Trong bối cảnh Trung Quốc có va chạm về vấn đề biển đảo với láng giềng, hai trong số ba loại vũ khí mang tính cột mốc trong chiến lược phát triển vũ khí của Bắc Kinh liên quan đến sức mạnh hải quân. Chiến lược tập trung phát triển năng lực vũ khí cho hải quân giúp sức mạnh trên biển của Trung Quốc được đánh giá là có thế áp đảo trong khu vực. Các hệ thống vũ khí mới được bổ sung cũng có thể giúp Bắc Kinh đe doạ cả thế áp đảo của hải quân Mỹ trong tương lai.
Do đó, sự lo ngại của nhiều nước láng giềng về sự phát triển quân sự của Trung Quốc là điều khó tránh khỏi. Theo Tiến sĩ Andrew Erickson, một chuyên gia về Trung Quốc của Trường Chiến tranh hải quân Mỹ (Naval War College): "Trung Quốc không muốn phát động một cuộc chiến tranh mà thay vào đó tìm cách sử dụng sức mạnh quân sự đang lên của mình để thực hiện chiến thuật 'không đánh cũng thắng', bằng việc răn đe những hành động mà họ cho là làm phương hại đến các lợi ích cốt lõi của họ".
Theo các chuyên gia, để đạt được chiến thuật "không đánh cũng thắng" thì không có cách nào khác là phát triển kho vũ khí. Có 3 loại vũ khí mới mang tính biểu tượng cho việc mở rộng sức mạnh quân sự của Trung Quốc là tàu sân bay, tên lửa diệt tàu sân bay và máy bay chiến đấu tàng hình.
Trong số 3 vũ khí đinh nói trên, chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc vừa hoàn tất chuyến chạy thử trên biển hồi tuần trước, sau nhiều năm cải tạo từ vỏ tàu mua của Ukraina. Còn mẫu máy bay tàng hình lộ diện từ cuối năm ngoái và đang liên tục thực hiện các chuyến bay thử trong những ngày qua.
Tàu sân bay Thi Lang
Loại tên lửa được cho rằng có khả năng diệt tàu sân bay của Trung Quốc là vũ khí duy nhất trong số trên đã qua quá trình thử nghiệm và sẵn sàng chiến đấu. Giới chuyên gia quân sự Mỹ phỏng đoán Bắc Kinh đã bắt đầu triển khai tên lửa đạn đạo độc nhất trên thế giới có khả năng tiêu diệt các chiến hạm dang di chuyển này.
Trung Quốc đang triển khai một lực lượng hùng hậu tên lửa và các loại vũ khí tầm xa khác để vươn rộng khả năng tác chiến ra ngoài bờ. Trong số này nổi bật nhất là tên lửa đạn đạo chống hạm độc nhất trên thế giới Dong-Feng DF-21D. Độc nhất vì đây là loại tên lửa đầu tiên đặt trên bờ có khả năng tấn công được các nhóm tàu sân bay của Mỹ, vốn từ lâu là trụ cột trong sức mạnh hải quân của Washington.
Tên lửa Đông Phong DF-21
Hoả tiễn Dong-Feng DF-21D (phương Tây gọi là CSS-5) được bắn từ bệ phóng di động đặt trên xe tải chuyên dụng rất linh hoạt, với tầm bắn đạt 1.500 km. Tên lửa đạn đạo tầm trung một đầu đạn dùng chất đẩy rắn hai kỳ này cho phép quân đội Trung Quốc có thể tấn công các chiến hạm đang di chuyển ở vùng tây Thái Bình Dương, địa bàn đang do hải quân Mỹ chiếm thế áp đảo.
Giới chức Mỹ và Đài Loan đều khẳng định Trung Quốc đã triển khai sẵn sàng tên lửa DF-21D. Không khó để hiểu tại sao Bắc Kinh muốn có loại hoả tiễn với khả năng diệt các loại tàu chiến đủ cỡ này. Theo các chuyên gia đó là vì Trung Quốc muốn hạn chế sức mạnh vượt trội của hải quân Mỹ, ngăn khả năng Washington có thể can thiệp các cuộc khủng hoảng trong tương lai liên quan đến đảo Đài Loan.
