Ông Trương Tấn Sang, người vừa được đảng CSVN cử giữ chức chủ tịch nước thông qua 97,4%, đã đưa ra lời phát biểu sau khi nhậm chức, khi nhấn mạnh trên cương vị mới sẽ cùng toàn đảng, toàn dân quyết tâm thực hiện nghị quyết Đại hội XI của đảng. Ông Sang cũng chỉ lặp lại những lời tuyên bố cũ rích của các ông chủ tịch tiền nhiệm, vẫn vũ như cẫn. Ông Sang vẫn vì bảo vệ“ bầy sâu” cộng sản mà phải bám víu vào cái phao XHCN để cả bọn“ ngồi mát ăn bát vàng”, trong khi cái bộ mặt thật của XHCN đã bị tất cả những đảng viên trí thức lão thành cách mạng và những nhà trí thức trẻ tởm lợm nó.
Ông Sang tuyên bố:
Thứ nhất, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh thật sự của nhân dân, do dân, vì dân…
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…”(VNEXPRESS online ngày 25-7-2011)
Cái chủ trương nhà nước pháp quyền kiểu của ông Sang đã được giáo sư Trần Ngọc Hiển trong lần hội thảo với chủ đề“ Mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam: Cơ sở lý luận và thực tiễn”, giáo sư cho rằng:
“Sự phát triển của nhà nước pháp quyền và chế độ dân chủ trở thành mắt xích chủ yếu giữa kinh tế thị trường với thể chế chính trị.
“Về mặt chính rị, sự phát triển kinh tế thị trường trở thành bước ngoặt kết thúc các chế độ chuyên chế và hình thành chế độ dân chủ. Không thể coi là đã hình thành nền kinh tế thị trường khi nhà nước chưa ra khỏi tình trạng quan liêu, tham nhũng phổ biến. Không thể coi là đã có nhà nước pháp quyền trong khi xã hội còn thiếu dân chủ và tính tự phát của người dân còn phổ biến”. (VietNamNet online ngày 23-9-2009)
Tiếp theo ông chủ tịch Sang, tới phiên ông Nguyễn Tấn Dũng trong bài phát biểu nhậm chức thủ tướng thêm một nhiệm kỳ nữa vừa rồi cũng đã đồng ca bài tiến lên CNXH như sau:
“Chính phủ – thủ tướng chính phủ nguyện trung thành với Tổ quốc, với dân tộc, với đảng CSVN, với hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; tất cả vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. (Hànộimới online ngày 3-8-2011)
Để tìm hiểu cái XHCN mà hai ông chủ tịch và thủ tướng cố bám nó như thế nào, trong cuộc hội thảo góp ý cho văn kiện Đại hội đảng CSVN lần XI giáo sư Trần Phương, nguyên phó thủ tướng chính phủ đã thắc mắc và nêu lên những câu hỏi như sau:
“Nhưng tôi hỏi các ông đây, các ông là người đọc sách nhiều nhất. Tôi hỏi ông, CNXH bây giờ là cái gì, tôi đố ông trả lời được đấy. Cái điều mà ông Mác nói về CNXH là chế độ công hữu chiếm địa vị thống trị, còn ông, thu hẹp cái sở hữu tư nhân đi đến xóa bỏ sở hữu tư nhân và thị trường tự do. Ông làm lộn ngược rồi…
Thế bây giờ CNXH của ông là cái gì? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác. Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái CNXH mà chúng ta sẽ đi là cái CNXH gì đây?
“ Có nhiều người bảo rằng, thôi thì ta cứ đành lấy khẩu hiệu ‘dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh’, đó là CNXH. Tôi xin lỗi ông, đấy không phải là CNXH"!
“ Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tôi hỏi ông VN đã bằng Thuỵ Điển hay Na Uy chưa? Họ không có xã hội dân chủ, cũng công bằng mà công bằng hơn ông, mà văn minh tất nhiên là hơn ông rồi. Thế thì cái CNXH mà ông bảo rằng là lấy cái khẩu hiệu‘ dân giàu, nước mạnh’ mấy cái câu đó mà thay thế cho CNXH, đấy là CNXH của tớ đấy. Tôi nghĩ rằng không đúng. Ông bịp thiên hạ với cái chữ CNXH của ông!” (RFA online ngày 8-12-2010)
Chúng ta thấy giáo sư Trần Phương đã nói rõ chính ông ấy còn không hiểu cái CNXH ra mô tê gì, thì sao hai ông chủ tịch Sang và thủ tứơng Dũng lại cố kiên trì nó như là một trò mò trăng đáy biển. Và cùng một quan niệm với các vị giáo sư nói trên, giáo sư Nguyễn đức Bình phát biểu:
“Kinh tế thị trường có thể hiểu được, chỉ cần ra đường là thấy nhưng định hướng xã hội chủ nghĩa chẳng thấy đâu…Kinh tế thị trường tự bản thân nó không mang thuộc tính định hướng XHCN”. (VietNamNet online ngày 23-9-2009)
Trong một bức thư của tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ tranh luận với ông Đỗ Phú Thọ khi ông này viết bài“ Tiếp tục hoàn thiện mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN” đăng trên tờ Quân đội Nhân dân ngày 25-4-2010, ông Xuân Thọ viết:
“ Chỉ những người chỉ biết Mác biết Lênin như ông mới tưởng rằng cái mô hình mà các ông đánh cắp của các nước Tư bản rồi gắn cho nó một cái mác XHCN là mới mẻ, là sáng tạo!!! Thật nực cười!!!
“ Tôi nói nó quái gở là vì nó khoác cái tên ĐỊNH HƯỚNG XHCN để lừa dân nhưng thực chất nó là NỀN KINH TẾ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA!!!…
“ Nếu cứ ĐỊNH HƯỚNG XHCN u u mimh minh như thế này thì tiền vay nước ngoài, ¼ rơi vài túi một số kẻ đại diện cho mô hình này. Các dự án của nước ngoài biến thành dự án xây nhà xây sân gôn…Nông dân bị cướp đất… rồi cả dân tộc nói dối…Tôi đau lòng lắm”. (Đối Thoại online ngày 26-4-2010)
Ông Tống Văn Công, nguyên tổng biên tập báo Lao Động nói rõ cái thế của CNXH như thế nào:
“ Kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự là kiềng ba chân của một xã hội dân chủ. Ở Việt nam, hai chân kiềng trước bị áp đặt tính từ“ xã hội chủ nghĩa”, do đó chân kiềng thứ ba vẫn là một xã hội chính trị như nửa thế kỷ trước. Các đoàn thể đều không cần che dấu mình là công cụ của đảng, tập hợp người dân thuộc giới mà mình phụ trách trước đảng. Không có xã hội dân sự thì cũng không thể có nhà nước pháp quyền thực sự, không thể có nền kinh tế thị trường lành mạnh”. (Đối Thoại online ngày 25-10-2010)
Và tiến sĩ Hà Sĩ Phu đã phân tích rõ ràng về cái vế kinh tế thị trường và định hướng XHCN trong bài“ Ý kiến nhỏ nhân ngày lễ lớn”, ông giải thích như sau:
“ Thể chế như một cơ thể bị xé đôi, nửa kinh tế thị trường muốn chạy lên phía trước, nửa“ định hướng XHCN” cố lưu lại phía sau. Nửa kinh tế là kinh tế trí thức, nửa chính trị Mác Lê thì phản trí thức. Đây là trường hợp phân thân của hai nửa dị hợp, như người đi hai chân trên hai băng chuyền ngược chiều nhau”.
(Đối Thoại online ngày 30-8-2010)
Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam trả lời phỏng vấn của Phạm Huyên giải thích rõ hơn về quan niệm vai trò chủ đạo:
