Nhóm Dự Đoán Kinh Tế - Kịch bản về một sự sụp đổ của nền kinh tế VN đang diễn ra ngay lúc này, tình trạng gần như hết thuốc chữa. Khởi đầu bằng Nghị quyết 11 (NQ11), cho tới nay, hậu quả của nó đã rõ: lãi suất tăng phi mã, VND liên tục mất giá, lạm phát liên tục tăng, sản xuất thì càng lúc càng đình đốn, các công ty mỏi mòn kêu cứu, đang ‘vật vờ’ hoạt động cầm chừng.. (Vneconomy, 23/8/2011).
Kinh tế Việt Nam thật sự đang ngắc ngoải trong tình trạng đình lạm (stagflation).
CPVN đang rất tuyệt vọng, từng bước thăm dò phản ứng để có thể kết hối (tịch thu USD) và kết kim (tịch thu vàng) bất cứ lúc nào.
Đáng chú ý nhất là bản tin từ tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình “gợi ý” rằng: Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ vàng giùm cho dân (Vnexpress, 23/8/2011).
Trong ngôn ngữ báo chí, họ dùng từ “giữ giùm”, trong dân gian, đó chính là “kết kim”.
—————————
Cảnh báo cho tất cả bạn đọc nào còn giữ VND, hãy bán hết và chuyển hóa vốn dưới dạng vàng, ngoại tệ để bảo toàn tài sản.
Chỉ mới hồi tháng trước, NHNN thông báo đã tung ra 84.000 tỉ để thu mua 4 tỉ USD (Vneconomy, 20/7/2011), nay Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết tổng cộng họ đã mua vào tổng cộng trên 6 tỉ USD.
Tức chỉ trong vòng 3 tuần, Ngân hàng Nhà nước đã thu gom thêm trên 2 tỉ USD, bơm ra thị trường xấp xỉ thêm 42.000 tỉ VND.
Đấy là chưa kể 70.000 tỉ VND cứu TTCK hồi tháng 6 (Vneconomy, 11/6/2011), 100.000 VND tiền cho vay ngoại tệ (Cafef, 22/8/2011), tiền “hỗ trợ” các ngân hàng trước áp lực lãi suất, các tập đoàn như Vinashin, EVN, Dung Quất.. và hàng loạt các dự án “trên trời, dưới đất” khác của CPVN (chẳng hạn đề án giáo dục 70.000 tỉ VND)..
Tổng cộng lại, VND được NHNN in ra thị trường liên tục, bất tận, vô hạn định chỉ trong thời gian ngắn, góp phần tăng lạm phát..
Các nguồn cung USD cho KTVN như FDI, kiều hối.. liên tục giảm (Cafef, 22/8/2011). Nhập siêu thì vẫn ở mức cao, chỉ tính riêng ở Hà Nội, trong 8 tháng đầu năm đã nhập siêu trên 10 tỉ USD (Cafef, 22/8/2011). Và các quỹ đầu tư chứng khoán, dù là nơi rửa tiền, đang gặp rất nhiều áp lực thoái vốn (Cafef, 17/8/2011).
Việc nhập vàng đối phó gần đây, nhu cầu chuyển đổi USD của doanh nghiệp (trong trường hợp lãi suất VND giảm), và biết bao nhiêu ngày lễ, hội cho tới cuối năm.. tỷ giá chắc chắn sẽ không thể giảm (Vnexpress, 22/8/2011).
Giá trị thật sự của VND hiện nay phải ở vào mức 24 – 26.000 VND.
Ngay cả tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa (một trong các tác giả của NQ11), cũng phải thừa nhận điều này (Cafef, 22/8/2011).
Áp lực tỷ giá ở hệ thống ngân hàng là có thật, là một trong những quả bom nổ chậm sẽ giật sập nền KTVN.
—————————
Tin tức không mấy tốt đẹp từ thị trường Mĩ, cũng như khối Eurozone sẽ giữ cho vàng trong dài hạn tiếp tục tăng.
Việc bailout của Bồ Đào Nha (WSJ, 15/5/2011), Hy Lạp (AP, 22/8/2011) và Ireland (WP, 28/11/2010) đã khiến cho ECB tiêu tốn trên 522 tỉ USD; và sắp tới đây trước mối nguy ngại về nền kinh tế của Ý và Tây Ban Nha, ECB tiếp tục mua trái phiếu của những nước này.
Tại Mĩ, QE3 chắc chắn phải được tung ra vào tháng 10, trễ lắm là tháng 11 trong năm tài khoá mới, bắt đầu từ 1/10/2011, đến 30/9/2012.
Trong fiscal year này, Mỹ sẽ thâm hụt 1.500 tỉ USD (NYT, 26/1/2011), không tài nào bán trái phiếu đủ số này, do đó FED phải tự tăng tín dụng, tung tiền ra mua giúp bên CP, có lẽ khoảng 700-900 tỉ USD.
Khi Mỹ tung thêm tiền ra với mức độ kinh hoàng chưa từng có trong lịch sử thế này, thì giá trị USD giảm, mọi thứ dùng USD để mua đều tăng giá (nhiều USD mới mua được cùng món hàng), trong đó có VÀNG.
Nhiều lễ hội tại các quốc gia Hồi giáo, và nhất là Ấn Độ và Trung Quốc, sẽ tiêu thụ một lượng vàng đáng kể.
Tổng hợp các việc trên, xu hướng giá vàng thế giới trong dài hạn là tăng.
Do vậy mà tại VN, đừng mơ tưởng rằng giá vàng sẽ giảm.
