Trở Về Trang chính

Monday, August 22, 2011

Tại sao 100 triệu người Trung Quốc thoái Đảng?

Năm nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc kỷ niệm 90 năm tồn tại. Và đảng này đã nắm quyền ở Trung Quốc trong gần 62 năm. Nhưng một phong trào quần chúng đang quét qua đất nước – và thách thức hiện trạng.

Phong trào có hàng triệu người tham gia. Nhưng do nhiều lý do mà thế giới ít biết đến phong trào này.

Yi Rong, Phó Chủ tịch, Trung tâm Phục vụ Thoái Đảng Toàn cầu nói:

“Có thể nói rằng đây là phong trào thức tỉnh tinh thần lớn nhất của người Trung Quốc trong lịch sử.”

Có thể thấy những cảnh như thế này trên khắp thế giới – trừ Trung Quốc đại lục.

Những người tổ chức gọi nó là “Phong trào Thoái Đảng”. “Thoái Đảng” có nghĩa là rút khỏi hay “từ bỏ” Đảng. Nó bao gồm những người từ Trung Quốc Đại lục và những người Hoa tại hải ngoại công khai tuyên bố từ bỏ sự ràng buộc của họ với ĐCSTQ.

Nó bắt đầu vào tháng 11/2004. Đó là khi bản tiếng Hoa của tờ báo độc lập Đại Kỷ nguyên – The Epoch Times ấn bản loạt bài bình luận nhan đề “Chín bài bình luận về ĐCSTQ.” Nó trình bày một phân tích sâu sắc hiếm có về ĐCSTQ.

John Nania, Tổng biên tập, The Epoch Times nói:

“Chưa từng có ai khác thử hay thành công trong việc vạch trần toàn bộ những gì mà ĐCSTQ đã làm qua hàng thập kỷ tồn tại của nó, trong hơn 60 năm thống trị Trung Quốc của nó. Cửu Bình đã phân tích và phê phán ĐCSTQ theo một cách rất khó làm ở Trung Quốc do môi trường chính trị ở đó. Nó đưa ra hàng chục ví dụ về ý thức hệ bạo lực và đấu tranh của ĐCSTQ đã dẫn đến hàng triệu cái chết, và gây ra thống khổ tột cùng như thế nào. Những lời của nó đã cộng hưởng với nhiều độc giả, cho họ thấy rằng sự thống khổ của họ dưới ĐCSTQ được chia sẻ.”

Cửu Bình cũng lập luận rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ được tự do và thịnh vượng cho đến khi ĐCSTQ ra đi.

Chưa đầy hai tuần sau khi ấn bản Cửu Bình, các biên tập viên của tờ báo đã bắt đầu nhận được những tuyên bố từ độc giả Trung Quốc nói rằng họ muốn từ bỏ mối liên hệ của mình với ĐCSTQ.

Một vài tháng sau, Trung tâm Phục vụ Thoái ĐCSTQ Toàn cầu được thành lập. Mục đích là để tiếp nhận những tuyên bố này và giúp mọi người rút khỏi ĐCSTQ.

Đến tháng 4-2005, Trung tâm đã nhận được hơn một triệu tuyên bố thoái xuất. Hiện nay, họ nói rằng con số đó đã tăng lên đến hơn 100 triệu.

Hầu hết những tuyên bố này đến từ những người tuyên bố rút khỏi một trong ba tổ chức của ĐCSTQ là Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên, và ĐCSTQ. Đây là lý do tại sao phong trào này còn có một tên nữa là Tam Thoái.

Trong khi nhiều người trong số những người thoái xuất không phải là thành viên hiện thời, họ vẫn tham gia vào phong trào Thoái đảng. Trên thực tế, những quy định thoái xuất đơn giản đến mức khó có thể gọi Thoái đảng là một phong trào chính trị được: không quan trọng là bạn đang là một thành viên tích cực của đảng hay tư cách thành viên của bạn đã hết hạn. Bạn không cần phải đưa ra thông tin liên hệ của mình. Và bạn thậm chí có thể dùng tên giả nếu bạn sợ bị trả thù.

Chỉ có một điều thực sự quan trọng:

Yi Rong, Phó Chủ tịch, Trung tâm Phục vụ Thoái Đảng Toàn cầu nói:
“Miễn là mọi người hoàn toàn cắt bỏ mối liên hệ của mình với ĐCSTQ, từ trong tâm và về mặt tinh thần, và họ minh bạch về việc này, thì tôi tin rằng đây là điều được ghi nhận.”