Sở dĩ DF-21D đã sẵn sàng chiến đấu vì dự án chế tạo hoả tiễn này được khởi động từ cuối những năm 60. Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính Trung Quốc đang có từ 60 đến 80 quả tên lửa loại này cùng 60 bệ phóng tự hành. DF-21D là phiên bản mới nhất trong dự án chế tạo hoả tiễn trong nhiều năm của Bắc Kinh và là tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) đầu tiên trên thế giới. Một người anh em của loại tên lửa này cũng được phát triển để có khả năng phá huỷ vệ tinh.
Trung Quốc ôm giấc mộng tàu sân bay từ nhiều năm và giới chức quân sự nước này gần đây cũng thể hiện rõ quan điểm rằng một quân đội mạnh thì không thể thiếu loại vũ khí của các "đại gia" này. Ngay từ Thế chiến II, tàu sân bay đã là phương tiện mang tính quyết định đến sức mạnh hải quân của các cường quốc.
Cho đến nay Mỹ vẫn chưa có đối thủ về lực lượng tàu sân bay, kể cả thời Liên Xô còn hùng mạnh cũng không thể so sánh với Mỹ về loại vũ khí này. Mỹ cũng có một lực lượng hùng hậu các loại máy bay chiến đấu đủ loại chuyên hoạt động trên tàu sân bay sau nhiều năm phát triển liên tục. Mỗi chiếc tàu sân bay lại có cả một hạm đội đi kèm để bảo vệ gồm nhiều loại tàu ngầm và chiến hạm.
Còn Trung Quốc sau nhiều năm ấp ủ, nước này đang bắt đầu bước chân vào cuộc chạy đua sở hữu tàu sân bay với việc cho chạy thử chiếc đầu tiên mang tên Shi Lang tuần trước. Tàu sân bay được hoàn thiện từ vỏ tàu Varyag mua từ Ukraina này sẽ sử dụng loại máy bay tiêm kích do Trung Quốc sản xuất mang tên J-15 Flying Shark, được dựa trên mẫu máy bay Sukhoi SU-33 của Nga.
J-15 Flying Shark
Như vậy Trung Quốc đã chọn con đường tắt để hiện thực hoá giấc mơ tàu sân bay bằng cách dựa trên công nghệ của nước ngoài, mà cụ thể là công nghệ của Nga rồi địa phương hoá khâu chế tạo. Kết quả của chiến lược này là Trung Quốc đã có tàu sân bay, nhưng cách thức phát triển có phần "ăn xổi" này cũng khiến Bắc Kinh chỉ sở hữu được chiếc tàu không thể sánh với tàu sân bay của Mỹ.
Giới chuyên gia phương Tây nhấn mạnh tàu sân bay Trung Quốc sẽ chủ yếu phục vụ công tác huấn luyện. Nguyên nhân vì để vận hành hạm đội tàu sân bay cần phải có kinh nghiệm chỉ có thể thu được qua thời gian. Bản thân giới chức Trung Quốc khi lần đầu tiên chính thức công bố thông tin về tàu sân bay của mình cũng nói rằng nó sẽ được phục vụ cho huấn luyện và nghiên cứu.
Bên cạnh đó tàu sân bay Trung Quốc còn mang ý nghĩa chính trị hơn là sức mạnh quân sự. Nói như Tiến sĩ Andrew Erickson, Trung Quốc sẽ sử dụng chiếc tàu sân bay đầu tiên của mình để khẳng định hình ảnh của một cường quốc đang lên đối với thế giới.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20
Công nghệ hàng không của Trung Quốc đang tiến mạnh mẽ và theo truyền thống vẫn dựa trên việc phát triển các mẫu máy bay thời Liên Xô. Đỉnh cao trong chiến thuật "học hỏi công nghệ" từ nước ngoài trong chế tạo máy bay của Trung Quốc là mẫu máy bay tàng hình Chengdu J-20 đang gây xôn xao với hàng loạt chuyến bay thử vừa qua.
