Phero - Theo bản tin của đài BBC hiện nay, Trung Cộng đã điều động một số lượng lớn quân đội dọc theo biên giới Việt Trung. Bên cạnh đó là những căng thẳng trên biển Đông hai hôm nay khi Trung Cộng đưa tàu thăm dò dầu khí vào khu vực chủ quyền của Việt Nam chuẩn bị cho việc đưa dàn khoang dầu khổng lồ vào khai thác! Trước tình hình như thế, bà Nguyễn Phương Nga có lên tiếng phản đối nhưng xem ra không có hiệu quả.
Như vậy vấn đề căng thẳng biển Đông đã được Trung Cộng đẩy lên một cấp độ nguy hiểm hơn nữa. Những động thái này tuy có thể chúng ta chưa biết, nhưng truyền thông thế giới vẫn thấy và tỏ vẻ quan ngại cho hành động tập trung quân đội tại biên giới trên bộ. Tuy nhiên trên trang web chính thức của bộ quốc phòng Trung Cộng: www.mod.com.cn chỉ huy quân sự của Quảng Châu nói vẫn thường xuyên tập trận tại biên giới Việt Trung chứ không vì lý do tranh chấp Hoàng Sa, và Trường Sa.
Trước sự hiếu chiến của Trung Cộng, và những động thái ngang nghiên cùng những hành động tập trung quân đội dọc biên giới, đã khiến tình hình đã trở nên đáng lo ngại một cuộc chiến tranh sẽ nổ ra bất cứ lúc nào với Việt Nam. Thế nhưng điều kỳ lạ là những hợp đồng kinh tế về năng lượng như nhà máy điện Trà Vinh, Cà Mau vẫn cho Trung Cộng thắng thầu, kéo theo sau những hợp đồng đó là hàng nghìn công nhân họ lũ lượt sang Việt Nam làm việc và một số lớn là không có tay nghề! Dù dư luận lên tiếng gay gắt, nhưng những quan chức địa phương ở Cà Mau lại lên tiếng bênh vực.
Khi viết bài này, mình thấy chán nãn cho đất nước, nhà nước và nhân dân không cùng một tiếng nói, trong lúc dầu sôi lửa bỏng như thế, nhà cầm quyền cho bắt bớ những người yêu nước một cách phi pháp, đàn áp lòng yêu nước nhưng lại phản ứng yếu ớt với những hành động xâm lược liên tục của Trung Cộng. Chiến tranh thì treo lơ lững trên đầu tổ quốc, còn công nhân nhân Tàu thì lũ lượt kéo sang khắp nới trên đất nước! Chưa có con số thống kê chính xác là bao nhiêu công nhân Tàu trên đất nước, nhưng thử nghĩ xem, nếu có chiến tranh mỗi tỉnh có vài nghìn thằng Tàu cầm mã tấu đi chém giết cướp hiếp đốt tất cả trên đường đi thì có trở tay kịp không?
Giặc trên đầu, giặc trong nhà, giặc ngoài biển mà nhà cầm quyền thì đi bắt nóng bắt nguội người yêu nước, đi đàn áp người yêu nước thì không mất nước mới là lạ. Một nhà cầm quyền điên loạn khi mới đây cho ông tướng Bùi phan Kỳ của quân đội nhân dân viết bài nói rằng quân đội phải biết quay súng bắn vào ai khi có diễn biến? Thưa ông, diển biến hiện nay là Trung Cộng đang tập trung một số lớn quân đội dọc biên giới phía Bắc, trong các nhà máy chúng trúng thầu và ngoài Hoàng Sa Trường Sa kia. Ông là nhà quân sự mà sao không lo biên cương tổ quốc lại đi lo chuyện "quần" chúng thế? Có những vị tướng thế này, không mất nước mới lạ.
danlambaovn.blogspot.com
*
*
Trung Quốc tập trận gần biên giới Việt Nam
Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng giải thích việc tập trận gần biên giới với Việt Nam chỉ là 'hoạt động thường niên'.
Giải phóng quân Trung Quốc vừa tổ chức tập trận ở Khu Tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, dọc đường biên với một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam.
Tuy thời điểm của hoạt động này không được thông báo rõ, nhưng nó cũng làm dấy lên đồn đoán trên các trang mạng của Trung Quốc về một sự "huy động lực lượng" quy mô lớn trong bối cảnh đang có căng thẳng Trung-Việt quanh vấn đề chủ quyền tại Biển Đông.
Phản ứng trước các tin đồn này, hôm thứ Ba 09/08 Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông cáo nói cuộc tập trận do Quân khu Quảng Châu thực hiện mới rồi chỉ là hoạt động định kỳ thường niên và báo chí không nên đưa tin đồn quanh sự việc này.
Các kênh thông tin chính thống của Việt Nam chưa thấy có bình luận gì về cuộc tập trận.
Trong quá khứ Hà Nội đã một vài lần phản đối hoạt động tập trận của Trung Quốc tại các khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, như các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Biển Đông.
Ngược lại, Bắc Kinh cũng chỉ trích hoạt động tương tự của quân đội Việt Nam, nhất là các hoạt động có sự tham gia của một nước thứ ba.
'Trả giá đắt'
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc lại một lần nữa cảnh báo "một số nước" liên quan tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông.
Tờ Nhân dân Nhật Báo của Đảng Cộng sản nước này mới đây có bài nghiêm khắc chỉ trích việc quân đội Philippines xây cất cơ sở trên đảo Flat (tiếng Việt là đảo Bình Nguyên) tại quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.
Bài trên Nhân dân Nhật báo gọi việc này là sự vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và vi phạm Tuyên bố chung của các bên liên quan về Biển Đông (DOC).
Bắc Kinh nói đây là lãnh thổ truyền thống của mình.
Bài báo viết: "Giải quyết vấn đề chủ quyền Biển Đông là một quá trình lâu dài và phức tạp".
Theo đó, các bên cần gây dựng tin tưởng lẫn nhau để đặt nền tảng cho đàm phán song phương trong tương lai.
"Trung Quốc không phản đối việc thương lượng đưa ra các tiêu chuẩn ràng buộc khi nào có thể được nhưng cho rằng quan trọng nhất lúc này là hợp tác trên thực tiễn."
Nhân dân Nhật báo nhắc lại rằng Trung Quốc vẫn đề cao chủ trương "gác tranh chấp để cùng khai thác" nhưng các quốc gia liên quan cần hiểu rõ rằng điều này không có nghĩa "một số nước nào đó có thể xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc".
"Bất cứ quốc gia nào có sự nhìn nhận chiến lược sai lầm về chủ đề này chắc chắn sẽ phải trả giá đắt."
No comments:
Post a Comment