“ Chúng ta nói rất nhiều, rất tích cực về nguyên tắc bình đẳng đó. Thậm chí, ca ngợi đó. Nhưng bên cạnh, vẫn giữ quan niệm“ chủ đạo” với cách nghĩ như hồi trước khi chuyễn sang kinh tế thị trường…Bây giờ, chúng ta đã chuyễn sang kinh tế thị trường, nếu vẫn còn giữ cái quan niệm“ vai trò chủ đạo” như trước thì phải giải thích cho rõ ràng, để thấy sự phù hợp thực tiễn. Còn nếu quan niệm cũ mà không được giải thích một cách minh bạch trong điều kiện mới, trong một hệ thống thay đổi căn bản về cấu trúc, về cơ chế vận hành, làm cho người ta hiểu là cái chủ đạo ấy chứa đựng nguy cơ vi phạm nguyên tắc thị trường-mà thực tế đang diễn ra như vậy – thì chắc chắn sẽ dẫn tới hậu quả là chính sách mang tính phân biệt đối xử, là nền kinh tế vận hành không thể hiệu quả”. (VNR500 online ngày 8-10-2010)
Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên cố vấn kinh tế cho thủ tướng Võ Văn Kiệt, góp ý cho văn kiện đại hội lần thứ XI của đảng CSVN, ông nói:
“ Tôi nghĩ thời điểm hiện nay chín muồi để bỏ câu kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tôi cũng xin lưu ý, trên khắp thế giới không đâu có câu đó cả. Ngay cả ở Trung quốc họ cũng không nói kinh tế nhà nước là chủ đạo”.(Bauxite Việt Nam online ngày 24-9-2010)
Một chính thể mà quyền hành tập trung bao cấp vào tay một người thì dể đi đến độc quyền, độc đoán, độc tài; thất bại và thiệt hại dân chúng lảnh đủ nợ như vụ con tàu Vinashin đã chứng minh và hệ luỵ này được tiến sĩ Nguyễn Quang A nói lên như sau:
“ Hiện có 19 tập đoàn và tổng công ty do thủ tướng trực tiếp quản lý như vậy. Với cơ chế thủ tướng chủ quản này, quyền lực kinh tế tập trung quá cao vào tay một người và ẩn chứa những rủi ro không lường (thời xưa rải ra các bộ các địa phương, nên rủi ro cũng được trải ra và có thể không đến mức khốc liệt như với cơ chế thủ tướng chủ quản)”. (Bauxite Việt Nam online ngày 4-11-2010)
Cố trung tướng QĐND Trần Độ, người bị đảng cộng sản khai trừ vì có tư tưởng đổi mới nên đã bị trù dập cho đến ngày nhắm mắt ngay cả trong đám tang vẫn còn bị bạc đải. Những lời tâm huyết của ông được lưu truyền trong“ Nhật ký Rồng-Rắn”:
“ Hảy nhìn lại xem: từ năm 1975 đến 1985, mười năm xây dựng XHCN trong cả nước và có tên là:“ Cộng hòa XHCN Việt Nam” thì đất nước ra thế nào? Có phải suýt chết đói, suýt rơi xuống vực thẳm rồi không? (trang 17). Như vậy“ XHCN” chỉ là một lý thuyết của một học thuyết chưa được chứng thực (chỉ mới có sự chứng thực của sự thất bại và đổ vỡ sau 70 năm tưởng rằng đã thành công” (trang 22)
Nhà văn Phạm Đình Trọng viết trong bài“ Không thể đi ngược ý chí nhân dân” nói lên cái cảm giác khi nhớ lại thời đang tiến mạnh, tiến nhanh lên CNXH:
“ Chủ nghĩa xã hội đã làm cho lãnh đạo Việt nam không còn mang hồn Việt Nam nữa! Còn người dân Việt Nam nhắc đến chủ nghĩa xã hội lại rùng mình, dựng tóc gáy nhớ lại những nỗi khủng khiếp, những tai họa giáng xuống dân tộc, giáng xuống số phận dân lành suốt mấy chục năm trời chủ nghĩa xã hội ngự trị ở Việt nam! Cố duy trì CNXH đã tước mất của đảng CSVN sức mạnh làm nên mọi thắng lợi: Lòng dân, đã đặt đảng CSVN trước tình thế hiểm nghèo không thể vượt qua!” (Dân Làm Báo online ngày 8-7-2011)
Trong lần hội về Khoa học Kinh tế và Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế – Xã hội quốc gia, thuộc bộ Kế hoạch – Đầu tư đã hội thảo góp ý cho Văn kiện đại hội XI đảng CSVN nhiều nhà trí thức đã thành tâm góp ý. Giáo sư Trần Phương, nguyên phó thủ tướng chính phủ và hiện là Chủ tịch hội Khoa học-Kinh tế Việt nam đã đưa ra nhận xét về CNXH và chủ nghĩa Mác Lênin như sau:
“Ông đưa ra một cái cương lĩnh, cương lĩnh tức là cái đảng này phải tiến lên đến đâu, nó đi theo con đường nào. Thế mà cương lĩnh của ông, ông nói chủ nghĩa Mác – Lênin, thì chủ nghĩa Mác – Lênin có điều đúng có điều sai, nhất là những dự đoán của Mác và Lênin về cái gọi là chủ nghĩa xã hội sai rồi, mà rõ ràng là thực thi 70 năm đã thất bại rồi”.
