tuy nhiên các hoạt động này đâu có dễ dàng thực hiện vì sự ngăn cản của CS:
1-Tại vùng duyên hải thuộc 2 tỉnh Nam Định, Thái Bình đã xẩy ra những trận đụng độ lớn giữa các đơn vị CS và dân di cư. Một bên kiên quyết ngăn cản, một bên kiên quyết ra đi. Dân di cư đâu có súng, nhưng họ đã có sáng kiến lấy nứa (giống như cây tre nhưng cuì mỏng hơn và nhẹ hơn) vát nhọn làm vũ khí. Tuy thô sơ nhưng khi lao vào ai thì người đó toi mạng ngay. Cũng may hồi đó du kích địa phương chưa có AK lại ít người hơn nên sau trận chiến ác liệt họ phải rút lui. Khi viện binh tới thì dân di cư đã ở ngoài khơi rất xa bờ. Nhưng buồn thay, có một số phải nằm lại vĩnhviễn trên bãi cát.
2-Trên quốc lộ 5, con đường huyết mạch cuả quân đội Pháp Việt để di chuyển các đại đơn vị từ khắp các tỉnh đến càng Hải Phòng, đã bị CS diễn đủ các trò bi hài để ngăn cản:
a- Với các đơn vị bộ binh, khi phải di chuyển bằng chân trên quốc lộ, CS cho các ông bà già, các bà mẹ trẻ kèm trẻ em, các cô gái độc thân ra níu kéo binh sĩ, làm như họ là cha, mẹ hoặc vợ. Các ông bà già thì khóc lóc, kêu gọi con ở lại với quê hương, các bà me và các cô gái thì kêu gọi chồng về quê. Họ làm cho các binh sĩ tá hoả khi nhận ra những người lạ hoắc níu kéo mình. Cuộc dằng co tiếp tục hoài khiến các sĩ quan chỉ huy cũng không biết làm thế nào để hoá giải. Đôi khi chính họ cũng bị các cô gái trẻ gọi là chồng rồi níu kéo.
b-Với các đơn vị cơ giới CS còn chơi bạo hơn, xúi dân chúng nằm đầy trên đường, khiến quốc lộ 5 bị tắc nghẽn xe cộ dài cả chục cây số. Một sĩ quan cấp tá VN chỉ huy đoàn convoi, đang ở phía sau, vội chạy lên thấy cảnh nằm vạ trên đuờng, bèn lấy cái loa cầm tay, chõ vào đoàn xe và nói như hét: "Mở hết tốc lực,và tiếp tục chạy dù cán chết cả trăm người. Đây là lệnh hành quân, tài xế nào do dự sẽ bị xử bắn tại chỗ". Ông đậu xe sát lề, với hai tay hai súng lục, và bắn chỉ thiên để ra lệnh cho đoàn xe đi. Đám dân nằm vạ khi nghe cà 100 xe lớn rồ máy và thấy chiếc thiết giáp đi đầu chạy băng băng tới gần, nên hoảng sợ bò dậy chạy mất. Quốc lộ được giài toả, và đoàn xe về tới Hải Phòng an toàn.
Ngoài các trò ngăn trở trên thì sau khi hiệp định đưọc ký, CS đã tổ chức và huấn luyện cho những cô gái trẻ, đẹp kể cả gái làng chơi, và giao cho họ, tạm gọi là "điệp vụ tình yêu". Các cô gái này được tung vào các thành phố, thị xã có các cơ quan hành chánh, hay các đồn binh quân đội, với mục đích là dùng sắc đẹp để dụ dỗ các công chức hay các sĩ quan trẻ về với "nhân dân". Trò này không đem lại nhiều kết quả nhưng vẫn có một số ít sĩ quan, công chức mắc bẫy. Kịch bản mẫu đã diễn ra như sau: khi đã tiếp cận con mồi thì dùng mọi cách để lung lạc, đôi khi hiến cả thân xác, hứa hẹn trăm năm nhưng đòi đối tượng phải theo cô ả về quê để xin sự ưng thuận của cha mẹ.
Khi đã dụ được con mồi về miền quê, xa quốc lộ khoảng hơn chục cây số, cô ả sẽ vào một căn nhà nào đó, nói chuyện với những người lạ mặt. Khi trở ra sẽ có hai, ba tên thanh niên được cô ta giới thiệu là bà con, và giao người "chồng tương lai" cho mấy anh này chăm sóc, và cô ta vôị vã theo đường cũ ra quốc lộ, có lẽ để kiếm một anh "chồng tương lai" khác. Chàng "đương kim chồng tương lai" vội vã chạy theo thì bị mấy thanh niên kia cương quyết ngăn cản!!!
Những người ở lại ngậm ngùi tiễn đưa
Sau bao nhiêu trắc trở, cuộc di cư vĩ đại (có lẽ trong lịch sử thế giói chưa bao giờ có cuộc di cư lớn như vậy) đã thành công tốt đẹp, định cư cho hơn một triệu ngưòi rải ra suốt từ miền Trung cho tới Hậu giang. Công lao này thuộc về chính phủ cuả TT Ngô Đình Diệm, nhất là trong thời gian này chính phủ vừa mới thành lập, với thù trong (Bình Xuyên, Hoà Hảo, Tướng Hinh...) giặc ngoài (quân đội Pháp ra mặt giúp các thế lực chống đối). Nhưng chính phủ đã chăm lo cho dân di cư rất tận tình, đặt căn bản cho sự phồn vinh sau này của đoàn người vừa rời bỏ quê hương. Cũng từ đây, họ và các hậu duệ của họ đã góp phần đáng kể cho một miền Nam trù phú. Dù chưa hoàn hảo về nhiều mặt, nhưng miền Nam Việt Nam rất xứng đáng là miền đất hứa cho những ai yêu chuộng tự do, dân chủ.
Nhưng tiếc thay!!!
Vinh Phan
No comments:
Post a Comment