Trở Về Trang chính

Monday, August 29, 2011

Tại sao Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Giàu “bị tế thần” ????



Châu Xuân Nguyễn

Tôi là người quan sát rất sát sao với ông này. Ông này bản lãnh kinh tế thì không nhiều (so với thành phần CS còn lại thì tên chột này là Vua kinh tế vĩ mô), nhưng được cái ổng có chịu lắng nghe điều hay lẽ phải về điều hành kinh tế vĩ mô.
Tay này rất kiên quyết chống lạm phát và tay này cũng biết rằng tất cả thống đốc ngân hàng thế giới đều độc lập về chính trị, không chịu sự “chỉ đạo chính trị” của Thủ Tướng cầm quyền. Nhưng điều này đối với ĐCS là một chuyện không chấp nhận được.
Tóm tắt sau đây, NVG bị tế thần chức TĐ NHNNVN vì:
1.Tình hình sổ sách cân đối ngoại tệ, lãi suất, lạm phát, tín dụng đang bất khả thi và tay này nhìn thấy suy thoái sắp đến, khả năng sụp đổ toàn hệ thống tài chính VN nên không muốn có trách nhiệm, cũng muốn ra đi cho xong, đưa lên 1 tay mơ về kinh tế vĩ mô trong lúc dầu sôi lửa bỏng như thế này (Hội nghị TƯ đâu có cho Nguyễn tấn Dũng bỏ ghế dễ dàng như thế, phải dọn dẹp đống phân này mà NTD đã tạo ra suốt 5 năm nay) thì dễ dàng thao túng, bịt miệng hay điều khiển con vẹt dễ hơn.
2. Nền kinh tế này rệu rã và sụp bất kỳ lúc nào vì không vay tiền usd thế giới để cứu vãn được nữa (Vinashin quỵt 60 triệu usd ngày 20.12.2010)
3. Hệ thống ngân hàng là chắc chắn suy sụp sau TTCK và BĐS đã suy sụp rồi. Hệ thống ngân hàng suy sụp là không cứu nỗi vì nợ xấu quá cao, Tập đoàn dư nợ hàng 600 ngàn tỉ vnd mà không trả nợ định kỳ, không trả lẫn nhau nên kẹt tùm lum như bể hụi vậy.
4. Tay này có trong tay những con số khủng khiếp về nợ công về định kỳ nợ phải trả cho ngoại quốc (nếu không trả đúng ngày thì đưa vào sổ đen (đã quá đen rồi). Mỗi năm ngân sách trả hơn 4 tỉ usd lãi và con số này tăng hàng năm, nhập siêu 12 đến 18 tỉ usd…vét usd và vàng trong dân gian là không được vì …không lớn như ngoại quốc họ tưởng…Làm sao in được usd đây ?????
5. Tay này có những số liệu gần đây nhất về báo cáo của hệ thống ngân hàng về nợ xấu phần nhiều là của Tập đoàn, tình hình suy thoái ảnh hưởng nhiều, rất nhiều đến nợ xấu của doanh nghiệp tư nhân. Sản xuất cầm chừng, sản xuất mà không bán được vì suy thoái thì tiền đâu trả định kỳ ???…Những siêu thị điện máy phá sản trước rồi đến những shop nhỏ nhỏ…tất cả sẽ dây chuyền và tôi đã thấy với kinh tế mạnh như Úc này 4 hay 5 lần suy thoái rồi.
6. Không được độc lập chống lạm phát (nhiều thế lực bè phái của Thủ Tướng buộc thả lõng tín dụng v.v…có lợi cho họ) nên thà ra đi.
7. Vì áp lực của TT, tay này phải nói láo nhiều lần và tay này có sĩ diện, không muốn nói láo.
Về điểm 1. ai cũng biết mục đích của 3 Dũng khi cấm giao dịch ngoại tệ, hạ lãi suất ngoại tệ xuống từ 6% còn 2% để thâu gom ngoại tệ trong dân gian, trong tập đoàn, trong cty tư nhân nhưng kết quả là thất bại thê thảm, Tập đoàn giử 1.6 tỉ usd nhưng chỉ thâu được vài trăm triệu usd (so với 15, 16 tỉ usd nhập siêu thì vài trăm triệu này như muối bỏ biển.