PGS Đào Công Tiến, nguyên hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP Sài gòn phát biểu:
“Học thuyết Mác- Lênin cho đến nay, cuộc sống đã chỉ cho chúng ta khá rõ có cái trước trúng nay trúng. Có cái trước trúng nay không còn phù hợp vì bối cảnh lịch sử đã thay đổi quá nhiều. Có những cái trước và nay đều trật hết. Thế thì không có lý do gì để chúng ta kiên định một cách máy móc, học thuyết Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hành động…Đem cái mô hình kinh tế tổng quát nhà nước hóa, công hữu hóa, kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp thay cho kinh tế thị trường, dân chủ và pháp quyền, thì cái mô thức tổ chức cái xã hội đó, XHCN đó, tôi cho rằng đã đến lúc phải đoạn tuyệt. Và thay vào đó là cái mô thức tổ chức xã hội hiện đại, kinh tế thị trường hiện đại, dân chủ và pháp quyền”. (RFA online ngày 17-12-2010)
Theo cựu đại tá QĐND Bùi Tín, người đang sống ở nước ngoài nhận định:
“ Các nước Đông Âu XHCN cũ, đồng minh thân thiết một thời của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, không những đã cam kết từ bỏ học thuyết Mác-xít, còn coi CNXH Mác-xít là nhầm lẫn bi thảm nhất của lịch sử cận đại; Nghị viện châu Âu còn ra“ Nghị quyết cấm tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và CNXH Mác-xít trên lãnh thổ châu Âu do những tội ác nó gây ra trên thực tế đã vượt quá tội ác của bọn phát xít Hitler”. (Đàn Chim Việt online ngày 11-6-2010)
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang trong bài“ Việc hệ trọng hàng đầu hiện nay” nói về XHCN, ông nhắc lại lời của ông Bùi Đức Lai, nguyên cán bộ Ban Tổ chức Trung ương đảng CSVN nói như sau:
“ Đã có một bộ phận miệng nói XHCN, nhưng chân bước đi theo con đường man rợ mà chủ nghĩa tư bản từng bắt buộc phải đi qua vào một thời điểm lịch sử khác, trong giai đoạn tích luỹ ban đầu: bóc lộ, tàn phá thiên nhiên, bóc lột sức lao động, chiếm đoạt đất đai, của cải, tài sản nhà nước, lũng đoạn quyền lực. Đối với nó, XHCN là một khái niệm hoàn toàn trống rỗng, nhưng nó muốn lợi dụng đến cùng để che đậy bản chất thật và trục lợi, trước khi công khai xé bỏ hoàn toàn khi đủ điều kiện”. (Đối Thoại online ngày 11-10-2010)
Qua bao nhiêu nhận định, bao nhiêu ý kiến của những bậc thức gĩa lão thành cách mạng trong nước thì chúng ta đã thấy rõ cái Chủ nghĩa xã hội lổi thời, nó chỉ còn là lực cản của sự phát triễn đất nước mà thôi. CNXH đã thất bại như thế mà tại sao bọn cầm quyền công sản Việt Nam vẫn còn cố bám, câu trả lời sẽ không khó với những người từng am hiểu về công sản. Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã thay chúng ta mà nói rõ cái tim đen của bọn lãnh đạo công sản Việt Nam hôm nay khi ông trả lời phỏng vấn của đài VOA về “ chiến tranh Việt Nam và ngày 30 tháng 4” như sau:
“ Thế nhưng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã phá sản tuyệt đối vào năm 1985 khi chính sách gía – lương – tiền của chính phủ Việt Nam gây lạm phát tới 900%, dẫn đến kinh tế tư nhân hay kinh tế thị trường được đảng cộng sản Việt Nam phục hồi tại Đại hội 6 của đảng vào năm 1986…
“ Sở dỉ có chuyện ban lãnh đạo đảng CSVN nói một đằng, làm một nẻo là vì họ sợ mất quyền lợi bản thân. Thật vậy, nếu chính thức từ bỏ chủ nghĩa xã hội thì đảng cộng sản Việt Nam sẽ mất độc quyền lãnh đạo đất nước trong khi quyền lực là phương tiện làm giàu của đại đa số đảng viên có chức vụ”. (VOA online ngày 29-4-2010)
Tóm lại, với phương châm "còn đảng, còn mình" nên CSVN phải cố bám vào cái chủ nghĩa xã hội lỗi thời (đã bị chính nơi sinh ra nó vứt vào sọt rác); cố bám vào cái xác thối rữa của Hồ Tặc, để cùng nhau vơ vét, bán rẻ đất nước cho Tàu, mặc cho thế giới khinh bỉ, nhân dân nguyền rủa.
Tổng hợp từ nhiều nguồn.
Trở Về Trang chính
▼
No comments:
Post a Comment