Trở Về Trang chính

Sunday, August 14, 2011

Vay không vay đều ‘chết’

Đại Dương

Theo: TiềnPhong

-

(TTHN) – Loạt bài này tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc nhìn ra những triệu chứng của suy thoái hay bắt đầu đi vào suy thoái. Với những bằng chứng rõ như ban ngày như thế này thì bao giờ ĐCS mới tuyên bố trên thông tin đại chúng là suy thoái đang đi dần vào cuộc sống người dân.

Tình hình vay mượn để sống lây lất qua ngày của doanh nghiệp cũng là một quyết định chết – chết (khác với quyết định đã rất nguy hiểm là quyết định “sống – chết”)

Như tôi đã viết, suy thoái đang mới bắt đầu mà thiệt hại của nó đã rất sâu rộng mà lối ra thì mịt mù, không biết người dân có muốn có thêm 50 năm của DCS nữa hay không nhỉ ???? CXN – Bầu cử Quốc Hội xong là lại tăng giá xăng dầu) .


Điệp khúcCXN – Kinh tế VN sẽ bắt đầu suy thoái từ quý 4/2011

Nên nhớ chính phủ mới của tôi sẽ xóa bỏ tất cả nợ cá nhân và cả xã hội sẽ cùng nhau làm lại cuộc sống mới. Mỹ và EU sẽ viện trợ ít nhất 40 tỉ usd để tái kiến thiết vì tham nhũng của độc tài CS, như Ai Cập bây giờ.

Như tôi viết ở mấy bài trước, đầu tiên là vì lạm phát cao (do bất tài, tham nhũng của tập đoàn, ăn hại đái nát ) mà phải tăng lãi suất (đầu tháng 02.2011) để kỉm lạm phát. Hậu quả của 5 tháng lãi suất là sức mua của người dân yếu đi trong khi lạm phát vẫn còn trớn hướng tới (với Nguyễn tấn Dũng bơm 70 ngàn tỉ để cứu vây cánh, tay chân bên BĐS và TTCK càng làm lạm phát quay trở lại nhanh vì thông tin này tôi và các báo lề trái, lề phải đều lan tỏa trong dân gian rất nhanh, vì vậy tăng giá là điều không tránh khỏi vì tội tình gì thương lái thịt heo, nhà chăn nuôi (mày dành giựt tiền bơm ra thì tao cũng đang đói đây) phải hy sinh cho tay chân Nguyễn Tấn Dũng ở BĐS và TTCK).

Vì nếu ngày mai, Nguyễn tấn Dũng chỉ thị xuống lãi suất còn 8% thì 12 tháng sau, lạm phát sẽ là 50 hay 100%, kiềm chế lạm phát này sẽ là 10 năm và thịt heo sẽ là 400 ngàn/kg thay vì 160 ngàn/kg như bây giờ (chuyện thịt heo thì tôi quá rành)…Người nghèo lương 2 triệu/tháng thì sao ??? In thêm tiền àh ?? thì như Zimbabwe và sụp rất nhanh, sẽ đi về hướng bao cấp, ăn bo bo và tem phiếu như 1975 và sau đó…..Người dân VN có sẵn sàng ăn bo bo hay sẵn sàng lật đảng cộng sản ??? Một sự chọn lựa rất dễ mà rất khó.

Tôi để quyền chọn lựa này cho dân tộc tôi vì khi CS không còn, sẽ có rất nhiều chuyên gia người Việt hải ngoại với tâm và tầm sẽ về VN và nếu chánh phủ hậu công sản như tôi nghĩ là hoàn toàn không tham nhũng thì Tây phương sẽ viện trợ ngay 40 tỉ usd như họ đang viện trợ Ai cập sau khi lật đổ chế độ tham nhũng và độc tài Mulbarak (lần đầu tiên trong báo cáo nhân quyền tháng 04.2011 Mỹ kêu đích dang đảng cộng sản là độc tài và tham nhũng, chính vì vậy nên từ ngày 14.02.2011 đến bây giờ Mỹ không thèm cử Đại sứ qua VN nữa). Ai cập có 80 triệu dân, ngang ngữa với VN 86 triệu dân.

Dĩ nhiên lạm phát quay trở lại ngay khi có dòng tiền chảy vào. Như tôi đã nói vào đầu tháng 7, lạm phát sẽ trở lại và trở lại cao hơn và lâu hơn. Điều này có nghĩa là lãi suất sẽ phải cao và kéo dài hơn, khoảng ít nhất 18 tháng, TTCK và BĐS dĩ nhiên là không chờ lâu như thế, những người ôm cổ phiếu theo tài chính đòn bẩy là phải xả hàng thôi vì không có ma nào dại mà thọc tay vào (vì tôi đã khuyên mọi người như thế).

Còn BĐS thì Nguyễn Tấn Dũng dự định cứu bồ nhóm tay chân lợi ích này lại bị “gậy ông đập lưng ông” rằng mặc dầu thanh khoản có, tiền nhà băng dồi dào nhưng viễn ảnh hạ lãi suất là 18 đến 24 tháng nên không ai dám mua BĐS (có lẻ vì đọc bài và nghe theo lời khuyên của tôi về ứng phó với suy thoái tại trang này, đánh CXN sẽ tìm thấy).

