Hoa Sương Tuyết - Chiến tranh đã lùi xa hơn ba mười năm, kể từ ngày cánh của Dinh Độc lập bị phá, một biểu tượng của chế động cộng hòa sụp đổ. Chế độ cộng sản xã hội chủ hội chủ nghĩa lên thay thế. Nhưng vẫn còn đó những định kiến khắt khe thậm chí là phản nhân văn đồi với những người linh bên kia chiến tuyến. Vâng chúng tôi đang muốn nói đến những thương phế binh VNCH đang sống lay lất trong lòng của chế độ hôm nay.
Dẫu vẫn biết rằng “thắng làm vua thua làm giặc” nhưng dẫu sao đó cũng là những con ngươi cùng giống nòi, cùng màu da, họ chỉ là nạn nhân của cuộc chiến tranh mà thôi. Tại sao lại nỡ thù hằn cho đến ngày hôm nay.
Thuở đi học chúng tôi vẫn thường được dạy: Dân tộc ta có truyền thống “lá lành đùm lá rách”, yêu thương con người. Trong tác phẩm Bình ngô đại cáo, Nguyễn Trãi có viết : Vì nhân đạo, chúng ta cấp thuyền bè, lương thực chó những kẻ bại trận để họ trở về quê hương. Đối với kẻ xâm lược gây bao nhiêu đau thương cho dân tộc, chúng ta cỏ thể nhân đạo với họ thì tại sao hôm nay nhà cầm quyền lại không cho những thương phế binh VNCH một cơ hội, một cái nhìn nhân văn hơn.
Nhân ngày Vu Lan báo hiếu, ngày thể hiện tình yêu thương, lòng nhân ái của những người con đối với những bậc sinh thành và rộng hơn là đối với những con người với con người. Buồn thay, một ngày có ý nghĩa như vậy, những tổ chức thiện nguyện, những tấm lòng hảo tâm muốn đem tình yêu thương, sự cảm thông đối với những số phận không may của những thương phế bình VNCH qua những món quà tri ân. Một nghĩa cử cao đẹp như vậy lại không đến được với họ, đơn giản hai từ “nhân đạo” không có trong từ điển của những người cầm quyền hôm nay.
Đối chúng tôi, người thương phế bình VNCH là những người khổ nhất trong và sau cuộc chiến. Trong cuộc chiến họ xông pha nơi tuyến đầu lửa đạn, kề cận với cái chết. Cuộc chiến vừa kết thúc, họ bị đẩy ra khỏi bệnh viện khi vết thương đang còn rỉ máu. Sống trong xã hội hôm nay, họ là những kẻ bị cho ra ngoài vòng pháp luật, sống lay lắt giữa cuộc đời. Những cảnh thương phế binh VNCH sống lang thang, bán dạo vé số, ăn xin không một chốn nương thân là những hình ảnh dễ dàng bắt gặp trong xã hội hôm nay. Tôi không hiểu tại sao người ta lại thờ ơ trước những số phận nghiệt ngã như vậy. Họ cũng là con người mà!
Ở các trung tâm bảo trợ xã hội, bạn không thể bắt gặp dù chỉ một thương phế bình VNCH đang sống ở đó. Bởi nhà nước này không cưu mang những kẻ, mà theo họ đến nay, cũng chỉ là kẻ tay sai cho đế quốc.
Mỗi người đều có quyền chọn lí tưởng, hướng đi riêng cho mình. Chắc bạn đồng ý với chúng tôi đều này. Và khi tướng Giáp bắt tay và nói với tướng Minh rằng: Chúng ta đều là người chiến thắng, nghĩa là trong cuộc chiến này không việc miền Bắc chiến thắng miền Nam, cũng không có chuyện người lính cộng sản thắng người lình VNCH và cũng không phải họ là những kẻ tay sai bán nước.
Vậy họ cũng cần được đối xử công bằng như bao người khác trong xã hội hôm nay - một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Người sống đã khổ còn người chết, họ cũng không được yên.
Chúng tôi không hiểu, một nghĩa trang quân đội bình thường, nơi nằm an nghỉ của những cựu quân nhân VNCH có điều gì mà nhà nước lại quan tâm đặc biết như vây? Người ta canh gác ở đó để làm gì? Liệu những người chết có tập trung nhau lại để thực hiện diễn biến hòa bình chăng ? mà người ta lại muốn phá bỏ nó? hay là phải triệt tiêu mọi tàn tích của chế độ cũ, kể cả người chết thì họ mới yên tâm.
Dẫu người lính ngả xuống ở bên nào, họ cũng đáng được tôn trọng. Họ chết cho quê hương, cho dân tôc. Những người vợ, người mẹ, người con…, thân nhân của những người ngả xuống, họ cũng có quyền được có một nơi để tri ân, thăm viếng,vinh danh cho người đã khuất.
Xin đừng khắc thêm lòng thù hận dân tộc. Chiến tranh đã qua đi, bài học đoàn kết vẫn cần phải học cho mọi thế hệ hôm nay. Xin cho những người còn sống và cả người đã khuất một niềm tin vào ngày mai.
No comments:
Post a Comment