Lạm phát triền miên, đưa ra nghị quyết 11 rồi giật cục vì phải nới lõng tín dụng để bảo vệ tay chân của 3 Dũng trong Bộ xây dựng và Bộ Giao Thông vận tải nên lạm phát tăng cao và sâu, tình trạng giữ lãi suất cao phải lâu hơn và cao (20 đến 25%), doanh nghiệp tư nhân không tiếp cận được vốn nên sản xuất chậm, suy thoái sẽ bắt đầu từ quý 4 này và đây là thành quả của 3 Dũng (lần này thì không đổ thừa cho thế giới được rồi).
Về điểm 2. thì độ tin cậy của VN bị đánh giá quá thấp và Vinashin ngày 20.12.2010 quỵt 60 triệu định kỳ nên thị trường tiền tệ phố Wall không cho VN mượn usd nữa. EVN không mượn được 1 tỉ usd trái phiếu, PetroVN ko mượn được 1 tỉ usd, TKV không mượn được 500 triệu usd nên 2 doanh nghiệp TKV và PetroVn tố cáo trên mặt báo là EVN chây lỳ trên khoản nợ 8 000 tỉ của tập đoàn này.
Về điểm 3. thì ai trong chúng ta cũng biết TTCK là chết ngắc, BĐS thì bất động, 2 ngành này dẫn tới hệ thống nhà băng sẽ suy sụp vì nợ xấu sẽ tăng cao (thêm vào đó suy thoái sẽ làm những cty tư nhân cũng không có đẻ lợi nhuận mà trả định kỳ cho nhà băng….tình hình rất ảm đạm cho những nhà băng, quốc doanh hay tư nhân cũng thế.
Về điểm 4. thì nợ công cùng với những khoản bảo lãnh của nhà cầm quyền là tròm trèm 85 tỉ usd (85% của GDP) và mỗi năm VN phải trả định kỳ ít nhất là 4 tỉ usd và con số này tăng dần vì những khoản nợ không hoàn lại và những khoản lãi suất thương mại dần dần đi vào hệ thống, thời gian ân hạn nhiều khoảng nợ cũng hết..Nhập siêu thì không giảm, nếu không nói là tăng lên từ 12 đến 18 tỉ usd/năm..Lấy usd đâu để thanh toán cho ngân hàng quốc tế này.
Về điểm 5. hãy đọc những loạt bài của tôi về suy thoái để thấy rằng tình trạng suy thoái sẽ kéo dài ít nhất 18 tháng hay 2 năm trước khi lãi suất hạ nhiệt lại như hồi 2009.
Về điểm 6 thì NVGiau luôn luôn kêu gọi siết chặt tín dụng nhưng 3 Dũng là luôn luôn kêu nới lõng, gần đây nhất NHNN bơm thêm 70 ngàn tỷ vnd (3.5 tỉ usd) dưới dạng tái cấp vốn. Ngay cả những chợ bán thịt, thương lái nghe được tin này là như mở cờ trong bụng, thịt heo thăn tăng từ 65 ngàn/kg đầu năm 2011 đến bây giờ là 160 ngàn/kg, hơn 140%. Tăng nhanh đến nỗi PCT UBND Hà Nội nói là thịt heo tăng nhanh hơn vàng…
Về điểm 7. NVGiau luôn luôn phải nói láo cho chế độ rằng tất cả đều tốt, kiểm soát tỉ giá, vàng ổn định trong khi anh này biết tỏng là kinh tế theo nguyên tắc “chảy về chổ trủng” hay “xẹp chổ này thì lồi chổ khác”.
Năm 1989, khi Gorbachov đi Tây Đức hỏi mượn Deustch Bank 100 tỉ usd, họ từ chối, Gorbachov tr73 về LX và khai tử ĐCS LX, chắc Vn không còn lâu nữa đâu…
Melbourne 15.07.2011
Cập nhật lúc :2:05 PM, 11/06/2011
(Đất Việt) Đây là khẳng định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu trong buổi họp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP HCM về chính sách tiền tệ 6 tháng cuối năm.

