Mua Tàu Cả Chục Triệu Đôla Giấy Tờ Mờ Ám, Đưa Về Nằm Ụ; Vụ nằm ụ 3 chiếc tàu Vinalines bị lên báo, bài viết lập tức phải gỡ ra
HANOI (VietBao) — Đốt tiền cả trăm triệu đô là chức năng của các công ty quốc doanh. Tuy nhiên hành vi đốt tiền rất mờ ám tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) hiển nhiên là một cách để các cán bộ chia tiền.
Báo Đất Việt vừa đăng bài viết nhan đề “Lãng phí hàng nghìn tỷ đồng tại Vinalines” đã ngay lập tức bị gỡ bài này xuống liền, sau khi có dư luận từ cấp cao nhà nước như muốn ém các thông tin này. Tuy nhiên, bài này đã kịp đưa lên blog Dân Làm Báo.
Các điển hình đốt tiền mờ ám được báo Đất Việt kể ra là:
– Tốn 400 tỷ đồng (19.2 triệu đôla Mỹ) để đóng tàu Sông Gianh có tải trọng 10.900 DWT (tấn trọng tải), chiều dài 183 m, rộng 25 m và chiều cao mạn 12 m, có thể chở được 38-40 sà lan con, trọng tải 200 DWT mỗi chiếc, được bàn giao cho Công ty Vận tải biển viễn dương Vinashinlines thuộc Vinalines từ ngày 10.2.2008 với tổng chi phí đóng tàu khoảng 400 tỷ đồng, tức 19.2 triệu đôla Mỹ.
Báo này kể thêm:
“Sau đó, tàu Sông Gianh chỉ chạy thử chuyến đầu tiên chở than từ Quảng Ninh vào Sài Gòn, thu được gần 1,8 tỷ đồng, nhưng tiền bỏ ra để chi phí phục vụ cho chuyến hàng này là hơn 4 tỷ đồng. Đây cũng là chuyến hàng duy nhất từ khi con tàu được đưa vào khai thác đến nay.”
Có nghĩa là, đóng tàu 19.2 triệu đôla Mỹ chỉ để chạy có một lần biểu diễn. Từ đó tới nay, tàu Sông Gianh được cho nằm ụ ở phía bờ Đồng Nai khu vực ngã 3 sông Sài Gòn, với “Màu sơn xanh của vỏ tàu đã bạc thếch, khoảng hơn 20 sà lan nhỏ được “đeo” quanh tàu.”
– Điển hình đốt tiền thứ 2 là tàu Vinashin Atlantic (chuyên chở dầu, tải trọng gần 150.000 DWT, được mua năm 2007, giá gần 910 tỉ đồng), đang nằm ngoài phao số 0, cách bờ biển Vũng Tàu gần 20 km. Số tiền 910 tỉ đồng là tương đương 43.68 triệu đôla Mỹ.
Tàu này được báo Đất Việt mô tả là, “…chúng tôi tiếp cận được con tàu đồ sộ dài gần 300 m, cao hơn 20 m. Vỏ tàu nơi giáp nước biển bị lớp hà bám dày đặc, dây neo nhiều chỗ bị hoen rỉ.”
Vậy rồi quan chức báo cáo ra sao? Bản tin ghi rằng:
“…Nhưng báo cáo của ông Nguyễn Cảnh Việt – Tổng giám đốc Vinalines – với Bộ Giao thông Vận tải ngày 18/2, lại rất khả quan: “Các tàu Vinashin Glory, Vinashin Atlantic, Vinashin Eagle đã hoàn thành các mục sửa chữa nhỏ tại Việt Nam và dự kiến sẽ đưa vào hoạt động vào cuối tháng 2. Tàu Sông Gianh đang được khách hàng có nhu cầu khảo sát, thuê lại”. Vậy mà đến nay đã hơn nửa năm, những tàu này vẫn phải “đắp chiếu” không đưa vào hoạt động…”
– Điển hình thứ 3 là vụ được mô tả là “Dấu hiệu bất thường của thương vụ 37 triệu USD.”
Trước tiên là mua hớ, vì giá thị trường lúc đó lẽ ra là 27 triệu đôla nhưng VN lại mau tới 37 triệu đôla, sau đó lại bí ẩn đưa tàu từ quốc tịch Panama sang quốc tịch Singapore rồi mới chuyển sang quốc tịch Việt Nam. Có nghĩa là xóa sạch các dấu vết giao dịch khả nghi trước khi về VN, mà tiền mua không liên hệ gì tới Singapore.
Báo nhà nươc nói, tàu Nord Brave được VN mua từ tháng 10-2010, và bây giờ nằm ụ rồi.
Bản tin viết:
“Khoảng tháng 10/2010, Vinalines đàm phán và mua tàu Nord Brave, trọng tải 52.529 DWT (tấn trọng tải) do Nhật Bản đóng năm 2007, đăng kiểm DNV ID 31180, IMO No 9405459, với giá 37 triệu USD. Theo nhiều chuyên gia hàng hải, việc Vinalines mua tàu Nord Brave với giá trên được xem như thành công lớn của… người bán tàu….
…giá tàu Nord Brave tại thời điểm đó trên thị trường chỉ khoảng 27,07 triệu USD. Nhưng chẳng hiểu vì sao Vinalines lại “hào phóng” bỏ ra 37 triệu USD để mua con tàu này…”
Tình hình chuyển quốc tịch còn khả nghi nữa:
“Theo thông lệ quốc tế, đáng lẽ Nord Brave (lúc này đang mang quốc tịch Panama) sẽ phải được chuyển đổi thẳng từ quốc tịch Panama sang quốc tịch Việt Nam. Thế nhưng, không hiểu vì sao con tàu này lại được chuyển sang quốc tịch Singapore với hô hiệu 9V8962 (tháng 1.2011) rồi mới được đổi thành quốc tịch Việt Nam với hô hiệu 3WBV9 và được đổi tên là Vinalines Brave. Một chuyên gia về hàng hải phân tích mỗi lần chuyển đổi quốc tịch cho tàu tốn rất nhiều chi phí và thủ tục khá phức tạp. Vì sao tàu Nord Brave được mua giá cao như thế và phải chuyển qua quốc tịch Singapore rồi mới được chuyển sang quốc tịch Việt Nam?”
Bản tin ngay lập tức đã bị gỡ bỏ.
No comments:
Post a Comment