Đó là một phong trào chính trị trong đó cái tâm của mọi người – chứ không phải là quan điểm chính sách – là quan trọng.

John Nania, Tổng biên tập, The Epoch Times nói:

“Họ phải rửa sạch tay mình khỏi máu của ĐCSTQ vì lời tuyên thệ khi vào đảng, đoàn, đội của họ bao gồm cả những lời thề độc, hiến dâng máu của mình cho đảng… Và tất nhiên rất nhiều máu đã chảy trong lịch sử của đảng, 80 triệu người đã chết do các nguyên nhân không tự nhiên vì những hành động của đảng trong lịch sử.”
Phong trào Thoái đảng mang tính đặc thù Trung Quốc trong quan điểm – rất khác với phong trào dân chủ của phương Tây những năm 1980 hay Hiến pháp 08 gần đây.

Phong trào Thoái đảng thậm chí không thảo luận về chính sách. Nó chú trọng vào đạo đức, và có gốc rễ trong văn hóa Phật gia và Đạo gia cổ truyền của Trung Quốc. Cửu Bình kêu gọi việc khôi phục đạo đức – trong một nền văn hóa mà nó nói là đã bị làm cho thối rữa bởi ý thức hệ bạo lực của ĐCSTQ.

Đó là lý do tại sao những tuyên bố thoái xuất của mọi người có xu hướng phản ánh quan điểm của họ về đạo đức thay vì về chính trị.

Ví dụ, tuyên bố này từ một người đàn ông có tên là Mã Hoa. Bố và ông của ông Mã đều là thành viên của ĐCSTQ. Bản thân ông Mã cũng là một thành viên, và ông đã làm cho chính phủ 10 năm.

Ông viết: “Cá nhân tôi hiểu và đã trải qua những dối trá, lừa đảo, kiểm soát tư tưởng và tàn bạo của ĐCSTQ mà Chín bài Bình luận về ĐCSTQ đã vạch trần. Nhưng vì kế sinh nhai, tôi đã gia nhập ĐCSTQ và đã làm những điều ngu ngốc trái với lương tâm của mình. Giờ tôi hối hận sâu sắc về điều này và hy vọng rằng thông qua hình thức thoái đảng tôi có thể bù đắp lại những lỗi lầm của mình, và lương tâm tôi có thể được thoải mái hơn một chút.”

Leung Yiu-chung, thành viên của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông nói:

“Với những người sẵn lòng rời bỏ đảng này, và rời bỏ cac quyền lợi sát sườn của mình, trên thực tế nó đã phản ánh rằng họ đã thức tỉnh trước tình trạng thối nát ở Trung Quốc. Họ không còn muốn ủng hộ những điều không trung thực và không lành mạnh này nữa. Nó thực sự phản ánh sự thức tỉnh liên tục của nhân dân Trung Quốc.”

Qu Zheng, một biên tập viên của The Epoch Times nói:

“Làn sóng Thoái đảng do Cửu Bình khởi động thực sự đã thay đổi từ căn bản cái tâm của mọi người. Nó cho phép người ta thực sự nhận ra rằng họ muốn tách mình khỏi những thứ tà ác và không còn lãnh đạm nữa.”

Đó là một sự canh tân có gốc rễ từ văn hóa truyền thống của Trung Quốc chứ không phải là từ chính trị. Và nó đang được đẩy mạnh trong một cách hy hữu – không phải bởi những trí thức hay chính phủ nước ngoài, mà là bởi sự liên kết lỏng lẻo của những tình nguyện viên.
Và nó rất có thể sẽ thay đổi cả tương lai của Trung Quốc.

—————————————————————————————-

Các phóng viên Karen Chang, Shelley Zhang, và Matt Gnaizda.

Ghi chú:
NTD có quan hệ với The Epoch Times, tác giả của Cửu Bình mà được coi là chất xúc tác của phong trào Thoái đảng. Vào năm 2005, NTD đã làm một bản video của Cửu Bình và phát qua vệ tinh vào Trung Quốc, cũng như các nơi khác trên khắp thế giới. Điều này có thể đã có ảnh hưởng đến sự lan rộng của phong trào Thoái đảng.

Theo NTDTV


No comments:

Post a Comment