Việc công bố hình ảnh Chengdu J-20 có tác động rất lớn vì mẫu máy bay này được cho là đã đưa Trung Quốc gia nhập nhóm các nước rất ít trên thế giới có thể sản xuất chiến đấu cơ thế hệ thứ năm có khả năng tàng hình trước radar. Chuyến bay đầu tiên của Chengdu J-20 được thực hiện hồi tháng 1, chỉ vài giờ trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tới Bắc Kinh.
Tuy có ảnh hưởng lớn, sức mạnh thực chất của Chengdu J-20 cũng không khác so với tàu sân bay Shi Lang theo quan điểm của giới chuyên gia vũ khí. Douglas Barrie đến từ Học viện Quốc tế về Chiến lược học ở London (International Institute of Strategic Studies-IISS) khẳng định Chengdu J-20 không thể nào so sánh với máy bay cùng loại của Mỹ.
"Nhưng chiếc máy bay này đánh dấu tham vọng của Trung Quốc trong việc phát triển khả năng không chiến và nền công nghiệp quốc phòng hàng không của họ", BBC dẫn lời chuyên gia Douglas Barrie. Dù đã có thể bay lượn trên trời, mẫu máy bay đời mới có khả năng tàng hình của Trung Quốc cũng phải mất hàng thập kỷ thử nghiệm mới có thể tham chiến thực sự. Do vậy khả năng đụng độ với Hạm Đội 7 cuả Mỹ là điều mà Trung Quốc sẽ cố tránh né dù cho vẫn lớn tiếng thách thức. Sự phách lối này còn thể hiện trong một cử chỉ của phó Tổng Tham Mưu Trưởng của Trung quốc khi hội đàm với giới chức Hải Quân Mỹ. Ông này chỉ vào bản đồ Thái Bình Dương, vạch ngang một đường từ quần đảo Hawai và nói rằng: "Từ đây trở về phía đông là của các ông. Cũng từ đây trở về phiá Tây là cuả Trung Quốc. Giới chức Mỹ chỉ nhếch môi mà không trả lời.
Ngay khi viếng thăm TQ, Đô Đốc Mullen, TTM Trưởng của Mỹ, khi được hỏi ý kiến về tàu sân bay TQ, đã nói vỗ mặt: "Sở hữu tàu sân bay là một việc,
còn xử dụng nó cho có hiệu quả là một việc hoàn toàn khác.
Tưởng cũng nên nhắc lại là hiện nay Mỹ có 7 Hạm Đội Hải Dương trải khắp thế giới, với 12 Hàng Không Mẫu Hạm tối tân trong đó có 5 siêu mẫu hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử, 20 năm mới phải nạp năng lượng một lần
Ngoài ra ý niệm Hạm Đội Không-Hải đã được áp dụng và thực nghiệm từ trước Đệ Nhị Thế Chiến qưa trận Hải Chiến với Nhật tại Coral Sea năm 1942, và trận Hải Không Chiến vô tiền khoáng hậu tại vùng đảo Midway vào năm 1944.
Trong cả hai trận hải chiến này, phần thắng đều thuộc về phía Mỹ, đặc biệt trận Midway, Nhật đã bị mất tới 4 hàng không mẫu hạm, trong đó có chiếc
Soryu tối tân nhất cuả Nhật lúc bấy giờ, dù rằng Tư Lệnh Hạm Đội Nhật được chỉ huy bởi vị Đô Đốc lừng danh Yamamoto.
Không biết với thời gian trải nghiệm lâu dài như vậy, cộng với sự luyện tâp và đồi mới vũ khí qua nhiều thập niên, thì khi có sự đụng độ với Trung Quốc
ai sẽ là kẻ chiếm phần thắng???
Tuy nhiên, với máy bay tàng Seaengdu J-20, dù chưa thể trở thành vũ khí trên chiến trường thì đây vẫn là cột mốc trong sự phát triển năng lực quân sự không ngừng của Trung Quốc. Chúng mang thông điệp về khả năng Bắc Kinh có thể thách thức thế áp đảo về không quân và hải quân hiện nay của Mỹ trong tương lai không xa.
Điều đó cũng giải thích việc tại sao Washington "săm soi" một cách đặc biệt đến các dự án chế tạo vũ khí này của Trung Quốc.
VP-Tổng hợp với Đình Nguyên
Trở Về Trang chính
▼
No comments:
Post a Comment