Người dân cũng đã nhìn nhận chính xác hơn tình hình KTVN hiện nay. Tin tức giá vàng tăng cao làm tâm lý người dân lo lắng cho giá trị tài sản bằng VND của mình, nên đã rút một lượng lớn tiền gởi để mua vàng, và họ mua vào, chứ không bán ra (Cafef, 22/8/2011).
Điều này sẽ dẫn đến mất thanh khoản cho hệ thống ngân hàng; việc rút VND bất ngờ hàng loạt như vậy khiến thâm hụt tín dụng nghiêm trọng cho hệ thống, nhất là trong tình trạng lãi suất hiện nay.
Đây chính là dấu hiệu bước đầu của bank-run.
Thêm vào đó, dư nợ vàng của ngân hàng đang ở mức nguy hiểm, người đi vay nay không còn khả năng thanh toán, hoặc cố ý không thanh toán, khiến nợ xấu do vàng tăng cao.
Hiện các ngân hàng có 1.12 triệu lượng vàng cho vay, với đã tăng giá mỗi 3 triệu VND/lượng vàng trong tuần vừa qua, thì con số dư nợ xấu của ngân hàng tăng lên 3.000 tỉ VND chỉ trong tích tắc.
Nghiêm trọng hơn, 2.43 triệu lượng vàng huy động bỗng chốc khiến các ngân hàng bỗng chốc mang nợ thêm 6.800 tỉ VND (Cafef, 21/8/2011).
Người vay thì chây ỳ không muốn trả nợ, bản thân ngân hàng cũng không có khả năng thu gom vàng trả nợ lại cho người dân do trước đây đã lỡ bán vàng ra cho vay VND lãi suất cao (Cafef, 21/8/2011).
Từ những sự việc trên, có thể khẳng định nhiều ngân hàng VN đã không còn khả năng thanh toán bằng vàng. Những ai còn vàng tiết kiệm trong bất cứ ngân hàng nào hãy rút ra ngay khi còn có thể.
—————————
Để đối phó, CPVN ngày càng can thiệp thô bạo vào thị trường.
NHNN đang trình CP một nghị định mà trong đó, NHNN sẽ gần như là đầu mối xuất nhập khẩu vàng duy nhất, việc mua bán, kinh doanh vàng sẽ bị siết chặt hơn (Cafef, 23/8/2011).
Không thể ép dân “bán vàng, lấy VND”, vì lẽ vàng không ai có thể tạo ra thêm một cách đáng kể (số mới đào lên chiếm tỉ lệ rất nhỏ và hạn chế, so với số đang lưu hành), trong khi VND có thể được/ bị in ra không hạn chế.
Bàn tay vô hình luôn khôn ngoan, trí tuệ tập thể tự do của người dân LUÔN sáng suốt hơn bất cứ 1 chính sách can thiệp thô bạo nào của bất cứ CP nào.
Vàng càng khan hiếm thì giá vàng chênh lệch với thế giới càng cao, nhiều doanh nhiệp đầu mối, hoặc ngay cả NHNN, sẽ càng “tham” mà nhập thêm nhiều vàng về.
Không thể tránh thất thoát ngoại tệ nhập vàng về, cho dù ngưng nhập khẩu vàng.
Vì trừ khi biên giới với Lào, Cambodia, TQ, và đuờng biển với nước ngoài bị bịt kín hoàn toàn, bằng không thì sẽ luôn có “ai đó” đem vàng từ ngoại quốc vào VN bán lậu, do khi đó giá vàng tại VN luôn hơn tại ngoại quốc không phải 1, 2 triệu đồng/lượng, mà có thể 5 triệu hoặc hơn.
Khi đó, sức mua vàng không giảm mà còn tăng, vì số dư nợ vàng do ngân hàng cho vay đã lên đến cả triệu lượng (Cafef, 21/8/2011), số người nợ vàng buộc phải tìm mua trả lại cho ngân hàng, không cho nhập thì họ phải mua lậu hoặc quỵt ngân hàng.
Hơn nữa, càng cấm mua bán, thì giá vàng càng lên, người ta càng MUA, như vài ngày qua, giá càng tăng, người ta càng sắp hàng giành giật nhau MUA vào. CPVN không thể cấm, không ai có thể cấm được.
Nước đi cuối cùng sẽ là kết kim. NHNN gần đây cũng chẳng ngại ngần mà đề cập đến vấn đề này (Vnexpress, 23/8/2011).
Có thể họ tịch thu vàng lá, phát cho tấm giấy “trái phiếu vàng”.
Nguời có tờ giấy này có thể nhận tiền lời mỗi năm bằng VND. Có thể sang nhượng, hoặc nếu muốn bán lại cho CPVN thì nhận VND.
Bên đô la cũng sẽ như vậy, CPVN quỵt hết đô la trong ngân hàng, phát cho dân bỏ vào tờ giấy “trái phiếu ngoại tệ”.
Rồi cũng như vàng, người dân nhận tiền lời hàng năm, có thể chuyển nhuợng cho người khác, hoặc nếu bán lại cho CPVN thì nhận VND.
Tại các sân bay, mọi người đều phải bán lại ngoại tệ, khi ra khỏi VN đuợc mua lại. Kiều hối sẽ nhận bằng VND.
Khi đó, “thiên hạ ổn định”, khỏi có giá vàng, giá đô la gì tuốt.
Lúc vàng lên 60-70 triệu đồng/ lượng, USD lên 23-25k, thì kịch bản này hoàn toàn có thể xảy ra.
Không phải CPVN muốn làm, vì sẽ gây loạn, mà là CPVN không còn con đường nào khác, họ đã quá “tham lam”, trong thời gian quá dài rồi.
No comments:
Post a Comment