Và dĩ nhiên suy thoái sẽ tiến đến vào đầu quý 4 (tôi đã thấy rất nhiều dấu hiệu tương tự như 5 lần suy thoái mà tôi thấy ở Úc rồi, tôi sẽ đưa bằng chứng lần lượt, hãy đón đọc những bài của tôi, bạn sẽ học được rất nhiều để nhìn ra suy thoái). Suy thoái sẽ kéo dài 18 tháng tới 24 tháng và hy vọng là Đảng cộng sản sẽ sụp vì chính phủ mới sẽ dùng tài năng, tâm và tầm dự báo hữu hiệu mà hướng nền kinh tế này thoát ra khỏi suy thoái nhanh chóng, xin đừng hỏi tôi bằng cách nào, hỏi tôi khi tôi sắp về VN nhận chức mới, lúc đó tôi sẽ trả lời. Một thầy thuốc biết chẩn bệnh và có đủ tiền mua thuốc thì bệnh nhân sẽ khỏi, hãy đọc những dự báo của tôi 3 năm về trước tại đây.

Lỗi của ai vậy ??? Lỗi ban đầu có lạm phát là do bất tài, tham nhũng và ăn hại đái nát. Khi biết lạm phát cao, nghị quyết 11 kìm hãm lạm phát nghe xôm lắm, mới được từ tháng 2 đến tháng 5 là nhóm lợi ích, phe cánh đại gia bất động sản và chứng khoán than ầm lên, NHNN bơm 70 ngàn tỉ qua tái cấp vốn, lạm phát trở lại ngay sau khi giảm mức tăng tháng 6.

Hậu quả là một lần nữa, NTD nới lõng chính sách tiền tệ vì lợi ích nhóm thay vì vững tay chèo siết chặt để lạm phát giảm nhanh cho 86 triệu dân tộc của tôi. Suy thoái năm 1981 của Úc, giảm lạm phát từ 12% còn 3% cần 18 đến 24 tháng. vậy thì suy thoái đầu quý 4 (đã có rất nhiều tín hiệu cho thấy suy thoái đã bắt đầu) sẽ ít nhất 18 tháng, sau 18 tháng nếu lạm phát xuống còn 10% là chúng ta nên mừng, còn nếu muốn xuống 2 hay 3% như những quốc gia hội nhập của chúng ta thì 4 hay 5 năm là chuyện thường. Hãy tưởng tượng sống trong cảnh bảo giá này 4 hay 5 năm.

Dân nghèo VN không có bè phái, tay chân của ĐCS nên phải chịu tất cả thiệt thòi chống lại lạm phát bằng chính nỗ lực của họ, còn đại gia địa ốc thì sẽ được cứu vớt bởi Nguyễn tấn Dũng và đồng bọn.

TIME FOR A CHANGE

Châu Xuân Nguyễn

——————

08:25 | 28/07/2011

Vay, không vay đều ‘chết’

TP – Ví doanh nghiệp (DN) như cơ thể con người và vốn như máu, ông Huỳnh Văn Minh-Chủ tịch Hiệp hội DN TPHCM nói: “Anh em DN chúng tôi thường nói với nhau: chúng ta đang… khô máu”, tức hết vốn hoạt động”. Theo ông Minh, khoảng 60% vốn sản xuất kinh doanh của DN là vay từ ngân hàng, trong khi đó việc tiếp cận vốn vô cùng khó khăn.

Do cạn vốn, cho nên hiện cả nước có khoảng 30-40% DN phá sản và TP.Hồ Chí Minh cũng không là ngoại lệ. Bà Lý Kim Chi, đại diện Hội lương thực và thực phẩm thành phố cho rằng, với lãi suất ngân hàng 22%/năm, DN muốn duy trì được sản xuất thì phải có lãi 35-40%.

“Không có DN nào trong ngành có được mức lãi này”-bà Kim Chi khẳng định. Bà cho biết rất nhiều DN trong ngành này không dám vay ngân hàng, nhất là những DN vừa và nhỏ, mà tìm cách đi huy động tối đa các nguồn vốn bên ngoài như vốn tự có, của người thân… để sản xuất, kinh doanh.

Giám đốc một DN kinh doanh vật liệu xây dựng tại Bình Dương cho biết gần đây có một số khách hàng nước ngoài đến đặt sản xuất, cung cấp gạch ốp lát với số lượng lớn. Muốn đáp ứng được những đơn hàng này, công ty phải đầu tư thêm ít nhất một dây chuyền sản xuất giá hàng triệu USD.

Tuy nhiên, trong tình hình lãi suất cao như hiện nay, việc vay vốn để đầu tư là không khả thi. Một mặt vì khó vay, mặt khác nếu có vay được thì lợi nhuận cũng không đủ trả lãi ngân hàng. “Biết đây là cơ hội tốt nhưng chúng tôi đành phải từ chối khách hàng trong sự nuối tiếc”- vị giám đốc nói.

Phó chủ tịch Hội chế biến gỗ và Mỹ nghệ TP.HCM (Hawa), ông Huỳnh Văn Hạnh cho rằng cùng với chi phí đầu vào tăng mạnh, lãi suất cao như hiện nay đã khiến các DN trong nước mất hết lợi thế cạnh tranh về giá. Khách hàng chỉ có thể chấp nhận tăng giá 5-7% để chia sẻ với DN sản xuất, trong khí đó giá đầu vào tăng từ 15-20%, DN lại không có vốn nên không thể tiếp nhận được những đơn hàng như mong muốn.

Đại Dương

No comments:

Post a Comment