Theo đó, trần lãi suất huy động vẫn là 14% một năm, lãi suất huy động USD là 2% một năm và sẽ đình chỉ hoạt động ngân hàng nào để tăng trưởng tín dụng vượt 20% trong năm 2011.

Ngân hàng Nhà nước quy định đến 30/6, các ngân hàng thương mại phải giảm tỷ trọng cho vay phi sản xuất xuống còn 22% tổng dư nợ. Nhưng một số ngân hàng cho biết “không thể làm nhanh đến thế”. Ông Phạm Duy Hưng, Tổng giám đốc VietAbank, bày tỏ: “Dư nợ bất động sản phi sản xuất của chúng tôi từ 34% một năm đến 30/6 cũng chỉ có thể giảm xuống 31% và cuối năm chỉ về đến 28%. Mặc dù không tăng dư nợ phi sản xuất, nhưng do kỳ hạn chưa đến, ngân hàng không thể xử lý bằng cách thu trước hạn của khách hàng”. Bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng, cũng đồng ý: “Yêu cầu đưa dư nợ phi sản xuất về 16% vào cuối năm nay là khó khăn. Các hợp đồng đã ký năm ngoái nhưng thời hạn vay từ 2 đến 5 năm nên thay đổi thì không được”.

Chưa khẳng định sẽ phạt hay không phạt ngân hàng không “kéo” dư nợ phi sản xuất xuống dưới 22% trước 30/6, ông Giàu khẳng định, Ngân hàng Nhà nước không yêu cầu giảm tuyệt đối nhu cầu tín dụng phi sản xuất mà chỉ yêu cầu giảm cơ cấu theo kiểu “siết chặt”. Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại cẩn trọng trong cho vay phi sản xuất, vì “3 năm nay, Ngân hàng Nhà nước luôn luôn cảnh báo về vấn đề cho vay này”. Hiện nay, có đến 16 ngân hàng có dư nợ phi sản xuất trên 22% trong tổng dư nợ.

Con số Ngân hàng Nhà nước đưa ra, 5 tháng đầu năm, lãi suất huy động bình quân VND của các ngân hàng thương mại là 15,5% một năm, lãi suất cho vay VND 18,74%, tăng 3,74% một năm so với năm 2010. Cho vay sản xuất bình quân là 18 – 19% một năm, phi sản xuất 22 – 25%. Hiện tại, lãi suất liên ngân hàng đã giảm, qua đêm chỉ còn 13 – 14% mỗi năm, kỳ hạn 1 tuần là 15 – 16%, thanh khoản đã có dấu hiệu ổn định. Những kết quả đó Ngân hàng Nhà nước cho rằng có thể thực hiện được việc kiểm soát tín dụng dưới 20%, giảm tỷ trọng cho vay phi sản xuất và tăng mạnh cho nông nghiệp nông thôn.

Dù còn một số quan ngại về trần lãi suất huy động 14% một năm, nhưng nhiều ngân hàng thương mại đồng tình không để tăng trưởng tín dụng vượt mức 20% . Ông Giàu, khẳng định: “Ngân hàng Nhà nước sẽ theo các chỉ tiêu của Thủ tướng công bố về GDP, lạm phát… để điều hành chặt chẽ, linh hoạt, không nới lỏng. Các ngân hàng thương mại phải tiết kiệm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất, tránh cạnh tranh không lành mạnh. Các công cụ lãi suất như lãi suất trên thị trường mở (OMO) sẽ từ 10 -15%, TCV từ 4 – 9%. Đối với ngân hàng thương mại, Nhà nước sẽ có yêu cầu chỉ cho vay 18% một năm”.

Phương Nhi

No comments:

Post a Comment